Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lí học đường cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lí học đường cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lí học đường cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 0 1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................1 3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................1 4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................3 1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................................3 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................3 1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................5 1.2.1. Những khảo sát chung .....................................................................................5 1.2.2. Khảo sát về sự ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến tâm lí học sinh .....................7 1.2.3. Khảo sát về một tình huống thực tiễn......................................................................8 2. Khả năng vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lý học đường ............................................................................................10 2.1. Những đặc trưng của môn Ngữ văn và khả năng ứng dụng môn học vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lý học đường ...........................................................10 2.2. Tiềm năng của văn bản Chiếc thuyền ngoài xa đối với hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lí học đường ...............................................................................................12 2.3. Thiết kế hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh lớp 12 THPT bằng việc vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa.............................................................13 2.3.1. Nguyên tắc thiết kế kế hoạch tư vấn, hỗ trợ ..................................................13 2.3.2. Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ tâm lí lồng ghép trong dạy học văn bản Chiếc thuyền ngoài xa........................................................................................................15 2.4. Kết quả thực nghiệm....................................................................................19 2.4.1. Thực nghiệm qua khảo sát đối chứng............................................................19 2.4.2. Thực nghiệm qua khảo sát trải nghiệm sáng tạo............................................25 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................32 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................33 Phụ lục ....................................................................................................................34 0 – Quan sát. – Điều tra. – Thực nghiệm. 2 mối quan hệ với các gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác; Tư vấn, hỗ trợ học sinh về kĩ năng giao tiếp ứng xử trong tình bạn, đặc biệt là tình bạn khác giới, tình yêu học trò, hình thành thái độ và các giá trị tích cực trong tình bạn, tình yêu. Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến sự phát triển bản thân là những nội dung quan trọng, thiết thực giúp các em giải quyết những câu hỏi “Tôi có khả năng gì?”, “Tôi là ai trong thế giới?” “Tôi có thể trở thành người như thế nào trong tương lai?” bằng việc tự nhận thức các vấn đề về sự trưởng thành của bản thân; nâng cao kĩ năng xã hội như khả năng tự chủ cảm xúc, kĩ năng ứng phó với khó khăn trong cuộc sống, học tập và các mối quan hệ; coi trọng cũng như phát huy sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân. Lứa tuổi học sinh phổ thông gặp nhiều khó khăn trong phát triển bản thân. Trước hết đó là việc xây dựng hình ảnh bản thân với mong muốn hoàn hảo tương đối về ngoại hình. Rất nhiều trong số các em đã tìm mình một mẫu hình lí tưởng thành công trong sự nghiệp và cống hiến xã hội. Vì thế, rất nhiều hạn chế, ngộ nhận trong nhận thức, hiểu biết đã bộc lộ: khó khăn trong việc đánh giá bản thân; suy sụp, lo âu, bi quan do thất bại trong trải nghiệm hoặt thiếu hụt các kĩ năng khẳng định bản thân... Cuộc sống hiện đại có tác động lớn tới tâm lí của con