Sáng kiến kinh nghiệm Xác định nội dung và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 đến 1945
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xác định nội dung và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 đến 1945", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xác định nội dung và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 đến 1945

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, thế giới đã và đang có nhiều chuyển biến, quá trình hội nhập và xu thế toàn cầu hóa mang đến những cơ hội và thách thức đối với các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Giáo dục Việt Nam đang chuyển dần từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận hình thành và phát triển năng lực, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Phải tuyệt đối tránh nhồi sọ”, “Không nên học thuộc lòng từng câu từng chữ”,“Tuyệt đối không nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều”. Nghị quyết số 29-NQ/TW(2013) của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóaXI) nêu rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Đa dạng hoá hình thức tổ chức học tập, coi trọng cả dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo, tập dượt nghiên cứu khoa học.. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã đề ra mục tiêu về Hoạt động trải nghiệm hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động... ,giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập. Đối với môn Lịch sử, Hoạt động trải nghiệm đã và đang được vận dụng ở trường phổ thông gắn lý thuyết với thực tiễn, học đi đôi với hành. Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1930 đến năm1945, là giai đoạn sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Đây là giai đoạn quan trọng có nhiều nội dung để giáo viên tổ chức dạy học trải nghiệm kết hợp giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, dạy học gắn với di sản văn hóa, giáo dục trong nhà trường gắn với thực tiễn, là một trong những giải pháp đổi mới giáo dục giúp nâng cao chất lượng dạy học. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: "Xác định nội dung và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 đến 1945” để nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1 Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử ở nhà trường THPT. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết Tiến hành thu thập tài liệu qua sách, báo, các văn bản liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó để phân tích, tổng hợp và rút ra những vấn đề cần thiết của đề tài. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Trong quá trình nghiên cứu, bản thân sử dụng các phương pháp như: điều tra thực tế qua dự giờ, điều tra trong GV và HS, quan sát sản phẩm, thực nghiệm sư phạm, tổng kết kinh nghiệmĐó là những cơ sở cho việc triển khai cũng như khả năng ứng dụng của đề tài. 3 - Phương thức thể nghiệm, tương tác: tạo điều kiện cho học sinh giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng( diễn đàn, đóng kịch, hội thi, trò chơi). - Phương thức cống hiến: tạo điều kiện cho học sinh mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp, cống hiến thông qua hoạt động tình nguyện, lao động công ích,tuyên truyền. - Phương thức nghiên cứu: tạo điều kiện cho học sinh tham gia dự án nghiên cứu nhờ trải nghiệm thực tế. Giáo dục nước ta đang thực hiện bước chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Trong quá trình học tập trải nghiệm, tùy từng nội dung mà lựa chọn cách thức tổ chức nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh. 3. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động giáo dục do nhà trường định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống. Nội dung HĐTN rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng. HĐTN đã giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng kiến thức đã được học vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng hơn. HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú tạo điều kiện cho việc giáo dục học sinh sinh động hơn, nhẹ nhàng, hấp dẫn hơn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các HĐTN, giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình. HĐTN có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trườn, giúp HS được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của HĐTN. Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được. Mục tiêu quan trọng của hoạt động học tập là lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người và thế giới xung quanh bằng nhiều con đường khác nhau để phát triển nhân cách. Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho học sinh nhiều vốn sống kinh nghiệm phong phú. 4. Các phẩm chất, năng lực được hình thành qua hoạt động trải nghiệm 4.1. Phẩm chất 5 - Năng lực công nghệ: Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của các thiết kế, vận dụng được tư duy thiết kế trong tìm tòi, sáng tạo. - Năng lực thẩm mỹ: là nhận diện và cảm thụ cái đẹp, biết thể hiện được cái đẹp trong hành vi, trong lời nói, trong sản phẩm . Biết được giá trị của cuộc sống và trân trọng giá trị đó, đề xuất ý tưởng, thể hiện ý tưởng sáng tạo. - Năng lực thể chất: là khả năng sống thích ứng và hài hòa với môi trường, với tự nhiên, biết rèn luyện sức khoẻ thể lực và nâng cao sức khoẻ tinh thần. - Năng lực tin học: là khả năng sử dụng thiết bị kỹ thuật số, máy tính để tìm kiếm thông tin phục vụ tích cực và hiệu quả cho học tập và cuộc sống. - Năng lực tính toán: Biết suy luận và giải quyết vấn đề logic, hiệu quả, biết tạo sự kết nối giữa toán học với cuộc sống hằng ngày. - Năng lực ngôn ngữ: là khả năng hiểu và phản hồi tích cực các nội dung đã nhận thức. Biết trình bày và bảo vệ quan điểm cá nhân. Có khả năng nghe, hiểu và chắt lọc những thông tin quan trọng từ các cuộc thảo luận, đối thoại. 