Sáng kiến kinh nghiệm Xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học Lịch sử ở Trường THPT Sáng Sơn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học Lịch sử ở Trường THPT Sáng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học Lịch sử ở Trường THPT Sáng Sơn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÁNG SƠN =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học Lịch sử ở Trường THPT Sáng Sơn. Tác giả sáng kiến: Phạm Thị Tuyết Nhung Mã sáng kiến: 18. 57. 01 Vĩnh Phúc, Năm 2019 Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị Tuyết Nhung ở mỗi nước lại có biết bao nhiêu sự kiện lớn, nhỏ, phức tạp. Ở mỗi xã hội lại có biết bao nhiêu quan hệ chằng chéo. Vì vậy giáo viên không thể dạy cho học sinh học hết tất cả, mà phải học cái gì thật cơ bản. Kiến thức cơ bản không có nghĩa là sự cắt xén, mà cần là sự lựa chọn, truyền thụ thích hợp, có nguyên tắc, có phương pháp. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản, từ thực tiễn dạy học hiện nay ở Trường THPT, tôi nhận thấy đây là một việc làm hết sức cần thiết. 1.2. Thực trạng của đề tài 1.2.1. Sơ lược lịch sử của đề tài. Các luận điểm, các kết quả trước đó Xác định và truyền thụ kiến thức trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một vấn đề quan trọng, đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. * Về tài liệu nước ngoài: Thông qua các tài liệu đã được dịch, chúng tôi thấy vấn đề xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản đã được nghiên cứu, nhấn mạnh ở từng góc độ khác nhau, tiêu biểu trong một số công trình nghiên cứu sau: Tiến sỹ Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” đã nhấn mạnh: “Cần phải xác định kiến thức cơ bản trong dạy học qua việc sử dụng hợp lý sơ đồ mối quan hệ giữa sách giáo khoa và nội dung bài giảng”. Cũng trong tác phẩm này, tiến sỹ đã trình bày một số biện pháp, phương pháp dạy học. “Cần phối hợp các biện pháp, phương pháp dạy một cách nhuần nhuyễn, thích hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh”. Như vậy, tiến sỹ Đairi đã dề cập đến tầm quan trọng cũng như một số yêu cầu, biện pháp để xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh trong dạy học lịch sử. M.A.Đainilôp trong cuốn “lý luận dạy học ở trường phổ thông, một số vấn đề lý luận dạy học hiện đại”, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Từ đó Trường THPT Sáng Sơn 2 Môn Lịch Sử Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị Tuyết Nhung chủ động, sáng tạo của học sinh qua giờ học lịch sử ở trường phổ thông”, của Nguyễn Tuyết Nhung (PTTH Trương Định – HN ), tác giả đã viết: “Qua nội dung của bài, cần xác định những kiến thức cơ bản, những ý chính, những vấn đề quan trọng nhất”. Từ đó, dự kiến các phương pháp và biện pháp giảng dạy trên lớp để phù hợp với loại đối tượng học sinh. Hay trong bài: “Góp phần đổi mới phương pháp dạy sử ở trường PTTH” của Phan Đình Bưởi (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh) đã nêu lên một trong những thao tác hàng đầu để dạy sử là: “Lựa chọn được sự kiện cơ bản, điển hình” và “ trọng tâm bài giảng là phần kiến thức cơ bản nhất trong giờ sử, giáo viên bằng tài nghệ của mình, mô tả tường thuật, phân tích giảng giải cho học sinh hiểu rộng, hiểu sâu kiến thức đó để hiểu cả bài và làm cơ sở cho bài sau”. Trong các tạp chí nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu giáo dục, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này như: Nguyên Thị Côi: “Mấy ý kiến về đổi mới biên soạn và giảng dạy lịch sử Việt Nam”. TCNCGD số 3 – 1993; Phan Ngọc Liên: “Đổi mới phương pháp giảng dạy lịch sử”, NCLS số 12 – 1998; Trần Đá Đệ: “Một số vấn đề nội dung và phương pháp dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12”. (cải cách giáo dục trường ĐHSPHN). Mỗi tác phẩm nghiên cứu đều khai thác một vấn đề cụ thể hoặc từng khía cạnh khác nhau của vấn đề, song đều nêu lên ý kiến làm thế nào để giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu kiến thức cơ bản, nâng cao hiệu quả trong dạy học lịch sử. Như vậy, chúng tôi thấy việc nghiên cứu vấn đề xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử cho học sinh đã được quan tâm, nghiên cứu và thu được một số kết quả. Nhưng nhìn chung, mỗi công trình chỉ đề cập và giải quyết một hoặc một số khía cạnh khác nhau của vấn đề, đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu nào giải quyết sâu sắc các nguyên tắc xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong môn lịch sử ở trường THPT nói