Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề “Phân dạng và phương pháp giải bài tập di truyền hoán vị gen” dành cho ôn thi tốt nghiệp THPT và bồi dưỡng học sinh giỏi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề “Phân dạng và phương pháp giải bài tập di truyền hoán vị gen” dành cho ôn thi tốt nghiệp THPT và bồi dưỡng học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng Chuyên đề “Phân dạng và phương pháp giải bài tập di truyền hoán vị gen” dành cho ôn thi tốt nghiệp THPT và bồi dưỡng học sinh giỏi
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2-3 VĨNH PHÚC ****************** BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ “PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN HOÁN VỊ GEN” DÀNH CHO ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Tác giả sáng kiến: HOÀNG THỊ THÚY Mã sáng kiến : 04.56.02 Vĩnh Phúc, năm 2021 MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu...............................................................................................................1 2. Tên sáng kiến: .............................................................................................................1 3. Tác giả sáng kiến:........................................................................................................1 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến ..........................................................................................1 6. Ngày sáng kiến được áp dụng thử.................................................................................2 7. Mô tả bản chất của sáng kiến ........................................................................................2 PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................3 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm .............................................................................3 2. Mục đích và ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm ........................................................4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................4 4. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................4 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................5 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG DẠY - HỌC BÀI TẬP DI TRUYỀN HOÁN VỊ GEN..............................................................................................................5 1. Cơ sở lí luận .............................................................................................................................5 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu .....................................................................................6 CHƯƠNG 2. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG............................................8 GIẢI PHÁP 1: PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HOÁN VỊ GEN..........................................................................................................................8 1. DẠNG 1: CÁCH NHẬN BIẾT HIỆN TƯỢNG HOÁN VỊ GEN .......................8 2. DẠNG 2: CÁCH TÍNH TẦN SỐ HOÁN VỊ GEN ...........................................10 3. DẠNG 3: XÁC ĐINH KIỂU GEN CỦA CƠ THỂ ĐEM LAI..........................12 4. DẠNG 4. XÁC ĐỊNH SỐ KIỂU TỔ HỢP GIAO TỬ, SỐ LOẠI KIỂU GEN ĐỜI SAU, TỶ LỆ XUẤT HIỆN MỘT KIỂU GEN CỤ THỂ Ở ĐỜI SAU: .................15 5. DẠNG 5: PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP ĐỂ TÍNH NHANH TLKH Ở QUY LUẬT HOÁN VỊ GEN. .........................................................................................16 GIẢI PHÁP 2: BÀI TẬP VẬN DỤNG PHÂN CHIA Ở CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC.............................................................................................................................18 BÀI TẬP Ở MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT .....................................................................18 BÀI TẬP Ở MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU ..................................................................20 BÀI TẬP Ở MỨC ĐỘ VẬN DỤNG .....................................................................21 BÀI TẬP Ở MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO ............................................................22 CHƯƠNG 3. KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN .......................................................................................................26 1. Kết quả chung ........................................................................................................................26 - Qua thời gian nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn giảng dạy trên lớp và ôn thi thì kết quả cho thấy chất lượng học tập của học sinh nâng lên đáng kể. - Sáng kiến giúp học sinh có thể tự học và ôn tập tại nhà, giúp học sinh yêu thích môn học hơn. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng thử - Sáng kiến được thực hiện trong nội dung kiến thức ở chương II: “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” và được áp dụng trên đối tượng học sinh lớp 12A3 (ban KHTN) và đội tuyển học sinh giỏi của trường. - Tích luỹ, đúc rút kinh nghiệm thực hiện áp dụng sáng kiến trong học kì I, ôn thi học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2021-2022. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm được chia làm ba phần: Phần I: Mở đầu Phần II: Nội dung nghiên cứu Phần III: Kết luận và kiến nghị Nội dung của sáng kiến là kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cùng hệ thống câu hỏi và bài tập theo các mức độ nhận thức về kiến thức bài tập di truyền hoán vị gen. 2 2. Mục đích và ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Phân dạng các bài tập di truyền hoán vị gen thường gặp trong các đề thi TN THPT. Đưa ra phương pháp giải các dạng bài tập thuộc các quy luật di truyền hoán vị gen, từ đó giúp học sinh nhận dạng và áp dụng được trong từng bài tập cụ thể và đạt kết quả tốt. Đưa ra một số công thức, nhận xét mà khi học chính khoá do giới hạn của chương trình nên học sinh chưa được tiếp thu nhưng được suy ra khi giải bài tập. Học sinh không còn mơ hồ với bài tập di truyền mà phân biệt rõ được di truyền hoán vị gen với các quy luật di truyền khác. Từ đó học sinh có thể giải quyết được các bài tập hoán vị gen vận dụng cao trong đề thi với thời gian ngắn hơn. Đánh giá, điều chỉnh phương pháp dạy học môn sinh trong trường phổ thông phù hợp với đối tượng học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Bài tập di truyền hoán vị gen được phân loại, phương pháp giải rõ ràng tạo ra sự hứng thú trong học tập và giúp các em đạt kết quả cao trong các kì thi. Rèn luyện phương pháp giải bài tập trắc nghiệm cho học sinh. Giúp học sinh củng cố kiến thức, giảm bớt áp lực bộ môn cho học sinh Đây có thể coi là tài liệu hữu ích đối với giáo viên giảng dạy môn Sinh học trong việc ôn thi học sinh giỏi, ôn thi TN THPT ở trường phổ thông. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu chương trình sinh học ôn thi TN THPT và bồi dưỡng học sinh giỏi phần: Quy luật di truyền hoán vị gen. 5. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: - Đọc tài liệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của đề tài. - Phân tích kế hoạch giảng dạy, mục tiêu, nội dung trọng tâm của bài học và hướng ra đề thi TN THPT và đề thi học sinh giỏi liên quan đến kiến thức quy luật di truyền hoán vị gen. * Phương pháp thực nghiệm sư phạm: - Thực nghiệm kiểm tra ở các lớp học để xác định tính khả thi và hiệu quả của sáng kiến. - Theo dõi kết quả khảo sát chuyên đề, thi thử TN THPT và kết quả thi học sinh giỏi 12. 4 F1: 100% AB/ab (xám dài) ♀AB/ab (xám dài) x ♂ ab/ab (đen cụt) Gf1: 0,41AB: 0,41ab : 0,09 Ab : 0,09aB ab ab Fa: 0,41 AB/ab (xám dài) : 0,41ab/ab (đen cụt) 0,09Ab/ab (xám, cụt) : 0,09aB/ab (đen, dài) 1.4. Khái niệm hoán vị gen Hoán vị gen (HVG) là hiện tượng các gen trên cùng 1 cặp NST có thể đổi chỗ cho nhau do sự trao đổi chéo giữa các crômatit ở kì đầu của giảm phân I, làm xuất hiện các tổ hợp gen mới. 1.5. Đặc điểm của tần số hoán vị gen (f) - Tần số HVG (f) được xác định bằng tổng tỉ lệ % các loại giao tử mang gen hoán vị. - Đơn vị đo khoảng cách gen được đo = 1% tần số HVG (f) = 1cM - Trong phép lai phân tích, tần số HVG (f) được tính bằng tỷ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình tái tổ hợp trên tổng số cá thể trong đời lai phân tích. - Tần số HVG (f) dao động từ 0% đến 50%. Hai gen càng gần nhau thì lực liên kết càng lớn, tần số HVG (f) càng nhỏ, hai gen càng xa nhau thì lực liên kết càng nhỏ và tần số HVG (f) càng lớn nhưng luôn nhỏ hơn hoặc bằng 50%. 