Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực qua dạy học chủ đề Kí Việt Nam hiện đại lớp 12

doc 67 trang sk12 24/11/2024 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực qua dạy học chủ đề Kí Việt Nam hiện đại lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực qua dạy học chủ đề Kí Việt Nam hiện đại lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực qua dạy học chủ đề Kí Việt Nam hiện đại lớp 12
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 2
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: 
 XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
 PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 
 KÍ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI LỚP 12
 Giáo viên: Nguyễn Thị Lưu
 Tổ: Văn – Ngoại ngữ
 Năm học: 2020 – 2021
 Số điện thoại: 0977911233
 Năm học 2020 – 2021 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 1.1. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam 
(khóa XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ – TW về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Cùng với đó, 
ngày 28/11/2014 Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới 
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản toàn 
diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành 
Quyết định số 404/QĐ – TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo 
khoa giáo dục phổ thông. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định 
của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Chương trình giáo 
dục phổ thông mới – chương trình dạy học theo hướng phát huy phẩm chất, năng 
lực người học để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng đòi hỏi thực tế và bắt kịp 
xu hướng của thời đại.
 1.2. Chương trình, sách giáo khoa mới đã có sự thay đổi căn bản, toàn diện về 
quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình, nội dung giáo dục, 
phương pháp giáo dục, phương tiện, thiết bị dạy học và đặc biệt là đã kéo theo sự 
thay đổi về hình thức, phương pháp, công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
Nghị Quyết 29 của Trung ương Đảng yêu cầu: “Đổi mới căn bản hình thức và 
phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung 
thực, khách quan Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với 
đánh giá cuối học kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của 
người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội”. Đổi mới 
kiểm tra đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy học là động lực của đổi mới phương 
pháp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Nắm bắt được tầm quan trọng đó 
của việc đổi mới kiểm tra đánh giá, ngày 26/8/2020 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban 
hành Thông tư 26/2020 TT – BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế 
đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông kèm theo 
TT58/2011. Sự ra đời một cách kịp thời của thông tư đã cho ta thấy được đổi mới 
kiểm tra đánh giá là 1 khâu quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. 
Muốn đổi mới được kiểm tra đánh giá, người giáo viên phải được thấm nhuần từ 
những quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá, nguyên tắc, quy trình, hình thức, 
phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 
từ đó biết cách xây dựng công cụ, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ 
của học sinh về phẩm chất, năng lực.
 1.3. Xuất phát từ vị trí, đặc trưng của chủ đề Kí Việt Nam hiện đại trong 
chương trình Ngữ văn lớp 12.
 Trong chương trình Ngữ văn lớp 12 bên cạnh những thể loại thơ, truyện, 
kịch thì sách giáo khoa còn đưa vào 2 tác phẩm kí tiêu biểu, nổi bật là Người lái 
 2 Gần đây nhất là công trình luận án tiến sĩ khoa học giáo dục của tác giả Trần 
Thị Kim Dung với đề tài “Xây dựng một số công cụ đánh giá năng lực đọc hiểu 
của học sinh lớp 9 trong môn Ngữ văn”. Công trình đã xây dựng được những bộ 
công cụ kiểm tra đánh giá hiện đại nhằm phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh 
qua các kiểu loại văn bản khác nhau. Tuy nhiên, công trình cũng chỉ mới dừng lại 
ở việc đánh giá năng lc]j đọc hiểu chứ chưa đi sâu nghiên cứu các công cụ đánh 
giá năng lực viết, nói và nghe cua học sinh.
 Tuy nhiên các tác giả chỉ mới đề cập ở mức độ khái quát, có tính chất lí luận, 
cung cấp những kiến thức chung về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng 
lực học sinh chứ chưa đi sâu ứng dụng các công cụ kiểm tra đánh giá đó vào các 
đơn vị bài học cụ thể và đặc biệt là chủ đề Kí Việt Nam hiện đại.
