Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 (Chương trình chuẩn)

docx 28 trang sk12 14/02/2025 230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 (Chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 (Chương trình chuẩn)

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 (Chương trình chuẩn)
 1
 ĐỀ TÀI
 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ TRONG DẠY 
 HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Việc khai thác, sử dụng các hình ảnh trực quan trong dạy học lịch sử ở nhà trường 
phổ thông là một yêu cầu cần thiết trong dạy học bộ môn. Bởi vì kiến thức lịch sử là những 
sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, người học không thể trực tiếp quan sát sự kiện, vì vậy trong 
giảng dạy để dựng lại bức tranh của lịch sử đòi hỏi giáo viên phải vận dụng nhiều biện pháp 
khác nhau như tạo biểu tượng, sơ đồ hoá, trực quan. Đặc biệt đối với những sự kiện là 
một cuộc chiến tranh, một cuộc khởi nghĩa hay một trận đánh thì vấn đề tạo dựng lại bức 
tranh thực của sự kiện là một vấn đề khó và giáo viên phải sử dụng đến phương pháp trực 
quan trong dạy học, thông thường là khai thác các bản đồ dạy học để có thể truyền đạt đầy 
đủ nội dung sự kiện, điều đó cũng có nghĩa là nếu dạy về các cuộc chiến tranh, khởi nghĩa 
mà không sử dụng đến bản đồ để trình bày về diễn biến của sự kiện thì hiệu quả tiết học sẽ 
không cao, dễ gây cho học sinh sự “nhàm chán”, “hiểu nhầm” sự kiện lịch sử.
 Thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫn còn không ít giáo viên lên 
lớp “chay”, chỉ cung cấp kiến thức bài học mà không chú trọng đến vấn đề khai thác các 
tranh, ảnh, bản đồ, đồ dùng dạy học khác. Nguyên nhân của vấn đề trên là do sự hạn chế về 
các loại tranh ảnh, các loại bản đồ, đồ dùng dạy học ở các trường học, do nhận thức về vị trí 
vai trò của các loại đồ dùng trực quan trong dạy học của giáo viên chưa cao, một phần là ở 
“sự nhiệt tình” của người dạy còn hạn chế.
 Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, nhiều 
thành tựu mới đã được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, trong đó có ngành giáo dục. 
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh việc ứng dụng 
công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy nhằm đổi mới PPDH. Chiến lược phát triển 
giáo dục 2001-2010, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 28/12/2001, nhấn mạnh: 
phải “Hiện đại hoá trang thiết bị giảng dạy và học tập, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành. 
Nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục 
và quản lý.”
 Đối với bộ môn Lịch sử, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là một tất yếu của 
thời đại, với sự hỗ trợ của nhiều phần mềm dạy học (phần mềm Powerpoint, phần mềm 3
- Thiết kế bài giảng lịch sử ở trường THPT với phần mềm Microsoft Powerpoint. Minh Họa 
qua thiết kế 01 tiết giảng: "Cuộc tiến công chiến lựơc Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến 
dịch lịch sử Điện Biên Phủ" ở lớp 12 của tác giả Đoàn Văn Hưng.
 Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT mà cụ thể là sử dụng phầm mềm Powerpoint để xây 
dựng BĐGKĐT trong dạy học lịch sử đến nay vẫn chưa được nghiên cứu. Vì vậy việc 
nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề xây dựng và sử dụng BĐGKĐT trong dạy học lịch sử là một 
vấn đề vừa có ý nghĩa về lý luận dạy học, vừa có ý nghĩa thực tiễn phục vụ công tác dạy và 
học của bộ môn ở trường phổ thông hiện nay.
1.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Xây dựng và sử dụng BĐGKĐT trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông trước hết là 
nhằm thực hiện chủ trương của Bộ GD-ĐT về việc ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm đổi 
mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học, trong đó có bộ môn lịch sử.
- Một thực tế hiện nay ở các trường phổ thông nói chung, trường THPT Nguyễn Diêu nói 
riêng là hệ thống các loại bản đồ để phục vụ giảng dạy bộ môn còn ít, thậm chí một số loại 
bản đồ trong sách giáo khoa có trình bày nhưng ở phòng thiết bị của trường không có. Hoặc 
chất lượng màu sắc của bản đồ chưa đẹp. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần vào 
việc giải quyết những khó khăn, thiếu hụt về nguồn bản đồ phục vụ trong dạy học, bổ sung 
vào nguồn tư liệu giảng dạy bộ môn lịch sử ở nhà trường phổ thông.
- Mặc khác, việc xây dựng hệ thống BĐGKĐT giúp giáo viên, học sinh rèn luyện kỹ năng 
thực hành, tự xây dựng đồ dùng để phục vụ dạy học bộ môn, và có thể được xem là một tiêu 
chí đánh giá giáo viên về công tác giảng dạy bộ môn.
