SKKN Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới thông qua bộ câu hỏi định hướng nhằm nâng cao kết quả dạy học chương I Cơ chế di truyền, biến dị - Sinh học 12 (chương trình chuẩn) tại trường THPTBC Trần Quốc Toản

pdf 22 trang sk12 22/12/2024 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới thông qua bộ câu hỏi định hướng nhằm nâng cao kết quả dạy học chương I Cơ chế di truyền, biến dị - Sinh học 12 (chương trình chuẩn) tại trường THPTBC Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới thông qua bộ câu hỏi định hướng nhằm nâng cao kết quả dạy học chương I Cơ chế di truyền, biến dị - Sinh học 12 (chương trình chuẩn) tại trường THPTBC Trần Quốc Toản

SKKN Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới thông qua bộ câu hỏi định hướng nhằm nâng cao kết quả dạy học chương I Cơ chế di truyền, biến dị - Sinh học 12 (chương trình chuẩn) tại trường THPTBC Trần Quốc Toản
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI THÔNG QUA BỘ CÂU HỎI 
 ĐỊNH HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ DẠY HỌC CHƯƠNGI- CƠ 
 CHẾ DI TRUYỀN, BIẾN DỊ- SINH HỌC 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 
 TẠI TRƯỜNG THPTBC TRẦN QUỐC TOẢN- NINH THUẬN.
 B- PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
I. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU: 
 I.1- Thực trạng việc dạy và học chương I- Cơ chế di truyền, biến dị – Sinh học 
lớp 12 ở trường THPT BC Trần Quốc Toản: 
 + Nội dung kiến thức: 
 Chương I- Cơ chế di truyền và biến dị gồm 7 bài được phân phối trong 7 tiết lý 
thuyết và 1 tiết bài tập (từ tiết PPCT 1 đến tiết PPCT 8). Nội dung các bài học khá dài so 
với thời lượng 1 tiết học 45 phút; đa số kiến thức đi sâu vào bản chất, cơ chế của hiện 
tượng di truyền và biến dị; chương trình được xây dựng theo hướng đồng tâm, nâng cao 
và mang tính kế thừa kiến thức cơ bản đã học ở lớp 9. Vì vậy, bắt buộc học sinh phải nắm 
vững kiến thức di truyền, biến dị ở lớp 9 mới dễ dàng lĩnh hội kiến thức di truyền, biến dị 
lớp 12. 
 + Đối tượng học sinh: 
 Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm môn sinh học của học sinh khối 12 trường 
THPT BC Trần Quốc Toản năm học 2010-2011 rất thấp, cụ thể hai lớp 12A1 và 12A2: 
Trung bình chiếm 25,6%, yếu chiếm 72,1%, kém chiếm 2,3%. 
 Hầu hết học sinh không còn nhớ và bị hỏng cơ bản kiến thức di truyền và biến dị 
đã học ở lớp 9, lớp 10. 
 Đa số học sinh chưa có kỹ năng tự nghiên cứu, chưa có phương pháp tự học, tự tìm 
hiểu kiến thức. Ý thức tự chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp còn hạn chế, có thói quen ỷ 
lại, trông chờ vào sự truyền đạt một chiều từ giáo viên. 
 + Đối tượng giáo viên: 
 Khi thiết kế giờ dạy, giáo viên thường dành thời gian 45 phút tập trung chuyển tải 
nội dung bài học, chưa thật sự chú trọng khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới cho 
tiết học sau. Giáo viên thường giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới một cách chung chung 
theo kiểu :” Về nhà chuẩn bị bài....” nên học sinh rất khó khăn, lúng túng khi chuẩn bị bài 
học mới:“ Chuẩn bị nội dung gì? Yêu cầu nội dung thế nào?...” 
 Qua thực tế giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp cùng nhóm chuyên 
môn, tôi nhận thấy: Việc dạy và học chương cơ chế di truyền, biến dị lớp 12 sẽ rất vất vả 
cho giáo viên và khó khăn học sinh nếu chỉ tập trung 45 phút vào bài mới với kiến thức 
quá “mới”, quá dàiù mà không có sự chuẩn bị trước một cách cụ thể, trọng tâm . Tình 
trạng dạy “ cháy giáo án “ là không thể tránh khỏi, kết quả dạy và học chương này không 
cao. 