 3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu
 Mục đích của tôi khi nghiên cứu vấn đề này là nhằm xây dựng được bộ công 
cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển phẩm 
chất, năng lực qua dạy học chủ đề Kí Việt Nam hiện đại lớp 12. Từ đó cung cấp 
cho giáo viên bộ công cụ để tiến hành kiểm tra đánh giá việc học tập của học sinh 
một cách thuận lợi, hiệu quả. Đồng thời nó cũng tích cực hóa hoạt động học tập 
của người học sinh.
 Đối tượng nghiên cứu: hai tác phẩm kí Việt Nam hiện đại trong chương trình 
Ngữ văn 12: Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng 
sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo 
định hướng phát triển phẩm chất, năng lực qua dạy học chủ đề Kí Việt Nam hiện 
đại lớp 12
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp thực nghiệm
 - Phương pháp đối chứng
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 6. Phạm vi nghiên cứu
 - Phạm vi kiến thức: xây dựng công cụ đánh giá trong việc dạy học chủ đề kí 
Việt Nam hiện đại.
 - Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Học sinh lớp 12 ở các trườngTHPT trên địa 
bàn.
 - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020.
 7. Đóng góp của đề tài
 4 PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 1. Cơ sở lý luận
 1.1. Khái niệm cơ bản
 1.1.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá:
 Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), chú ý nhiều đến việc 
xây dựng công cụ đánh giá như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được 
xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc 
các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá.
 Đánh giá là một quá trình thu thập, tổng hợp và diễn giải thông tin về đối 
tượng cần đánh giá (ví dụ kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh, kế hoạch dạy 
học, chính sách giáo dục), qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết 
về đối tượng.
 1.1.2. Hình thức đánh giá
 Có hai hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh được vận 
dụng trong nhà trường hiện nay là đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình) và 
đánh giá định kì (đánh giá tổng kết).
 Đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực 
hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và 
học sinh nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập. Đánh giá thường 
xuyên được xem là đánh giá vì quá trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của người học. 
Đánh giá thường xuyên được thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo 
dục, không bị giới hạn bởi số lần đánh giá. Mục đích chính là khuyến khích học 
sinh nỗ lực học tập, vì sự tiến bộ của người học.
 Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn 
học tập, rèn luyện nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học 
sinh so với yêu cầu cần đạt so với quy định trong chương trình giáo dục phổ thông 
và sự hình thành phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Đánh giá định kì thường 
được tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn học tập, nhằm đánh giá mức độ 
thành thạo của học sinh ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực
 1.1.3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá
 Để kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh 
đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, người giáo viên có thể 
sử dụng các phương pháp sau:
 * Phương pháp kiểm tra viết: Phương pháp kiểm tra phổ biến, được sử dụng 
đồng thời với nhiều học sinh cùng một thời điểm, được sử dụng sau khi học xong 
 6 tình huống của thực tiễn. Chúng ta có thể thấy rõ được khác nhau giữa đánh giá 
năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng qua bảng sau:
 Tiêu chí so Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kĩ 
 sánh năng
1. Mục đích - Đánh giá khả năng người học vận - Xác định vệc đạt được kiến 
đánh giá dụng các kiến thức, kĩ năng đã học thức, kĩ năng theo mục tiêu 
trọng tâm được vào giải quyết vấn đề thực của chương trình giáo dục;
 tiễn của cuộc sống. - Đánh giá, xếp hạng giữa 
 - Vì sự tiến bộ của người học so những người học với nhau.
 với chính mình.
2. Ngữ cảnh Gắn với ngữ cảnh học tập và thực - Gắn với nội dung học tập 
đánh giá tiễn cuộc sống của người học. (những kiến thức, kĩ năng, 
 thái độ) học được trong nhà 
 trường.
3. Nội dung - Những kiến thức, kĩ năng, thái độ - Những kiến thức, kĩ năng, 
đánh giá ở nhiều môn học, nhiều hoạt động thái độ ở một môn học cụ 
 giáo dục và những trải nghiệm của thể.
 bản thân người học trong cuộc - Quy chuẩn theo việc người 
 sống xã hội (tập trung vào năng đó có đạt hay không một nội 
 lực thực hiện); dung đã được học.