người nói chung, trong đó có học sinh. Ảnh hưởng về định hướng xã hội, ảnh hưởng về yếu tố kinh tế xã hội và văn hóa gia đình đều có tác động rất lớn tới các em. Từ việc lựa chọn và hình thành các giá trị sống có sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, vượt qua sự thực dụng, ích kỉ, thiển cận, vô cảm trong lối sống và suy nghĩ đến việc định hướng về lối sống, cách sống và học tập trong tương lai đều tác động rất lớn tới các em. Tại thời điểm này, yếu tố gia đình cần được đặt lên hàng đầu, bố mẹ phải trở thành tác nhân quan trọng trong việc trợ giúp học sinh vượt qua những khó khăn đó. Mạng xã hội và những tác động trái chiều của nó cũng là một vấn đề. Bên cạnh những ưu điểm được khảo sát, khẳng định thì rất nhiều những ảnh hưởng tiêu cực của nó cũng được thống kê. Việc tiếp nhận khối thông tin khổng lồ chưa được kiểm chứng, xử lí, sàng lọc, có nguy cơ nhiễm độc khiến học sinh trở thành tội nhân hoặc nạn nhân của khống chế hoặc bị khống chế, lừa đảo, lợi dụng, lạm dụng Nghiện mạng xã hội cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập và các quan hệ xã hội của học sinh. Lệ thuộc vào mạng xã hội về thời gian, không gian sống ảo khiến các em trở thành con người “trơ” về cảm xúc, hành vi, nhân cách. Cùng với việc tiếp thu những giá trị tốt đẹp, những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến việc hội nhập quốc tế cũng khiến cho học sinh sống thực dụng, máy móc, duy lí, cực đoan hơn trong tâm lí. Đủ tin tưởng để sẻ chia, đủ kĩ năng, kinh nghiệm, đồng cảm để tư vấn là yếu tố quan trọng trong quá trình tư vấn. Để tạo dựng niềm tin đó, trước hết giáo viên thực hiện tư vấn cần tuân thủ những yêu cầu về đạo đức như bảo mật thông tin, tôn trọng học sinh, trung thực và trách nhiệm. Chỉ khi tần số cảm xúc giữa người tư vấn và đối tượng tư vấn có sự tương đồng thì mọi vấn đề mới được giải quyết một cách đầy đủ, thấu đáo và công việc tư vấn mới thực sự đạt hiệu quả. Hỗ trợ, tư vấn học 4 như kỉ cương nề nếp bị nới lỏng chính là cơ hội để tệ nạn xã hội xâm nhập vào từng “tế bào xã hội”. Lượng tội phạm là trẻ em tăng cao đang là nỗi lo của mỗi gia đình và toàn xã hội. Chuyện trẻ em sử dụng vật dụng có tính sát thương khi giao tiếp căng thẳng là chuyện không thể tránh khỏi. Tại sao tư vấn, hỗ trợ tâm lí lại thực sự trở nên quan trọng trong giai đoạn hiện nay (?!), đó không chỉ là trăn trở của chúng tôi – những giáo viên trực tiếp làm công tác dạy học, chủ nhiệm mà còn là của toàn xã hội. Bởi chúng ta đang sống, làm việc với một thế hệ khá đặc biệt - thế hệ Gen Z. Gen Z (Generation Z) hay còn gọi là thế hệ Z là thuật ngữ được dùng để chỉ nhóm người được sinh ra từ khoảng năm 1997 đến 2012. Do được sinh ra vào thời kì bùng nổ internet nên nhóm này còn có rất nhiều tên gọi như iGeneration, Homeland Generation, Net Gen, Digital Natives, Neo-Digital Natives, Pluralist Generation, Internet Generation, Centennials, Hậu – Millennials, Zoomer, Gen Wii, Gen-Tech (trích dẫn nguyên bản từ tài liệu tham khảo). [17] Sinh ra và lớn lên trong giai đoạn bùng nổ của công nghệ kĩ thuật số, mạng xã hội hay thiết bị di động nên Gen Z đã nhận thức được sức mạnh của công nghệ thông tin, truyền thông đại chúng và trải nghiệm ảo của toàn cầu hóa. Đặc điểm tính cách nổi bật của nhóm này đó là luôn “tìm kiếm và tôn trọng sự thật”, đặc biệt đề cao cái tôi và sự tự do cá nhân, yêu thích sự tự chủ kể cả trong cuộc sống và tài chính. Thời đại đã tạo cho nhóm này nét tính cách đặc thù “dám nghĩ dám làm”. Ngoài ra, Tiến sĩ Jean Twenge – tác giả của cuốn sách nghiên cứu iGen: Why Today’s Super-Connected Kids Are Growing Up Less Rebellious, More Tolerant, Less Happy (Tạm dịch: iGen: Tại sao những đứa trẻ đang trưởng thành ngày nay ít nổi loạn hơn, dễ cảm thông, nhưng lại thiếu hạnh phúc) đã chỉ ra một số đặc điểm khác biệt của thế hệ Gen Z so với lứa thế hệ trước đó như sau: • Dễ thấu hiểu và đồng cảm với các vấn đề xã hội, chẳng hạn như cách biệt văn hóa, xu hướng tính dục, phân biệt chủng tộc • Họ quan tâm nhiều hơn về sức khỏe tinh thần, vấn đề tâm lý, cảm xúc” (dẫn nguyên bản từ tài liệu tham khảo – [17]) Bài viết cũng chỉ ra những tiêu cực nổi bật của nhóm này như: thế hệ lo âu/trầm cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tâm lý, được bao bọc quá nhiều... Chính vì điểm đặc biệt của thế hệ này nên phụ huynh luôn phải đau đầu với câu hỏi “Con tôi học giỏi nhưng hành động quái dị?”