4.4. Năng lực đặc thù của hoạt động trải nghiệm Ngoài những năng lực chung, năng lực chuyên môn thì hoạt động trải nghiệm còn có những năng lực đặc thù. - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Hiểu biết về bản thân và môi trường sống, kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi. Thay đổi được cách suy nghĩ, biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ, hoàn cảnh mới. Thể hiện được khả năng tự học, sự tự tin trong giao tiếp, ứng xử và trong các mối quan hệ - Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động, đánh giá hoạt động. Có thái độ làm việc nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao. Biết đóng góp vào thành công chung, luôn tuân thủ và chấp hành với quyết định của tập thể. - Năng lực định hướng nghề nghiệp: là khả năng hiểu biết về nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp, kĩ năng ra quyết định và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 THPT 1. Vị trí của chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 Theo chương trình THPT môn Lịch sử, phần lịch sử Việt Nam lớp 12 chiếm một vị trí quan trọng. Đây là thời kỳ lịch sử có nhiều biến động, được đánh dấu mở đầu bằng cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và kết thúc bằng sự kiện Đảng, nhà nước ta tiến hành đổi mới và thực hiện kế hoạch 5 năm 1996- 2000. 7 ngôn ngữ, tính toán), năng lực đặc thù. Từng bước hình thành và phát triển năng lực giải quyết các tình huống và vấn đề thực tiễn. 3. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 12 THPT HS lớp 12 THPT thường có độ tuổi từ 17 đến 18 tuổi, đây là lứa tuổi thanh niên, sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này chịu tác động của hai yếu tố: sinh lý và xã hội. Sự phát triển về mặt cơ thể tạo cho các em có nhiều hứng thú hoạt động xã hội và trong nhiều lĩnh vực khác. a. Đặc điểm về hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ - Trong hoạt động học tập: về nội dung, phương thức, mục đích, cách thức học tập... khác xa với các cấp học trước, hoạt động tự học tự nghiên cứu được phát triển cao. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, HS tiếp cận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, HS không thỏa mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn. Các em nảy sinh sự lĩnh hội độc lập tri thức và phát triển các kĩ năng. - Đặc điểm các sự phát triển trí tuệ: Sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi này là tính chủ định giữa vai trò thống trị, tư duy mang tính chất trừu tượng cao. Khi giải quyết các vấn đề tư duy thì có phương pháp phản đề, lật ngược vấn đề để xem lại. b. Những đặc điểm nhân cách chủ yếu - Về sự tự ý thức Ở lứa tuổi này các em đã tự mình giải quyết các công việc, thể hiện được thái độ của cá nhân đối với công việc xung quanh như bằng lòng hay không bằng lòng. Tự ý thức phát triển, biết tự kiềm chế những hành vi, hành động không đúng đắn của mình. - Giao tiếp với đời sống tình cảm: Giao tiếp thường xảy ra trong các nhóm tâm lý có cùng sở thích nhu cầu hoặc đôi bạn. Các em có nhu cầu cống hiến cho xã hội rất nhiều nhưng do khả năng hiện có cũng đang còn hạn chế. - Sự hình thành thế giới quan: Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì các em sắp bước vào cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người. III. TÌNH HÌNH DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 12 Ở CÁC TRƯỜNG THPT HIỆN NAY 1. Quan điểm về việc dạy học trải nghiệm 1.1. Về phía học sinh 9 HĐTN trong DHLS đã được GV nhận thức đúng tầm quan trọng của nó, song thực hiện điều này trong thực tiễn dạy học để đạt hiệu quả cao cần phải hội tụ đủ các điều kiện cơ bản như xây dựng kế hoạch rõ ràng, lựa chọn nội dung kiến thức, thời gian thích hợp để tổ chức, phải khảo sát địa điểm tổ chức HĐTN... 2. Những thuận lợi và khó khăn Đối với học sinh THPT, đây là giai đoạn mà cơ thể phát triển mạnh nhất, sung sức nhất tạo cho các em nhiều hứng thú trong các hoạt động để tăng tầm hiểu biết nên được các em rất yêu thích. Mặt khác, những kiến thức trong giờ học căng thẳng nên khi được định hướng với những cách thức, biện pháp tìm hiểu mới về kiến thức học thì học sinh thấy bổ ích, thấy được việc mình làm trong cuộc sống hàng ngày... HĐTN là một phương pháp, hình thức dạy học mới. Hình thức này được GV vận dụng linh hoạt trong các tiết học Lịch sử nhằm phát triển năng lực và nhân cách toàn diện cho HS. HĐTN có thể được xây dựng theo chủ đề, mang tính tích hợp và phân hóa cao, hình thức, phương pháp tổ chức đa dạng phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS THPT, nhằm giúp HS tự trải nghiệm và phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình. Tuy nhiên, HĐTN trong DHLS gặp nhiều khó khăn như kinh phí tổ chức các hoạt động, HĐTN còn khá mới mẻ nên GV còn thiếu kinh nghiệm trong công tác tổ chức, HS chưa thật sự hứng thú với môn Lịch sử... Nhưng để nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử, HĐTN không thể không được thực hiện, chúng ta nắm vững nó để khắc phục khó khăn và phát huy những thuận lợi. 3. Hiệu quả của việc HĐTN cho học sinh qua dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 đến 1945 Kiến thức lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 đến 1945, có một vị trí quan trọng. Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1930 đến 1945, có nhiều nội dung để giáo viên tổ chức dạy học trải nghiệm kết hợp giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, dạy học gắn với di sản văn hóa, giáo dục trong nhà trường gắn với thực tiễn, là một trong những giải pháp đổi mới giáo dục giúp nâng cao chất lượng dạy học. Tổ chức HĐTN là một hình thức đưa lại hiệu quả cao rèn luyện tư duy sáng tạo, thiết lập được mối quan hệ thầy - trò, kích thích hứng thú học tập, tăng cường sự tự tin cho học sinh, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, giáo dục lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương. “Học đi đôi với hành”, “Lý luận gắn với thực tiễn” thực sự phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo đem lại niềm vui, hứng thú học tập lịch sử cho học sinh. Dạy học trải nghiệm trong Lịch sử có ưu thế rất lớn trong việc phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Thông qua các hình thức dạy học trải nghiệm sẽ thực hiện được mục tiêu đào tạo ra những con người có hoài bão, yêu nước, có lòng nhân ái,có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, có khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ cá nhân và hợp tác tập thể, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn...,qua đó tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập Lịch sử. 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_xac_dinh_noi_dung_va_cach_thuc_to_chuc.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Xác định nội dung và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phầ.pdf