 I. 2- Giải pháp thay thế: 
 Tôi đã tìm các biện pháp để nâng cao kết quả dạy học chương I bắt đầu từ việc 
chọn cách thức hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới cho tiết học sau một cách cụ thể. Tôi 
đã quyết định xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng theo mục tiêu cần đạt của mỗi 
bài học . Nội dung bài học sau được chuyển đến cho học sinh từ tiết học trước thông qua 
bộ câu hỏi định hướng để mỗi học sinh có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị trước ở nhà. Bộ 
câu hỏi sẽ định hướng học sinh tập trung tự ôn tập kiến thức di truyền, biến dị liên quan 
cần thiết đã học ở lớp 9 và tìm hiểu kiến thức di truyền, biến dị cần lĩnh hội ở lớp 12. Giờ 
học trên lớp, giáo viên tập trung giải đáp thắc mắc, hướng dẫn thảo luận và đúc kết lại 
những vấn đề trọng tâm nhất của bài học. 
 II.2.2.2- Công cụ đo thái độ: 
 Dùng thang đo gồm 6 câu hỏi để đo thái độ chuẩn bị bài mới ở lớp 12A1 
 sau khi sử dụng bộ câu hỏi định hướng chương I. (Phụ lục trang 19) 
 * Mỗi câu hỏi gồm 4 mức độ trả lời A, B, C, D ứng với điểm số 4, 3, 2, 1 
 Cách đánh giá hiệu quả tác động thông qua thang đo thái độ như sau: 
 Điểm từ 21 đến 24: Tác động có hiệu quả rất cao 
 Điểm từ 15 đến 20: Tác động có hiệu quả 
 Điểm từ 11 đến 14: Tác động chưa có hiệu quả 
 Điểm từ 06 đến 10: Tác động có hiệu quả rất kém 
 * Kiểm chứng độ tin cậy của thang đo theo phương pháp chia đôi dữ liệu, 
 dùng công thức tính độ tin cậy Spearman- Brown. 
 III.3- Quy trình nghiên cứu: 
 - Tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo thời khóa biểu của nhà trường để đảm 
 bảo tính khách quan. Thiết kế bài học, chọn lựa phương pháp dạy học ở hai lớp 
 tương tự nhau. 
 + Lớp 12A1 làm lớp thực nghiệm: Thiết kế bài học dành 5 phút cuối tiết để 
 hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới có sử dụng bộ câu hỏi định hướng 
 (Phụ lục trang 10 trang 14). 
 + Lớp 12A2 làm lớp đối chứng: Trong thiết kế bài học, phần hướng dẫn 
 chuẩn bị bài mới không sử dụng bộ câu hỏi định hướng. 
 - Sau khi học xong chương I, tiến hành thực hiện bài kiểm tra 15 phút gồm 10 câu 
 trắc nghiệm cho cả 2 lớp ( Phụ lục trang 17  trang 18 ) và điều tra lấy ý kiến 
 học sinh lớp 12A1 sau khi được giáo viên hướng dẫn sử dụng bộ câu hỏi định 
 hướng để chuẩn bị bài mới (Phụ lục trang 19). 
 III- PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN: 
 III.1- Phân tích dữ liệu: 
 + Khảo sát kết quả trước và sau tác động ( Phụ lục trang 22) 
 Bảng 3: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra 15phút cuối chương I (sau tác động) 
 Thực nghiệm 12A1 Đối chứng 12A2 
 Điểm trung bình 5,7 5,02 
 Độ lệch chuẩn 1,41 1,62 
 Giá trị p của T-test 0,02 
 Trong phần II.2 cho thấy kết quả kiểm tra chất lượng của 2 lớp 12A1 và 12A2 
trước khi giáo viên hướng dẫn chuẩn bị bài mới thông qua bộ câu hỏi định hướng là tương 
đương nhau. 
