Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học Sinh học 12
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học Sinh học 12
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG, BẢN CHẤT, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN. - Tên sáng kiến: “Xây dựng hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học Sinh học 12” - Giáo viên thực hiên: Nguyễn Thị Thu Vân - Thời gian triển khai thực hiện: Từ tháng 3/10/2016 đến tháng 9/4/2017. 1. Sự cần thiết và mục đích của việc thực hiện sáng kiến. Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực tự học của người học.” Theo đó những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là chuyển từ chương trình định hướng nội dung sang chương trình định hướng năng lực với mục tiêu: Dạy học định hướng kết quả đầu ra Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra, phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách của người học. Trong quá trình đổi mới sự nghiệp Giáo dục, việc đổi mới Phương pháp dạy học và Kiểm tra – Đánh giá là giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng Giáo dục toàn diện nói chung. Đây là một yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài, đòi hỏi phải chỉ đạo chặt chẽ, liên tục và phải động viên mọi sự kiên trì nỗ lực sáng tạo của đội ngũ giáo viên, lôi cuốn sự hưởng ứng của đông đảo HS với các hoạt động học tập đa dạng và phong phú: hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo...Chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp cho học sinh. Việc kiểm tra – đánh giá dựa trên các tiêu chí về năng lực đầu ra, tiến bộ trong học tập, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn. (Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh – Bộ Giáo dục và Đào tạo 2013) 1 - Trường PTDTNT THPT Huyện Điện Biên do cô giáo Nguyễn Thị Thanh, Phùng Thị Minh thực hiện. - Trường THPT Tuần Giáo do cô giáo Đỗ Thùy Dương thực hiện. 2.2 Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xây dựng, sử dụng câu hỏi - bài tập và hệ thống các câu hỏi - bài tập theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua dạy học và kiểm tra - đánh giá phần Di truyền học - Sinh học 12. 2.3 Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lí thuyết: Các tài liệu liên quan đến kĩ năng xây dựng hệ thống câu hỏi - bài tập phát triển năng lực và giải quyết tình huống thực tiễn cho HS. - Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực trạng khả năng giải các bài tập phát triển năng lực và giải quyết tình huống thực tiễn của học sinh các lớp 12. - Thực nghiệm sư phạm: Đưa hệ thống bài tập theo định hướng phát triển năng lực vào nội dung các bài kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra tổng hợp - Kiểm tra trước khi thực hiện giải pháp và sau khi thực hiện 2 tháng. 3. Mô tả sáng kiến. 3.1. Thực trạng giải pháp đã biết Kiểm tra - Đánh giá là một khâu cuối cùng trong quy trình dạy học, từ trước đến nay tất cả các bài tập để kiểm tra được biên soạn theo định hướng nội dung SGK, việc thực hiện bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng nên có một số ưu điểm và nhược điểm sau: - Ưu điểm: Về nội dung, tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện kiến thức theo nội dung đã được học trong SGK. Học sinh làm bài bằng hình thức tự luận hay trắc nghiệm chủ yếu bằng kênh chữ, GV đánh giá kết quả của học sinh theo nội dung lý thuyết SGK là chủ yếu. - Nhược điểm: Học sinh trình bày tất cả các thông tin thu nhận được bằng lời văn đối với các bài thi tự luận hoặc khoanh đáp án một cách máy móc các bài thi trắc nghiệm dựa trên những nội dung được thầy, cô dạy trên lớp theo nội dung SGK nên không phát huy được năng lực tự duy sáng tạo và năng lực giải quyết tình huống thực tiễn của