- Đề tài còn là một nguồn tài liệu tham khảo để giáo viên giảng dạy lịch sử tìm hiểu, nghiên 
cứu và ứng dụng trong dạy học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu thuộc 
lĩnh vực khoa học giáo dục: nghiên cứu tài liệu Tâm lý học, giáo dục học, Lý luận dạy học 
và Lý luận dạy học lịch sử, phương pháp điều tra xã hội học thông qua việc trao đổi, chia sẻ 
kinh nghiệm, phương pháp thống kê trong toán học liên quan đến việc sử dụng BĐGKĐT.
1.5. Cơ sở và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài
- Khách thể nghiên cứu, tìm hiểu:
+ Giáo viên: tập thể giáo viên đang tham gia giảng dạy bộ môn Lịch sử của trường THPT 
Nguyễn Diêu
+ Học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Diêu 5
 PHẦN II
 NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Những lý luận chung về bản đồ giáo khoa trong dạy học lịch sử ở trường phổ 
thông.
2.1.1. Bản đồ giáo khoa lịch sử là gì?
 Trong dạy học lịch sử, yếu tố trực quan sinh động có vai trò khá quan trọng trong 
việc khôi phục, tạo dựng lại bức tranh của quá khứ lịch sử vì “hình ảnh được giữ lại đặc 
biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực 
quan.” Tính trực quan trong dạy học lịch sử có tính gián tiếp, nhưng việc bảo đảm yếu tố 
này là một yêu cầu có tính nguyên tắc, bởi vì nó góp phần tái tạo lại hiện thực của sự kiện 
lịch sử mà con người ngày nay không thể trực tiếp quan sát được. Do đó, nhiệm vụ của GV 
là phải đảm bảo thực hiện phương pháp trực quan trong dạy học thông qua việc tổ chức, 
hướng dẫn HS quan sát những dấu vết của quá khứ (di tích lịch sử, di tích cách mạng, các di 
vật trong bảo tàng,) hay tìm hiểu lịch sử qua các phương tiện trực quan tạo hình (tranh, 
ảnh, vật phục chế, phim tư liệu lịch sử...), trực quan qui ước (bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, niên 
biểu, bảng so sánh...) và các phương tiện kỹ thuật dạy học khác.
 Trực quan sinh động có thể khai thác ở nhiều góc độ khác nhau: hình ảnh, chân dung, 
bản đồ các trận đánh, những cuộc khởi nghĩa, trong đó việc khai thác có hiệu quả các bản 
đồ trong dạy học sẽ góp phần thành công của tiết học vì bản đồ là một mô hình thu nhỏ 
những diễn biến của sự kiện lịch sử cả về không gian và thời gian.
 Vậy Bản đồ giáo khoa là gì?
 Theo U.C.Bilích và A.C.Vasmuc đã định nghĩa: “Bản đồ giáo khoa là những bản đồ 
sử dụng trong mục đích giáo dục, chúng cần thiết cho việc giảng dạy và học tập ở tất cả các 
cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp 
dân cư từ học sinh đến việc đào tạo các chuyên gia. Những bản đồ đó cũng được sử dụng 
trong nhiều ngành khoa học, trước hết là địa lý và lịch sử”.
 Theo từ điển Tiếng việt, Bản đồ là bản vẽ thu nhỏ dùng các kí hiệu, các quy ước để 
mô tả một phần hay toàn bộ tình trạng phân bố của các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội.
 Còn theo Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông: Bản đồ lịch sử là loại bản đồ (thế giới 
hay Việt Nam) được vẽ với tỷ lệ nhỏ (treo tường, trong sách giáo khoa, át lát) phản ánh 
một giai đoạn, một hiện tượng, sự kiện lịch sử.
 Bản đồ giáo khoa lịch sử có thể hiểu là những bản đồ được sử dụng trong mục đích 
giảng dạy bộ môn lịch sử, thể hiện kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa, mỗi bản đồ biểu 7
- Bản đồ giáo khoa lịch sử thể hiện hoàn cảnh tự nhiên và xã hội xảy ra sự kiện, giúp học 
sinh hình thành biểu tượng về không gian và thời gian xảy ra sự kiện lịch sử một cách dễ 
dàng. Đọc bản đồ lịch sử các em có thể trả lời một cách chắc chắn sự kiện xảy ra ở đâu? 
Vào thời gian nào?
- Bản đồ lịch sử góp phần quan trọng vào việc phát triển tư duy lịch sử. Nhìn trên bản đồ 
học sinh nhận rõ sự phân bố nguồn tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và thị trường thế 
giới. Đó là nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh giành giật thị trường, thu mua nguyên 
liệu, thuê mướn nhân công rẻ mạt của các nước đế quốc. Bản đồ giáo khoa lịch sử không chỉ 
là đồ dùng trực quan minh hoạ, cụ thể hoá sự kiện được trình bày, mà còn dùng để phân 
tích, khái quát, giải thích các hiện tượng lịch sử, hình thành các mối liên hệ lịch sử nói 
chung và mối liên hệ nhân quả nói riêng.