 Sau khi được giáo viên hướng dẫn chuẩn bị bài mới thông qua bộ câu hỏi định 
hướng, kết quả kiểm chứng T-test độc lập có p= 0,02 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm 
trung bình giữa 2 lớp thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa, nghiêng về lớp thực 
nghiệm. 
 Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động 
 giữa 2 lớp 12A1 và 12A2: 
 IV- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 
 IV.1- Kết luận: 
 - Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp là một khâu quan trọng góp phần nâng cao 
kết quả dạy học. Chuẩn bị bài mới tốt, học sinh sẽ nắm bắt được những vấn đề quan 
trọng, trọng tâm của bài học; tự xác định được những vấn đề đã biết, đã học và những vấn 
đề chưa biết, chưa hiểu từ đó chủ động lĩnh hội kiến thức. Để thực hiện khâu chuẩn bị bài 
mới đạt hiệu quả nhằm nâng cao kết quả giờ học, giáo viên cần tìm các biện pháp hướng 
dẫn học sinh tự lĩnh hội kiến thức trong đó việc xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định 
hướng học sinh chuẩn bị bài mới là một biện pháp khả thi, hiệu quả. 
 - Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng từng bài chương I đã giúp học sinh 
chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp tốt hơn, học sinh và giáo viên cùng chủ động, tích cực 
làm tăng kết quả dạy - học chương di truyền biến dị – Sinh học 12 
 V.2- Khuyến nghị: 
 - Giáo viên dạy bộ môn sinh học có thể xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định 
hướng học sinh chuẩn bị bài mới ở tất cả các chương của chương trình sinh học 12. Kinh 
nghiệm này có thể được áp dụng đối với các môn học có nội dung kiến thức xây dựng 
theo hướng đồng tâm, nâng cao. 
 - Khi xây dựng bộ câu hỏi định hướng, giáo viên phải tìm hiểu kỹ hệ thống cấu 
trúc và sự liên thông chương trình của bộ môn ở các lớp cấp THCS và THPT ; phải hiểu 
rõ năng lực học tập bộ môn của đối tượng học sinh để xây dựng nội dung bộ câu hỏi phù 
hợp, sử dụng hiệu quả. 
 C- PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng- môn Sinh học 9 
 - Bộ giáo dục- Đào tạo 
 2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng- môn Sinh học 12 
 - Bộ giáo dục- Đào tạo 
 3. Hướng dẫn thực hiện chương trình- Sách giáo khoa Sinh học 12 
 - Bộ giáo dục- Đào tạo 
 4. Lý luận dạy học ( tập 1) 
 - Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 
 5. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 
 - Nhà xuất bản Đại học sư phạm. 
 6. Sách giáo khoa Sinh học 9 - Nhà xuất bản giáo dục 
 7. Sách giáo khoa Sinh học 12( Chương trình chuẩn) 
 - Nhà xuất bản giáo dục 
 I.2- BÀI 2: PHIÊN MÃ- DỊCH MÃ 
Hướng dẫn ôn tập kiến thức lớp 9,10 Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức lớp 12 
Lớp 9 ( ChươngIII), lớp 10( Sinh học tế 1. Cơ chế phiên mã tổng hợp ARN: 
bào) - Loại enzim tác động? Chiều tác động 
1. Cấu trúc và chức năng của các loại của enzim? 
ARN? - Quá trình tổng hợp ARN diễn ra như 
2. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc thế nào? 
nào? - Nguyên tắc tổng hợp ARN? 
3. Nêu bản chất mối quan hệ giữa Gen- - Phân biệt kết quả quá trình phiên mã ở 
ARN? sinh vật nhân sơ và ở sinh vật nhân 
4. Cấu trúc và chức năng của prôtêin? thực? 
5. Mối liên hệ giữa ADN-ARN và 2. Cơ chế dịch mã tổng hợp Prôtêin: 
prôtêin Tìm hiểu: 
 -Vị trí dịch mã? 
 - Diễn biến các bước của quá trình dịch 
 mã? 