HS, nhất là trong xu hướng đổi mới toàn diện giáo dục như 3 như: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết; kiểm tra có thể tiến hành dưới nhiều hình thức như: nói, viết, thực hành, - Đánh giá: là quá trình thu thập thông tin để xác định mức độ đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra và đưa ra quyết định tác động vào quá trình giáo dục, đào tạo nhằm đạt được kết quả dạy học tối ưu nhất. - Đánh giá năng lực: Theo chiều rộng (Đánh giá các kỹ năng nhận thức & xã hội, kỹ năng hợp tác và các năng lực sáng tạo, các phong cách tư duy khác nhau). Đánh giá theo chiều sâu (Đánh giá không chỉ là yêu cầu sự nhắc lại mà là các kỹ năng học tập, kỹ năng xây dựng kiến thức và kỹ năng ứng dụng vào thực tiễn) Ngoài ra: Đánh giá năng lực thông qua các sản phẩm của hoạt động học và quá trình học. Nên việc đánh giá phải bao quát, không chỉ đánh giá kiến thức ♦ Định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực. - Tiếp cận bài tập định hướng năng lực với trọng tâm là sự vận dụng có phối hợp các thành tích riêng khác nhau trên cơ sở một vấn đề mới với người học. - Tiếp cận năng lực định hướng theo các tình huống thực tế. ♦ Những đặc điểm của bài tập định hướng năng lực - Bài tập được xây dựng trên cơ sở chuẩn KT - KN có độ khó khác nhau - Bài tập gắn với tình huống thực tế cần giải quyết. - Bài tập đa dạng, phát huy các năng lực chung và chuyên biệt ♦ Các bậc trình độ trong bài tập định hướng năng lực: Các mức Bậc trình độ Các đặc điểm Tái hiện - Nhận biết cái đã học và không thay 1. Hồi tưởng (Nhận biết, tái tạo) đổi - Tái tạo lại cái đã học Hiểu & vận dụng. - Phản ánh theo ý nghĩa cái đã học. 2. Xử lí thông (Biết ý nghĩa và vận - Vận dụng các cấu trúc đã học trong tin dụng) tình huống tương tự. - Nghiên cứu có hệ thống và bao quát tình huống bằng tiêu chí riêng. 3. Tạo thông tin Xử lí, giải quyết vấn đề - Vận dụng các cấu trúc đã học để giải 5 - 8 Giáo viên đều khẳng định các câu hỏi – bài tập theo định hướng năng lực với yêu cầu chọn số đáp án đúng đều là những câu hỏi khó và chính là những câu khóa điểm cho các bài thi. - 5/10 GV cho rằng năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết các tình huống thực tiễn còn rất hạn chế. 3/10 GV thấy năng lực vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải thích các thành tựu khoa học mới của các HS khu vực thành phố tốt hơn HS vùng sâu, xa. Mặc dù, nội dung dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực đã được đưa vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV hè 2014 và các GV tham gia tập huấn cũng được thực hành dạy - học theo định hướng năng lực nhưng do SGK đang sử dụng được trình bày theo định hướng nội dung nên các Thầy, Cô gặp nhiều khó khăn trong việc soạn một giáo án dạy học định hướng năng lực và xây dựng các câu hỏi năng lực trong quá trình dạy một bài, một chủ đề hoặc câu hỏi dựa trên một hiện tượng thực tế hay một thành tựu khoa học mới. Hầu hết các GV vẫn soạn giáo án theo định hướng nội dung và sử dụng bộ câu hỏi - bài tập kiểm tra - đánh giá theo định hướng nội dung SGK, hoặc có bổ sung một số ít các câu hỏi năng lực có sẵn trong các chuyên đề bồi dưỡng hè: Bộ câu hỏi Pisa; câu hỏi trong các đề thi THPT Quốc gia của Bộ Giáo dục từ năm 2014; 2015; 2016 mà chưa xây dựng được bộ câu hỏi mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 3.2.2.2 Thực trạng học tập và làm bài kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực của Học sinh. Qua kết quả bài kiểm tra chuyên đề trước khi thực nghiệm ở trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn cho thấy: Trong 124 bài kiểm tra thấy số bài đạt điểm dưới trung bình là 20 bài (chiếm 16%) và trung bình 52 bài (chiếm 42%); loại khá là 42 (chiếm 33,8%) và loại giỏi (8 đến dưới 