Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tình huống dạy học phần cơ chế di truyền và biến dị môn Sinh học lớp 12 ban cơ bản

docx 26 trang sk12 18/12/2024 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tình huống dạy học phần cơ chế di truyền và biến dị môn Sinh học lớp 12 ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tình huống dạy học phần cơ chế di truyền và biến dị môn Sinh học lớp 12 ban cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tình huống dạy học phần cơ chế di truyền và biến dị môn Sinh học lớp 12 ban cơ bản
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. Lời giới thiệu 
 Trong những năm gần đây, cùng với chuyển biến bước đầu về chất lượng giáo 
dục, hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học đang từng bước được ghi nhận. Tuy 
nhiên về phương pháp dạy học còn nhiều vấn đề cần bàn.
 Một bộ phận không nhỏ học sinh thụ động học tập do không được làm việc 
hoặc không chịu làm việc trong các giờ học. Trong hầu hết các giờ lên lớp, thực tập, 
thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi ... vì giới hạn thời gian tiết học nên giáo viên chỉ 
làm việc với một số học sinh khá, giỏi để hoàn thành bài dạy, số học sinh còn lại im 
lặng, nghe giảng và ghi chép. Thực chất đó là những bài độc diễn của giáo viên có sự 
phụ họa của một số học sinh khá giỏi. Xét về nhận thức và hành động, nhiều giáo 
viên không thể chuyển hóa được mục tiêu tích cực hóa hoạt động học tập của học 
sinh vào việc thiết kế và thi công bài dạy. 
 Trước thực trạng đó, việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học là một yêu 
cầu bức thiết đối với ngành giáo dục nước ta trong thời kỳ hội nhập. Và một trong 
những định hướng đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm nhiều hiện nay là 
dạy học bằng tình huống.
 Qua các năm giảng dạy tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng phương pháp dạy học 
bằng tình huống đã thu được kết quả khả quan. Phương pháp này có thể kích thích ở 
mức cao nhất tính tích cực học tập của học sinh, không chỉ giúp học sinh lĩnh hội 
kiến thức, phát triển năng lực mà còn rèn luyện được kĩ năng nhận thức, kĩ năng tiếp 
cận, phát hiện và giải quyết vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, kĩ năng giao tiếp, tăng 
cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạoNó tạo điều kiện cho học sinh chủ 
động điều chỉnh nhận thức, kĩ năng, hành vi. Phương pháp này có thế mạnh trong đào 
tạo nhận thức bậc cao. Vì thế cần được khuyến khích sử dụng, đặc biệt là ở những 
trường có một bộ phận học sinh chưa chủ động học tập. 
 Vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng tình huống 
dạy học phần cơ chế di truyền và biến dị môn sinh học lớp 12 ban cơ bản”
 1 Nghiên cứu trong quá trình giảng dạy bộ môn sinh học lớp 12A2, 12A4 năm học 
2019-2020 trường THPT để tìm ra thực trạng và giải pháp xây dựng tình huống dạy 
học phần cơ chế di truyền và biến dị môn sinh học lớp 12 ban cơ bản.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận 
 Thu thập những thông tin lý luận về phương pháp dạy học, phương pháp và kỹ 
thuật dạy học tích cực trong tài liệu phương pháp giảng dạy, tài liệu tập huấn, các bài 
tham luận trên Internet.
- Phương pháp quan sát
 Quan sát hoạt động học, thái độ học tập của học sinh.
- Phương pháp điều tra
 Trao đổi với học sinh, cha mẹ học sinh, thăm dò học sinh các lớp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các giáo viên cùng bộ môn.
- Phương pháp thử nghiệm
 Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giảng dạy cho học sinh ở lớp 12A2, 
12A4 trường THPT năm học 2019-2020.
5. Điểm mới trong nghiên cứu
 Mục đích của hoạt động này tạo tâm thế học tập học sinh, giúp học sinh ý thức 
được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài, huy động được kiến thức, kinh nghiệm bản 
thân có liên quan đến vấn đề bài học làm bộc lộ cái học sinh đã biết, bổ khuyết những 
gì học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra cái chưa biết và cái muốn biết.
B. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
 Sáng kiển có thể được áp dụng cho giảng dạy bộ môn sinh học 12 phần cơ chế 
di truyền và biến dị trên tất cả các trường THPT và làm cơ sở xây dựng tình huống 
trong dạy học ở các nội dung tiếp theo.
 3 huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà 
trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời 
thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa 
vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu 
chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt 
động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
1. Tình huống dạy học
 Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã 
hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành chủ 
thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học nhằm một mục đích 
dạy học cụ thể.
 Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong được 
sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức.
 Theo quan điểm lý luận dạy học, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, tế bào 
của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp các điều kiện cần thiết. Đó là mục đích dạy học, nội 
dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế riêng biệt.
 2. Bài tập tình huống dạy học 
 Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể 
xảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học sinh giải 
bài tập ấy, vừa có tác dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện được kỹ năng học tập cần 
thiết.
 3. Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống 
 Bài tập tình huống nêu ra phải tạo ra được nhu cầu nhận thức, tạo được tính 
sáng tạo, kích thích tư duy của người giải.
 Bài tập tình huống nêu ra phải xuất phát từ nhiệm vụ của giáo viên, từ các kỹ 
năng cần thiết cho việc đặt câu hỏi để dạy học.
 Bài tập tình huống nêu ra phải gắn với cơ sở lý luận với một liều lượng tối đa 
cho phép.
 Bài tập tình huống phải có đầy đủ hai yếu tố: điều kiện và yêu cầu cần tìm.
 5 Một bạn có thắc mắc như sau nhưng còn lúng túng chưa giải thích được nguyên nhân. 
Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của những hiện tượng ấy.
Gen ở trong nhân tế bào, prôtêin ở ngoài nhân tế bào nhưng tại sao gen vẫn chỉ huy 
tổng hợp được prôtêin ở ngoài nhân tế bào.
 Bài 3- ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN
Tình huống 1. 
Một bạn thắc mắc như sau; tế bào gan luôn hoạt động để tổng hợp nên nhân mới 
trong khi đó tế bào thần kinh lại gần như không hoạt động tổng hợp nên tế bào mới 
trong suốt quá trình sống của cơ thể. Tại sao lại có thể xảy ra được như vậy? Em hãy 
giải thích giúp bạn ấy nhé!
Tình huống 2. 
Có ý kiến cho rằng
 -Ở sinh vật nhân sơ số lượng gen ít.
 - Cơ chế điều hòa hoạt động của gen sẽ khác với sinh vật nhân thực.
Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Theo em hiểu thế nào là đúng?
 Bài 4 – ĐỘT BIẾN GEN
Tình huống 1. 
Có ý kiến cho rằng: Sự tiến hóa của sinh vật là do có sự sai khác về vật chất di truyền 
giữa các cá thể, những sai khác thích nghi với môi trường sẽ được tồn tại và phát 
triển dần dần hình thành nên những sinh vật phù hợp với môi trường sống. Sự sai 
khác giữa các cá thể là do sự biến đổi vật chất di truyền.
 Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
Tình huống 2. 
Hơn 160.000 người đã phải sơ tán khi thảm họa kép động đất - sóng thần xảy ra tại 
đông bắc Nhật Bản ngày 11/3/2011, gây rò rỉ phóng xạ tại nhà máy hạt nhân 
Fukushima Daiichi.
Một khu vực cấm có bán kính 20 km quanh nhà máy được lập ra và sau 4 năm, nó trở 
thành một vùng đất hoang tàn vì rất ít người dân dám quay lại nơi này.
 7 III. Kết quả nghiên cứu.
 Qua áp dụng giảng dạy tại lớp 12A2, 12A4 chất lượng bộ môn được cải thiện, tinh 
thần học tập học sinh nghiêm túc trong các giờ học, học sinh chủ động, tích cực trong 
giờ, bước đầu học sinh yêu thích môn học.
 Quan hệ thầy – trò cởi mở, học sinh tích cực hỏi và trao đổi về các vấn đề thực 
tiễn cuộc sống liên quan đến kiến thức bộ môn, qua đó các em trưởng thành hơn, 
sáng tạo hơn, tự tin về mình hơn.
 KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm
 Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng xây dựng tình huống trong giảng dạy 
thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, giáo viên chủ động học hỏi 
phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học tích cực. 
 Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn tình huống xuất phát thích 
hợp với đặc điểm riêng của từng lớp, phù hợp với năng lực của học sinh.
II. Kiến nghị
 Tăng cường trao đổi chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy và kỹ thuật dạy 
học tích cực giúp giáo viên có cơ hội học hỏi đồng nghiệp.
 Trên đây là một vài ý kiến của tôi trong quá trình giảng dạy. Tôi rất mong nhận 
được sự góp ý của Hội đồng xét duyệt cùng các đồng nghiệp . 
 Xin trân trọng cám ơn Hội đồng và các bạn đồng nghiệp đã dành thời gian để 
đọc bài viết này của tôi!