 - Kết quả quá trình dịch mã? 
 I.3- BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN 
Hướng dẫn ôn tập kiến thức lớp 9,10 Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức lớp 12 
Lớp 10( Chương chuyển hóa vật chất và 1. Hoạt động của gen có những mức độ 
năng lượng trong tế bào) điều hòa nào? Ở tế bào nhân sơ sự điều 
1. Tại sao trong tế bào, các loại Prôtêin hòa xảy ra chủ yếu ở mức nào? 
không tổng hợp cùng lúc? 2. Operon là gì? Một operon gồm những 
2. Làm thế nào để điều hòa hoạt động vùng nào? ( Cấu trúc của operon Lac) 
tổng hợp prôtêin của gen? 3. Gen điều hòa là gì? Vai trò của gen 
 điều hòa 
 4. Hoạt động, chức năng của gen điều 
 hòa R, vùngP, vùngO, nhóm gen Z, Y, 
 A ở sinh vật nhân sơ khi : 
 - Môi trường không có lactôzơ 
 - Môi trường có lactôzơ 
 I.4- BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN 
Hướng dẫn ôn tập kiến thức lớp 9,10 Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức lớp 12 
Lớp 9: (Chương IV: Biến dị) 1. Đột biến gen: 
 1. Đột biến gen là gì? Hãy liệt kê các Phân biệt khái niệm đột biến và thể đột 
 loại đột biến điểm? biến? 
 2. Nguyên nhân phát sinh đột biến 2. Cơ chế phát sinh đột biến gen: 
 gen? Vai trò của đột biến gen? - Tìm hiểu cơ chế phát sinh đột biến gen 
 I.6- BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ 
Hướng dẫn ôn tập kiến thức lớp 9,10 Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức lớp 12 
 Lớp 9: ( Chương II: Nhiễm sắc thể) 1. Đột biến thể lệch bội: 
 Lớp 10: ( Chương IV: Phân bào) - Phân biệt thể không, thể một, thể 
 1. Các dạng biến đổi số lượng NST ba, thể bốn? 
 ở một cặp NST? - Cơ chế phát sinh các dạng đột 
 2. Cơ chế hình thành thể đột biến có biến lệch bội ( 2n+1 ), ( 2n-1 ), 
 bộ NST ( 2n+1 ) và ( 2n-1 ) ( 2n-2), (2n+2) 
 3. Thể đa bội là gì? Sự hìnhthành thể - Tìm ví dụ về hậu quả của đột biến 
 đa bội do nguyên phân, giảm phân lệch bội 
 không bình thường diễn ra thế 2. Đột biến thể đa bội: 
 nào? - Phân biệt khái niệm dị đa bội và 
 4. Tìm ví dụ mô tả giống cây trồng tự đa bội ( đa bội chẵn, đa bội lẻ) 
 đa bội ở Việt Nam - Cơ chế phát sinh dị đa bội và tự 
 đa bội 
 - Đặc điểm của thể đa bội , vai trò 
 của thể đa bội trong chọn giống 
 và tiến hóa 
 I.7- BÀI 7: THỰC HÀNH QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ 
 LƯỢNG NST TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ TRÊN TIÊU BẢN 
 TẠM THỜI. 
Hướng dẫn ôn tập kiến thức lớp 9,10 Hướng dẫn tìm hiểu kiến thức lớp 12 
 Lớp 9: ( Chương II: Nhiễm sắc thể) - Đặc trưng về số lượng bộ NST 
 - Cách sử dụng kính hiển vi quang người bình thường 
 học ở các lớp dưới. - Tìm hiểu các dạng đột biến số 
 - Cách quan sát tiêu bản cố định lượng NST thường xảy ra ở 
 người: Hội chứng Đao, tơcnơ, 
 XXX, claiphentơ 
 - Vận dụng kiến thức đã học, giải 
 thích cơ chế hình thành các dạng 
 đột biến trên. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_huong_dan_hoc_sinh_chuan_bi_bai_moi_thong_qua_bo_cau_ho.pdf