1.6. Ý nghĩa của hiện tượng hoán vị gen - Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp. - Hoán vị gen làm cho các gen quý có cơ hội được tổ hợp lại. - Hoán vị gen giúp thiết lập được bản đồ di truyền có thể dự đoán trước tần số tái tổ hợp gen trong các phép lai, có ý nghĩa trong chọn giống và nghiên cứu khoa học (100% hoán vị = 1M, 10% hoán vị = 1dM, 1% hoán vị = 1cM.) 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Các đề thi TN THPT và đề thi học sinh giỏi tỉnh trong những năm gần đây cho thấy xu hướng ngày càng khó hơn, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức phải sâu và rộng và có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống mới. Trường PT DTNT Cấp 2,3 Vĩnh Phúc trong những năm gần đây đã có nhiều học sinh chọn bài thi Khoa học tự nhiên và tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học hơn những năm học trước, vì vậy việc giảng dạy môn Sinh học cho các em đòi hỏi phải có dạng bài tập nâng cao hoặc mở rộng nhằm giúp các em thuận lợi hơn trong việc ôn tập và luyện thi khối KHTN đặc biệt là môn Sinh, khối B và đạt kết quả cao trong kì thi chọn học sinh giỏi. Thời lượng dành cho các tiết bài tập ít trong khi đó dạng bài tập về quy luật di truyền là phần trọng tâm trong các đề thi TN THPT và chọn học sinh giỏi tỉnh. 6 CHƯƠNG 2. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG GIẢI PHÁP 1: PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HOÁN VỊ GEN 1. DẠNG 1: CÁCH NHẬN BIẾT HIỆN TƯỢNG HOÁN VỊ GEN 1.1. Cách nhận biết hiện tượng hoán vị gen trong bài toán cho biết đầy đủ kiểu hình * Trong phép lai phân tích cá thể dị hợp tử hai cặp gen a. Phương pháp giải: Khi lai phân tích cá thể dị hợp tử hai cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn nếu Fa xuất hiện 4 loại kiểu hình khác 1:1:1:1 và 1:1 ta kết luận hai cặp gen đó di truyền theo hoán vị gen . b. Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Ở một loài côn trùng, hai cặp alen Aa, Bb quy định hai cặp tính trạng màu sắc thân và độ dài chân. Cho P thuần chủng khác nhau hai cặp tính trạng, F1 xuất hiện thân đen, chân dài. Đem F1 giao phối với cá thể thân nâu, chân ngắn thu được 40% thân đen, chân dài: 40% thân nâu, chân ngắn: 10% thân nâu, chân dài: 10% thân nâu, chân ngắn. Các gen quy định các tính trạng trên di truyền theo quy luật nào? a. phân li độc lập b. hoán vị gen c. liên kết gen d. phân li Đáp án: Chọn b. Vì đây là phép lai phân tích, F1 dị hợp hai cặp gen, Fa có tỷ lệ kiểu hình có tỷ lệ khác 1:1:1:1 và 1:1. Vậy các gen quy định tính trạng tuân theo hiện tượng hoán vị gen. Ví dụ 2: P (Aa, Bb) cây cao chín sớm x (aa, bb) cây thấp, chín muộn F1 : 41 % cây cao, chín sớm, 41% cây cao, chín muộn, 9 % cây thấp, chín muộn, 9% cây thấp, chín sớm. Phép lai chịu sự chi phối của quy luật di truyền nào? a. phân li b. phân li độc lập c. liên kết gen d. hoán vị gen Đáp án: Chọn d. Vì đây là phép lai phân tích, F1 dị hợp hai cặp gen, Fa có tỷ lệ kiểu hình khác 1:1:1:1, 1:1.Vậy các gen quy định tính trạng tuân theo hiện tượng hoán vị gen. * Trong phép lai tự thụ phấn hoặc giao phối cá thể đều dị hợp hai cặp gen: a. Phương pháp giải: Khi tự thụ phấn hoặc giao phối cá thể đều dị hợp hai cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn. Nếu thế hệ lai xuất hiện 4 loại kiểu hình tỷ lệ khác với tỷ lệ 9:3:3:1, 3:1, 1:2:1 ta kết luận: Hai cặp gen đó quy định tính trạng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và xảy ra hiện tượng hoán vị gen. b. Ví dụ minh họa Ví dụ 1: P: Khi cho cây hoa kép màu đỏ di hợp tử hai cặp gen tự thụ phấn F1 thu được 59% cây hoa kép, màu đỏ: 16% cây hoa kép, màu trắng : 16% cây hoa đơn, màu đỏ: 9% cây hoa đơn, màu trắng. Hãy xác định quy luật di truyền của phép lai trên ? 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_chuyen_de_phan_dang_va_phuong.docx