 - Quy chuẩn theo các mức độ phát 
 triển năng lực của người học.
4. Công cụ Nhiệm vụ, bài tập gắn với tình Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ 
đánh giá huống, bối cảnh thực tiễn. trong tình huống hàn lâm 
 hoặc tình huống thực.
5. Thời điểm Đánh giá ở mọi thời điểm của quá Thường diễn ra ở những thời 
đánh giá trình dạy học, chú trọng đến đánh điểm nhất định trong quá 
 giá trong khi học. trình dạy học, đặc biệt là 
 trước hoặc trong khi dạy.
6. Kết quả - Năng lực người học phụ thuộc - Năng lực của người học 
đánh giá vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài phụ thuộc vào số lượng câu 
 tập đã hoàn thành. hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã 
 - Thực hiện được nhiệm vụ càng hoàn thành.
 khó và phức tạp hơn thì sẽ được - Càng đạt được nhiều đơn vị 
 coi là có năng lực cao hơn. kiến thức, kĩ năng thì càng 
 được coi là có năng lực cao 
 hơn.
 8 Tóm lại, kiểm tra đánh giá có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học phát 
triển, phẩm chất năng lực cho học sinh, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của người 
học và chất lượng của quá trình dạy học.
 2. Cơ sở thực tiễn đề tài
 2.1. Chương trình Ngữ văn 2018 theo định hướng phát triển năng lực
 2.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình
 Chương trình Ngữ văn 2018 được xây dựng theo 5 quan điểm sau:
 Thứ nhất: Tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong chương trình tổng 
thể, xây dựng một chương trình chung cho cả 3 cấp học. Quan điểm này giúp cho 
việc xây dựng chương trình môn học Ngữ văn thống nhất với chương trình tổng 
thể, nhất quán với các môn học khác.
 Thứ hai: Chương trình được xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học như: Kết 
quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn hiện 
đại; Thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt 
Nam; Kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam và cập 
nhật xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung và chương trình môn 
Ngữ văn nói riêng. Cơ sở cuối cùng là phải căn cứ vào thực tiễn xã hội, giáo dục, 
điều kiện kinh tế và truyền thống văn hóa Việt Nam.
 Thứ ba: Lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm 
trục chính xuyên suốt cả ba cấp học. Lần đầu tiên việc xây dựng chương trình môn 
học này được thống nhất cùng một hệ thống là kĩ năng giao tiếp. Trước đây 
chương trình được xây dựng tách rời ở ba cấp học, mỗi cấp học được xây dựng 
theo một tiêu chí riêng. Chương trình tiểu học xây dựng theo chủ đề, chủ điểm; 
chương trình trung học cơ sở xây dựng theo sáu kiểu văn bản còn chương trình 
trung học phổ thông xây dựng theo thể loại. Việc xây dựng chương trình thống 
nhất theo trục rèn luyện kĩ năng giao tiếp sẽ đảm bảo được việc tích hợp tốt hơn, 
thể hiện rõ đặc điểm của chương trình phát triển năng lực, không lấy việc trang bị 
kiến thức làm mục tiêu giáo dục.
 Thứ tư: chương trình được xây dựng theo hướng mở. Tính chất mở của 
chương trình được thể hiện: Một là không quy định chi tiết về nội dung dạy học, 
các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói, nghe 
cho mỗi lớp, quy định khối kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một 
số văn bản, tác phẩm có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc. Hai là 
những văn bản, tác phẩm được chương trình nêu lên trong phần cuối văn bản chỉ là 
sự gợi ý về ngữ liệu, minh họa về thể loại, kiểu loại văn bản. Ba là cho phép các 
tác giả sách giáo khoa chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các nội dung dạy 
học cụ thể theo yêu cầu phát triển chương trình. Bốn là cho phép giáo viên được 
lựa chọn sách giáo khoa. Năm là việc đánh giá kết quả học tập cuối năm, cuối cấp 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_bo_cong_cu_kiem_tra_danh_gia.doc