chung, cũng như cho từng khóa trình, từng chương, từng bài cụ thể. Do đó, vấn đề này vẫn luôn đặt ra với các nhà nghiên cứu, đặc biệt với giáo viên dạy lịch sử nói chung, giáo viên dạy lịch sử ở Trường THPT Sáng Sơn 4 Môn Lịch Sử Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị Tuyết Nhung nhiều, rất hấp dẫn. Thực tế này rất đáng để cho chúng ta, nhất là những giáo viên lịch sử phải suy nghĩ. Một thực tế nữa hiện tượng học sinh học lệch, phần lớn cho rằng lịch sử chỉ là môn phụ chỉ cần học thuộc lòng, Từ thực tiễn trên đây, tôi thấy rằng việc xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh trong dạy học lịch sử là rất cần thiết, và nó có vai trò to lớn, quyết định sự hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn, tôi sẽ tập trung vào nghiên cứu, tìm hiểu các biện pháp xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh ở Trường THPT Sáng Sơn; đồng thời, bước đầu vận dụng các biện pháp đó vào bài lịch sử cụ thể. 2. Tên sáng kiến: Xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học Lịch sử ở Trường THPT Sáng Sơn. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Phạm Thị Tuyết Nhung - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn – Xã Đồng Thịnh – Huyện Sông Lô – Tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0974. 425. 689. - Email: phamthituyetnhung.gvsonglo@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Tuyết Nhung 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Lĩnh vực: Giáo dục và Đào tạo. - Vấn đề sáng kiến giải quyết: Trên cơ sở tìm hiểu lí luận về phương pháp dạy học môn lịch sử nói chung, việc xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử nói riêng, sáng kiến này sẽ đi sâu tìm hiểu các nguyên tắc để xác định và các biện pháp để truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử ở trường THPT Sáng Sơn. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10 - 11 -2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn 6 Môn Lịch Sử Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị Tuyết Nhung sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hoá chung của nhân loại, và không có bộ phận quan trọng này thì không thể coi việc giáo dục con người là hoàn thành đầy đủ. Mục đích của công việc dạy học lịch sử là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở cho học sinh nhận thức được sự phát triển của quy luật lịch sử; Truyền thụ cho học sinh ý nghĩa của quá khứ và tiếp tục trong hiện tại, dẫn dắt học sinh hiểu vai trò của con người trong cộng đồng, trong thế giới nói chung. Đối với người học lịch sử, câu hỏi đặt ra là: Nghiên cứu, học tập lịch sử để làm gì? G.Bê-Linxki đã nói: “Chúng ta hỏi dĩ vãng, bắt nó phải giải thích hiện tại và dự đoán tương lai cho chúng ta”, tức là học lịch sử phải biết liên hệ quá khứ với hiện tại. Từ hiểu biết lịch sử quá khứ, người học lịch sử tự rút ra bài học bổ ích cho hiện tại và tương lai. Chúng ta thấy rằng, để đạt được mục đích trong dạy học lịch sử, yêu cầu được đặt ra cho cả hai phía người dạy và người học: Dạy cái gì? Học để làm gì? Trong thời đại ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, thì việc giảng dạy bộ môn lịch sử nói chung và ở Trường THPT nói riêng càng cần được nhấn mạnh và coi trọng hơn. Bởi vì, nếu con người nắm vững được những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc, họ sẽ hiểu được sâu sắc nguồn gốc của mọi vấn đề: con người, lãnh thổ, chiến tranh, hoà bình, tiềm năng và giúp họ trở thành những con người có ý thức trên hành tinh chúng ta. Từ đó, họ ý thức, giữ gìn, phát huy những bản sắc truyền thống văn hoá của dân tộc mình, có trách nhiệm đối với việc bảo vệ và xây dựng đất nước. Để môn lịch sử luôn được coi trọng, phát huy được vị trí, ý nghĩa của mình, phải không ngừng nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, mà yếu tố then chốt ở đây là phải đổi mới phương pháp dạy học. Như nhà sử học Nga Pasutô đã nói: “muốn đào tạo con người phù hợp với thời đại, chúng ta phải không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dạy học. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, sự hứng thú hấp dẫn ngày càng tăng với hiện tại không hề làm giảm bớt sự chú ý của chúng ta đối với Trường THPT Sáng Sơn 8 Môn Lịch Sử Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị Tuyết Nhung vô hạn với thời gian học tập có hạn. Để giải quyết mâu thuẫn trên, một trong những giải pháp hàng đầu là phải lựa chọn đúng đắn những vấn đề cơ bản của nội dung học tập cho phù hợp với giới hạn thời gian mà vẫn đảm bảo được yêu cầu, mục đích của việc dạy học đạt tới sự phát triển toàn diện học sinh tốt nhất. Trong dạy học lịch sử cũng vậy, giáo viên không thể truyền thụ cho học sinh hết những kiến thức của khoa học lịch sử, mà phải tuỳ từng đối tượng học sinh, tuỳ từng nội dung học tập để lựa chọn cung cấp cho học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản của bài học. Vậy thì, kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử là gì? Trước hết, để hiểu “kiến thức cơ bản”, chúng ta phải hiểu “cơ bản” là gì? “Cơ bản” không phải là một khái niệm chỉ sự vật mà là khái niệm về các mối quan hệ giữa các sự kiện - hiện tượng. Nói đến cơ bản không chỉ tìm hiểu “Cơ bản là gì?”, mà chủ yếu đi tìm hiểu “Cơ bản là cái gì?”, “Cơ bản đối với ai?”, “Đâu là cơ bản?”. Vì vậy, khi nói đến cơ bản thực chất là nói đến sự lựa chọn. Đây chính là những vấn đề cần được đặt ra và giải quyết khi giáo viên lựa chọn kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử. Kiến thức cơ bản trong dạy học lịch sử tuỳ thuộc vào quan điểm và yêu cầu về khoa học lịch sử và khoa học giáo dục, có thể thay đổi theo thời gian, không gian và đối tượng học tập. Hay nói cách khác: kiến thức cơ bản không tuyệt đối, cứng nhắc. Một đơn vị kiến thức là cơ bản ở giai đoạn này, đối với khối lớp này, nhưng ở giai đoạn khác, đối với khối lớp khác nó lại không là cơ bản nữaCơ bản là “sự lựa chọn” phụ thuộc vào chủ thể nhận thức và mục đích nhận thức. Tuy nhiên, cái cơ bản trong dạy học lịch sử bao giờ cũng có hai mặt: một mặt nó là nội dung cốt lõi, thiết yếu của khoa học lịch sử, mà nhờ nó học sinh có thể hình dung được lịch sử đã xảy ra như thế nào; mặt khác, những nội dung đó phải có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhân cách học sinh. Trước đây và cả hiện nay, trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, vẫn tồn tại nhiều quan điểm không đúng về kiến thức cơ bản. Nhiều người cho rằng kiến thức cơ bản là sự tóm tắt lại những kiến thức trong sách giáo khoa - Trường THPT Sáng Sơn 10 Môn Lịch Sử Sáng kiến kinh nghiệm Phạm Thị Tuyết Nhung cơ bản, có sự kiện không cơ bản. Khi dạy lịch sử, người giáo viên phải biết lựa chọn sự kiện cơ bản để khắc sâu cho học sinh. Sự kiện cơ bản là sự phản ánh những biến cố, hiện tượng chi phối một phạm vi nhất định của quá trình xã hội. Theo các tác giả phương pháp dạy học lịch sử, thì kiến thức cơ bản chính là những sự kiện lịch sử tiêu biểu có thể vẽ lên bức tranh quá khứ một cách chân thực nhất, và làm cho học sinh phân biệt được các thời kì lịch sử của các quốc gia khác nhau. Đó là những khái niệm lịch sử cơ bản nhất, những quy luật, những nguyên lí, lí thuyết, tư tưởng nhất định, quan điểm chủ yếu giúp học sinh hiểu đúng đắn lịch sử và tự hình thành một cơ sở lí luận để tiếp tục học tập và nghiên cứu. Đó là những phương pháp cơ bản để lĩnh hội những kiến thức và đổi mới tri thức cũ, bước đầu biết vận dụng tri thức vào hoạt động thực tiễn. Như vậy, trong dạy học lịch sử phải biết xác định đúng kiến thức cơ bản mới đảm bảo và nâng cao được chất lượng học tập. Kiến thức cơ bản ngoài các sự kiện, các khái niệm, còn bao hàm các yếu tố ấy để làm sáng tỏ: “tính hệ thống, tính toàn diện, tính hiện đại của sự kiện lịch sử”. - Tính hệ thống thể hiện ở việc nắm các sự kiện trong mối liên hệ biện chứng, tác động qua lại, nguyên nhân và kết quả của nhau. - Tính toàn diện thể hiện ở việc hiểu biết lịch sử một cách đầy đủ trên mọi mặt của đời sống xã hội: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá - Tính hiện đại thể hiện ở các mặt sau: + Học lịch sử đến ngày nay, những sự kiện vừa xảy ra. + Cung cấp những kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất. + Dựa trên những cơ sở của quan điểm và tư tưởng cách mạng khoa học nhất để nhận thức lịch sử. Chỉ khi nào giáo viên lịch sử nhận thức đúng các nhân tố trên đây thì mới xác định và truyền thụ tốt kiến thức cơ bản cho học sinh; mới có thể khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách chân thật, giúp học sinh phân biệt được lịch sử cụ thể của các thời kì, các quốc gia khác nhau, phản ánh được quy luật phát triển xã hội. Trường THPT Sáng Sơn 12 Môn Lịch Sử
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xac_dinh_va_truyen_thu_kien_thuc_co_ba.doc
- Đơn đề nghị Sáng kiến kinh nghiệm Xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học Lịch sử ở Tr.doc
- Phiếu đăng kí Sáng kiến kinh nghiệm Xác định và truyền thụ kiến thức cơ bản trong dạy học Lịch sử ở.doc