. Đó không chỉ là khó khăn của người làm cha, làm mẹ mà còn là khó khăn các nhà sư phạm trong việc tiếp cận tâm lí và định hướng tương lai cho học sinh. Bằng việc khảo sát trên một số vấn đề thuộc về thế hệ Gen Z và xã hội cùng những khó khăn mà học sinh bậc trung học phổ thông gặp phải, chúng tôi nhận thấy rằng, áp lực từ vấn đề gia đình, xã hội và đặc điểm thế hệ khiến cho các em có nhiều suy nghĩ và lối hành xử vượt khỏi ngưỡng “hiểu” và “chia sẻ” của gia đình và xã hội. Hội chứng lo âu quá mức, những hành động thiếu kiểm soát, tổn thương sâu sắc về tâm lí hoặc tổn thất tính mạng đang diễn ra ở học sinh đang khiến xã hội bất ngờ, phụ huynh hoảng sợ, các 6 chán nản mà còn khiến các em có xu hướng đối xử bạo lực đối với người khác. Đây là hậu quả vô cùng nguy hiểm đối với cả gia đình và xã hội. Chứng kiến hành vi bạo lực của bố đối với mẹ nhiều học sinh nữ cho rằng vì mẹ là phụ nữ, chân yếu tay mềm nên bị bố ức hiếp, bắt nạt, từ đó các em trở nên bướng bỉnh, bất cần và có xu hướng ứng xử như con trai. Mong muốn mình là con trai hoặc mạnh mẽ như con trai để bảo vệ mẹ và để không ai có thể bắt nạt được mình có lẽ là khao khát của nhiều em. Chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình, nhiều học sinh nam đã lạm dụng rượu và các chất kích thích, có nguy cơ cao trở thành tội phạm. Hiện nay, số lượng học sinh vi phạm pháp luật không ngừng gia tăng. Việc bị bạo lực hoặc chứng kiến hành vi bạo lực trực tiếp đã làm các em tổn thương nghiêm trọng trong tâm hồn. Ám ảnh bởi hành vi bạo lực khiến các em trở nên bất an, rối loạn, lì lợm và hay nói dối. Những vết thương trên thân xác có thể được chữa lành, nhưng những vết thương tâm hồn sẽ kéo dài suốt cuộc đời các em. Trong nhiều trường hợp các em bế tắc, mong muốn tìm cho mình lối thoát bằng việc tìm đến cái chết, sống lang thang hoặc tham gia băng nhóm, sa vào các tệ nạn xã hội hoặc vi phạm pháp luật. Những gia đình có bạo lực thường để lại di chứng nặng nề cho con cái của họ. Tình trạng bạo lực gia đình kéo dài khiến một số học sinh dần rơi vào trạng thái lãnh cảm, không thích giao tiếp, hoặc không dám kết thân với người khác, thiếu tự tin trong cuộc sống và luôn có tư tưởng bỏ học. Nếu nạn nhân là nam, các em có thể trở nên ương bướng, khó bảo, dễ gây gổ với người khác. Nếu là nữ, ngoài việc sống khép mình như đã nói ở trên thì khi trưởng thành các em sẽ khó đặt niềm tin người khác giới, rất nhiều em gặp trắc trở trong hôn nhân. Bạo lực gia đình còn ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng tư duy của học sinh. Nhiều thống kê cho thấy, học sinh bị bạo lực khó chú ý, ghi nhớ, tư duy hay tưởng tượng. Việc coi trẻ em là người lớn ở mốc 18 tuổi chỉ có ý nghĩa xã hội. Tuy nhiên, về mặt thần kinh học, 18 tuổi chưa phải là tuổi trưởng thành của não bộ. Chính vì vậy, tuổi mới lớn thường bị gọi là tuổi “dở dở ương ương”, là lứa tuổi luôn đi kèm cùng nhiều thách thức. Khi gặp khúc mắc trong cuộc sống, tự tử có thể được coi là một giải pháp mà không hề được các em suy nghĩ thấu đáo. 1.2.3. Khảo sát về một tình huống thực tiễn Để có thể chỉ ra mức độ cần thiết của hoạt động tư vấn tâm lí cho học sinh THPT, đặc biệt là đối tượng học sinh 12, chúng tôi tiến hành tìm hiểu trên một sự việc cụ thể. Qua thống kê các ý kiến từ nhiều đối tượng được chọn lựa, chúng tôi tiến hành đánh giá chỉ ra tính cấp bách của hoạt động tư vấn. Chúng tôi quan tâm đến sự việc một học sinh nhảy lầu tự vẫn vào rạng sáng ngày 1/04/2022 (xem phần Phụ lục, Mục 1 trang 34). Đối tượng không phải là học sinh lớp 12 THPT, vấn đề cũng không hẳn có liên hệ trực tiếp với tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Tuy nhiên, đây là vấn nạn của Gen Z – thế hệ có liên quan trực tiếp đến công việc tư vấn, hỗ trợ của chúng tôi. Ngoài những nội dung về áp lực học tập đã 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_van_ban_chiec_thuyen_ngoai_xa.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng văn bản Chiếc thuyền ngoài xa vào hoạt động hỗ trợ, tư vấn tâm lí học.pdf