SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh qua bài 22, Lịch sử 12 - Tiết 39 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

doc 23 trang sk12 14/09/2024 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh qua bài 22, Lịch sử 12 - Tiết 39 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh qua bài 22, Lịch sử 12 - Tiết 39 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh qua bài 22, Lịch sử 12 - Tiết 39 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
 SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN
 -----***-----***-----***-----
 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH 
 NGHIỆM
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của 
học sinh qua bài 22, lịch sử 12 - Tiết 39: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu 
 chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất 
 (1965 – 1973)”
 Tác giả sáng kiến: Đặng Hà Giang
 Mã sáng kiến: 22. 57.01
 Vĩnh Phúc, năm 2019 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu:
 Trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện đổi 
mới giáo dục phổ thông, cải cách nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi 
mới phương pháp dạy và học, đẩy mạnh và coi trọng vào việc đổi mới dạy học. 
Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy và học nhằm phát triển năng lực của 
học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì chúng ta mới có thể 
tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng 
động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên 
thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.
 Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình 
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học - từ chỗ quan 
tâm tới việc học sinh tiếp thu được những gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh 
học được những gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực 
hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ một 
chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình 
thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo 
dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến 
thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, 
đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chất 
lượng hoạt động dạy học và giáo dục. Trong bối cảnh đó, việc dạy học và kiểm 
tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người học là rất cần thiết.
 Ứng dụng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, 
phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giáo dục, đào tạo được 
Đảng và Nhà nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học 
nhằm phát triển năng lực của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của học 
sinh có sự hỗ trợ của các phương tiện, đồ dùng trực quan hiện đại là điều hết 
sức cần thiết. 
 Trong những năm gần đây cùng các môn học khác, bộ môn Lịch sử đã 
triển khai đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới chương trình sách giáo khoa 
 1 3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Đặng Hà Giang
- Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0984649645
- Email: danghagianggv.nguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đặng Hà Giang
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Sử dụng kiến thức môn Lịch sử và sử dụng các kĩ thuật dạy học 
như phương pháp trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, phương pháp đặt 
câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại hay phương pháp làm mẫu trong 
luyện tập để thực hiện sáng kiến “Dạy học theo định hướng phát triển 
năng lực của học sinh qua bài 22, lịch sử 12 - Tiết 39: Nhân dân hai miền 
trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa 
chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)”
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
 Sáng kiến được dạy trên đối tượng là học sinh lớp 12D3 và 12D2 - Trường 
THPT Nguyễn Viết Xuân vào 11/2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến: 
 Để đảm bảo việc thiết kế và sử dụng dạy học theo định hướng phát triển 
năng lực của học sinh, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của 
học sinh có hiệu quả, giáo viên cần nắm được những đặc trưng của phương 
pháp dạy học này và vận dụng một cách tốt nhất vào việc thực hiện những 
nguyên tắc, biện pháp sử dụng nó theo hướng phát triển năng lực của học sinh 
và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần đổi mới phương pháp dạy học 
và nâng cao chất lượng bài học lịch sử ở trường phổ thông.
 Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông 
chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp 
dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng 
tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương 
pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh chưa nhiều. 
 3 thái độ học để đối phóVì không hiểu nên không yêu thích, không say mê và 
chỉ học để đối phó với thi cử, kiểm tra.
 Vì thế, theo tôi để việc dạy của thầy và việc học của trò đạt được hiệu quả 
cao cần kết hợp đa dạng các năng lực của học sinh, chú trọng tới việc dạy học 
theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, để học sinh có thể lĩnh hội 
kiến thức một cách toàn diện, có như vậy các em mới tự thực hành trực quan, tự 
biết cách đánh giá, tự liên hệ với thực tế cuộc sống.
 Các biện pháp để giải quyết vấn đề
 Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học người giáo viên 
trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kĩ thuật dạy 
học, ví dụ phương pháp trình bày, giải thích trong khi thuyết trình, phương pháp 
đặt câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại hay phương pháp làm mẫu 
trong luyện tập. Vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết 
hợp và sử dụng các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là những phương pháp 
và kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, phát huy 
tính cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
 Trong quá trình dạy học giáo viên cần kết hợp đa dạng các kỹ thuật dạy 
học nhằm phát triển các năng lực của học sinh. Mỗi phương pháp và hình thức 
dạy học đều có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc 
phối hợp đa dạng các năng lực của học sinh và hình thức dạy học trong toàn bộ 
quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát triển năng lực của học 
sinh và nâng cao chất lượng dạy học. Do đó, trong tiết 39 bài 22 sách giáo khoa 
lịch sử 12, tôi đã sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát triển năng 
lực của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của học sinh.
 * Phát triển năng lực tự học : 
 Khai thác nội dung trong sách giáo khoa:
 Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, nhằm phát 
huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giảng dạy cần đi đôi với việc khai 
thác và sử dụng sách giáo khoa hợp lý. Sách giáo khoa lịch sử hiện nay được 
biên soạn theo tinh thần đổi mới, hình thức đẹp hơn, đặc biệt lượng kênh hình 
tăng lên đáng kể, nội dung bài viết có tính mở. Đây là một điều kiện thuận lợi 
song cũng đòi hỏi giáo viên phải nâng cao trình độ và đổi mới cách dạy cho 
 5 Mùa khô lần I .
 (1965-1966)
 Mùa khô lần .