9) là 10 bài (chiếm 8,2 %); không có bài đạt 9,10 điểm. Các bài kiểm tra chuyên đề trước thực nghiệm ở 4 trường THPT trong tỉnh được Giáo viên thực nghiệm thu thập và phân tích đều cho kết quả không cao: 7 trình SGK Sinh học 9. Gồm các phần: V – Di truyền học; VI – Tiến hóa; VII – Sinh thái học. Trong đó, phần Di truyền học có các nội dung sau: Chương 1- Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị: Giới thiệu và đi sâu vào các kiến thức về Gen, mã di truyền và các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử; Các cơ chế biến dị ở cấp độ phân tử.. SGK có đề cập đến một số các hiện tượng biến đổi số lượng NST trong thực tế gây ra các chứng bệnh đột biến như: Đao; tơc nơnhưng ở mức giới thiệu, chưa liên hệ thực tế nhiều. Chương 2 -Tính quy luật của hiện tượng di truyền: SGK đi sâu vào khai thác bản chất của các quy luật di truyền của Menden làm cơ sở cho di truyền học; các quy luật di truyền bổ sung cho Menden; Các mối quan hệ giữa gen và tính trạng, ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen; Bài tập và thực hành về lai giống những kiến thức thiên về lí thuyết và khó vận dụng vào thực tiễn. Chương 3 - Di truyền học quần thể: Các quy luật di truyền được vận dụng để giải quyết về sự di truyền trong quần thể tự phối và giao phối; Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối; không có tiết cho thực hành và bài tập nên học sinh chỉ biết về mặt lí thuyết. Chương 4 - Ứng dụng di truyền học. Chương này đi sâu vào các ứng dụng của di truyền trong thực tế như: Các kĩ thuật di truyền; Các phương pháp chọn giống ; Các phương pháp chọn lọc; Chọn giống đột biến, lai tạo và kĩ thuật di truyền. Có nhiều thành tựu đã đạt được của khoa học Sinh học (cập nhật đã cũ), các bài tập chỉ ở mức độ nhận biết (tái hiện) và tìm hiểu cơ chế, ít bài tập gắn với thực tiễn nên chưa kích thích được sự say mê tìm tòi và tư duy sáng tạo của học sinh. Chương 5 - Di truyền học người. Trong chương này có nhiều kiến thức liên quan đến con người với các phương pháp nghiên cứu; các vấn đề về di truyền y học, di truyền y học – tư vấn và bảo vệ di truyền của con người. Những kiến thức thiết thực liên quan đến mỗi người, các vấn đề di truyền các bệnh, tật liên quan đến sự phát triển của xã hội loài người, nhưng được trình bày chưa cụ thể, chưa rõ ràng về các cơ chế phát sinh, cơ chế biểu hiện và hậu quả cùng với các câu hỏi – bài tập cuối bài chưa rõ ràng, nên chưa phát huy được năng lực và 9 bazo nito ( A= Adenin; T=Timin; G=Guanin; X= Xitozin) Các nucleotit liên kết với nhau theo một chiều xác định tạo nên một chuỗi polinucleotit. Hình bên dưới mô tả cấu trúc của phân tử ADN. (Nguồn SGK Sinh học 10 - Trang 27). Em hãy đọc thông tin trên kết hợp quan sát hình và cho biết có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng? (1) ADN được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung. Trên cùng 1 mạch A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô. (2) Đường kính của phân tử ADN là 2 nanomet. A T O (3) Mỗi chu kì xoắn dài 34A gồm 20 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ G X đặc thù. (4) ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại bazơ nitơ A, T, G, X. (5) Các nuclêôtit trên cùng mạch liên kết với nhau bằng liên kết yếu, điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nhân đôi ADN. (6) ADN gồm hai mạch đối song song: 5’OH – 3’P và 3’OH – 5’P, xoắn đều xung quanh một trục. (7) Một phân tử ADN mạch kép có số nuclêôtit loại G chiếm 20% và có 3600 ađênin. Tổng liên kết hiđrô của ADN là 14400. (8) Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ = 25% thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là 40%. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_he_thong_bai_tap_dinh_huong_p.doc