 9 (Giới thiệu khái quát chương trình sinh học 12, phương pháp làm việc)
3. Giảng bài mới:
- Hoạt động 1: Khái niệm
Giáo viên đưa ra Tình huống. 
Có bạn thắc mắc tại sao con cái sinh ra lại luôn có các đặc điểm giống với bố mẹ, em 
hãy giải thích giúp bạn ấy.
Học sinh: Nêu ra các ý kiến khác nhau, giáo viên ghi lại các ý kiến của học sinh vào 
góc bảng, không đánh giá nhận xét
 Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
 Giáo viên: I. Khái niệm gen: Gen là 1 đoạn phân tử 
 * Em hãy nêu khái niệm gen? ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi 
 * Theo em 1 phân tử ADN chứa một pôlipeptit hay 1 phân tử ARN.
 hay nhiều gen? Hãy giải thích 
Hoạt động 2: Mã di truyền
Giáo viên đưa ra Tình huống. 
Có ý kiến thắc mắc rằng gen được cấu tạo từ các nuclêôtit, còn chuỗi pôlipeptit 
(prôtêin) lại được cấu tạo từ các axit amin. Trong ADN có 4 loại nuclêôtit (A, T, G, 
X), nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin. Vậy làm thế nào gen có thể quy 
định được cấu trúc chuỗi pôlipeptit.
 Em có thể giải thích giúp thắc mắc đó được không?
Học sinh: Nêu ra các ý kiến khác nhau, giáo viên ghi lại các ý kiến của học sinh vào 
góc bảng, không đánh giá nhận xét
 Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức
 II. Mã di truyền:
 1. Khái niệm: Là trình tự sắp xếp các 
 * Các bộ ba trong sinh giới có giống Nu trong gen quy định trình tự sắp xếp 
 nhau không? các aa trong Prôtêin.
 * Mỗi 1 bộ ba chỉ mã hoá 1 axit amin - Có hơn 20 loại axit amin nhưng chỉ có 
 (đặc hiệu) khoảng 20 loại axit amin mà 4 lại Nu nên mã di truyền là mã bộ ba
 có 61 bộ ba? (tính thoái hoá) - Trên gen cấu trúc cứ 3 Nu đứng liền 
 nhau mã hoá cho 1 axit amin - Bộ ba mã 
 11 b. Bước 2: (Tổng hợp các mạch ADN mới)
 + ở SV nhân thực thường tạo - Hai mạch ADN tháo xoắn được dùng làm mạch 
 nhiều chạc sao chép (rút ngắn khuôn, dưới tác dụng của enzim ADN-
 thời gian nhân đôi ADN polimeraza các Nu tự do trong môi trường nội 
 Phát biểu NTBS? bào đến liên kết với các Nu trên mạch khuôn theo 
 nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T, G liên kết 
 với X).
 + Các đoạn Okazaki có chiều - Chiều tổng hợp có chiều từ 5’ 3’), nên mạch 
 tổng hợp ngược với mạch kia và khuôn có chiều 3’ - 5’ mạch bổ sung được tổng 
 có sự tham gia của ARN mồi, hợp liên tục, còn mạch khuôn có chiều 5’- 3’ 
 enzim nối ligaza mạch bổ sung được tổng hợp từng đoạn 
 (Okazaki) rồi sau đó nối lại với nhau nhờ enzim 
 Thế nào là nguyên tắc bán bảo nối (ligaza)
 toàn? c. Bước 3: (Hai phân tử ADN được tạo thành)
 * Em có nhận xét gì về 2 phân tử - Trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của 
 ADN mới và với phân tử ADN phân tử ADN ban đầu (bán bảo toàn) và 1 mạch 
 mẹ? mới được tổng hợp. 
 2. Ý Nghĩa:
 - Tạo ra 2 phân tử ADN con có đặc điểm giống 
 nhau và giống với phân tử ADN mẹ
4. Củng cố:
- Nêu nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn và ý nghĩa quá trình nhân đôi ADN?
- Giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch 
được tổng hợp từng đoạn (Các Nu liên kết với nhau theo chiều 5’- 3’ nên mạch khuôn 
có chiều 5’- 3’ các Nu không liên kết được với nhau liên tục do đó cần ARN mồi tạo 
điểm liên kết hình thành đoạn Okazaki) 
5. Dặn dò
- Học bài chuẩn bị các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị nội dung bài mới các câu hỏi cuối bài mới
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_tinh_huong_day_hoc_phan_co_ch.docx