- Bản đồ giáo khoa lịch sử có khả năng khôi phục quá khứ một cách chân thực. Nó tàng trữ 
một khối lượng nội dung kiến thức lịch sử phong phú và đa dạng, giúp thầy và trò giảng dạy 
và học tập có kết quả. Bản đồ giáo khoa lịch sử là đồ dùng trực quan không thể thay thế 
trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
 Như vậy việc sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học lịch sử có ý nghĩa lớn trong 
việc tái tạo lại sự kiện kiến thức lịch sử cho học sinh, đặc biệt là đối với những kiến thức về 
một chiến dịch, một cuộc khởi nghĩa, 
2.2. Thực trạng của việc xây dựng và sử dụng BĐGKĐT trong dạy học lịch sử ở 
trường THPT
 Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giáo dục có vai 
trò quan trọng trong việc “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri 
thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ 
nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp 
ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
 Để thực hiện được mục tiêu giáo dục nêu trên thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy 
học (PPDH) nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ 
động trong học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đang được đặt ra một 
cách cấp thiết hiện nay.
 Thực tế dạy học ở cấp phổ thông nói chung và dạy học lịch sử nói riêng trong những 
năm gần đây để đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của 
người học thì có nhiều con đường, biện pháp khác nhau, trong đó việc ứng dụng CNTT vào 
trong giảng dạy, cũng được xem là một hình thức để đổi mới PPDH theo hướng hiện đại. 9
lòng mà không hình dung chính xác được địa danh, sự kiện đó vì thế cũng không thể phát 
triển được năng lực tư duy, thực hành của người học.
 Như vậy, trên thực tế việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học lịch 
sử nói riêng đã được giáo viên sử dụng ở những mức độ khác nhau trong bài học, còn vấn 
đề sử dụng CNTT để xây dựng các BĐGKĐT phục vụ việc dạy học bộ môn thì ít được quan 
tâm, hoặc có xây dựng và sử dụng nhưng còn hạn chế về mặt kỹ thuật và những tính năng 
của CNTT.
 Qua tìm hiểu, chia sẻ với nhau trong quá trình giảng dạy thì nguyên nhân của những 
tồn tại trên là do việc xây dựng, thiết kế BĐGKĐT trong dạy học bộ môn liên quan đến 
nhiều thao tác về mặt kỹ thuật: “xóa cũ, tạo mới”, nguồn bản đồ khó tìm, mất nhiều thời 
gian, giáo viên “ngại”
2.3. Xây dựng hệ thống bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử ở trường THPT
2.3.1. Hệ thống các bản đồ giáo khoa trong chương trình lịch sử 12
 Hệ thống lược đồ trong SGK lịch sử 12 chương trình chuẩn đã có nhiều cải tiến về 
chất lượng và số lượng so với SGK cũ. Đây là phương tiện trực quan quy ước được sử dụng 
phổ biến và có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo biểu tượng về không gian, hoàn cảnh địa lý - 
nơi diễn ra sự kiện lịch sử. Sử dụng lược đồ, nhất là các lược đồ động, giúp HS ghi nhớ sự 
kiện, nắm tiến trình lịch sử vững chắc và hiểu lịch sử một cách sâu sắc hơn. Ngoài ra, đây 
còn là phương tiện giúp GV thuận lợi hơn trong việc tiến hành dạy học nêu vấn đề hay tổ 
chức các hoạt động thực hành và rèn luyện các kỹ năng cho HS.
 Nội dung Lịch sử Việt Nam lớp 12 từ năm 1919 đến năm 2000 trong SGK chương 
trình chuẩn có 12 lược đồ mà GV có thể xây dựng, thiết kế lại trên phần mềm Powerpoint 
rồi đổ màu và bổ sung, tạo hiệu ứng động cho những nội dung cần thiết khi đưa vào bài 
giảng (tức là xây dựng BĐGKĐT) gồm:
- “Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh” xác định phạm vi diễn ra cuộc đấu tranh đỉnh 
cao của nhân dân ta trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
- “Lược đồ Khởi nghĩa Bắc Sơn” xác định những địa danh và phạm vi cuộc nổi dậy của 
nhân dân Bắc Sơn khi TD Pháp đầu hàng Phát xít Nhật năm 1940.
- “Lược đồ Khởi nghĩa Nam kì” xác định những địa điểm diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt 
của binh lính, nhân dân Nam bộ trong những năm 1940-1941.
- “Lược đồ Binh biến Đô Lương” xác định phạm vi cuộc nổi dậy của binh lính Đô Lương 
do Đội Cung chỉ huy vào năm 1941.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_su_dung_ban_do_giao_khoa_d.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớ.pdf