 II(1966-1967)
 Sau khi học sinh đã hoàn thành bảng so sánh, giáo viên treo lên bảng 
bảng so sánh đã chuẩn bị sẵn vào tờ giấy khổ giấy Ao để đối chiếu với bảng so 
sánh của học sinh để các em thấy được mức độ chính xác của hai bảng so sánh. 
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện bảng so sánh vào vở.
 Bảng so sánh cuộc phản công trong hai mùa khô 1965 -1966 và 1966 - 
1967 (giáo viên chuẩn bị trước trên khổ giấy A0): 
 Nội dung so Lực Cuộc Hướng tấn Mục tiêu Kết quả
 sánh lượng hành công chính
 địch quân
 Mùa khô lần I 72 vạn 450 Đông Nam Đánh Tiêu diệt 
 (1965-1966) Bộ và Liên bại chủ lực 104 nghìn tên 
 khu V quân giải địch,bắn rơi 
 phóng 1430 máy 
 bay.
 Mùa khô lần 98 vạn 895 Dương Tiêu diệt Tiêu diệt 
 II(1966-1967) Minh Châu quân chủ 151 nghìn tên 
 (Bắc Tây lực và cơ địch,bắn rơi 
 Ninh) quan đầu 1231 máy 
 não của ta bay.
 Sau khi theo dõi bảng so sánh học sinh sẽ thấy được về lực lượng của 
địch, về các cuộc hành quân, hướng tấn công, mục tiêu, kết quả của cuộc phản 
công trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967.
 Khai thác lược đồ: 
 Khi dạy mục 2, phần chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ 
”giáo viên dùng lược đồ: Trận Vạn Tường - Quảng Ngãi, qua theo dõi lược đồ, 
học sinh có thể thấy được cuộc tấn công của Mĩ và thôn Vạn Tường như thế 
 7 đường không, tiến công trên bộ. Lực lượng quân Giải phóng ở đây chỉ bằng 
1/10 quân Mĩ, trang bị vũ khí thiếu thốn. Nhưng do đề cao cảnh giác và sẵn 
sàng chiến đấu, chỉ sau một ngày giao chiến ác liệt, một trung đoàn chủ lực của 
ta với quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch, 
loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên địch, bắn hàng chục xe tăng và xe bọc thép, hạ 
nhiều tàu chiến.
 Như vậy, khai thác lược đồ giúp học sinh có thể so sánh, phân tích, đánh 
giá và khái quát được các sự kiện lịch sử.
 Khai thác tranh ảnh:
 Trong tiết dạy cụ thể tôi còn sử dụng phương pháp khai thác tranh ảnh: Chân 
dung đại tướng Oét – molen. 
 ĐẠI TƯỚNG OÉT – MOLEN
 Sau khi giáo viên chiếu hình ảnh đai tướng Oét – molen lên giáo viên 
nêu câu hỏi: nhìn vào bức ảnh em có thể cho biết đôi nét về đại tướng? Học 
sinh sẽ khai thác, trả lời: Đaị tướng Oét – molen chỉ huy quân Mĩ tại miền Nam 
Việt nam. Tướng Oét –molen là tư lệnh quân đội Mĩ là người khởi xướng chiến 
lược “tìm diệt” và “bình định”được Tổng thống Giôn - Xơn chuẩn y ngày 
17/7/1965, ra đời sau sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
 9 Nhân dân Mĩ biểu tình 
 Khi khai thác tranh nhân dân Mĩ biểu tình, giáo viên có thể gợi ý và nêu 
câu hỏi : Vì sao nhân dân Mĩ cũng phản đối việc Mĩ thực hiện chiến tranh ở 
miền Nam Việt Nam? Học sinh dựa vào kiến thức đã học trả lời: đời sống của 
người dân Mĩ cũng chịu nhiều cảnh tang thương, chết chóc, áp bức  vì vậy 
họ cũng nổi dậy biểu tình phản đối việc đế quốc Mĩ thực hiện cuộc chiến tranh 
xâm lược Việt Nam. Ngoài ra giáo viên còn khai thác một số tranh ảnh như: 
Quân đội Mĩ đổ bộ vào Việt Nam, ảnh bàn kế chống “Chiến tranh cục bộ”.
 Qua khai thác tranh ảnh giúp các em hiểu rõ hơn về nhưng cuộc đấu 
tranh, biểu tình phản công của nhân dân ta chống lại chiến lược “Chiến tranh 
cục bộ” của Mĩ ở miền Nam từ năm 1965 - 1973. Đây cũng là một trong những 
phương pháp gây sự hứng thú trong học tập bộ môn của học sinh. Ngoài ra giáo 
viên còn có thể sử dụng các năng lực dạy học như : năng lực giao tiếp, năng lực 
sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ va 
còn kết hợp các phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp dạy học đóng 
vai, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp ứng dụng công nghệ thông 
tin. Ngày nay người ta còn rất chú trọng phát triển và sử dụng các phương pháp 
dạy học phát triển năng lực của học sinh, phát huy tính tích cực, sáng tạo của 
người học như “ động não”, “ tia chớp”, bản đồ tư duy 
 * Phát triển năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
 Năng lực giải quyết vấn đề giúp học sinh phân tích được tình huống 
trong học tập, trong cuộc sống, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề 
trong học tập, trong cuộc sống. Đồng thời giúp học sinh thu thập và làm rõ các 
thông tin có liên quan đến vấn đề, đề xuất và phân tích được một số giải pháp 
 11

File đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_cua_hoc_sin.doc