Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng trò chơi và sơ đồ tư duy nhằm phát triển năng lực học sinh qua chủ đề kí hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12 hệ giáo dục thường xuyên cấp THPT

docx 41 trang sk12 24/11/2024 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng trò chơi và sơ đồ tư duy nhằm phát triển năng lực học sinh qua chủ đề kí hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12 hệ giáo dục thường xuyên cấp THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng trò chơi và sơ đồ tư duy nhằm phát triển năng lực học sinh qua chủ đề kí hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12 hệ giáo dục thường xuyên cấp THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng trò chơi và sơ đồ tư duy nhằm phát triển năng lực học sinh qua chủ đề kí hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12 hệ giáo dục thường xuyên cấp THPT
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ 
 TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HÓA
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 VẬN DỤNG TRÒ CHƠI VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY
 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 
 QUA CHỦ ĐỀ KÍ HIỆN ĐẠI TRONG 
 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 
HỆ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP THPT
 Người thực hiện: Trương Thị Hiền
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc bộ môn (lĩnh vực): Ngữ văn
 THANH HOÁ, NĂM 2021 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Ban giám đốc: BGĐ
 Sáng kiến kinh nghiệm: SKKN 
 Giáo viên: GV
 Học sinh: HS
 Học tập:HT
 Hoạt động: HĐ
 Kiến thức:KT
 Trung học cơ sở: THCS 
 Trung học phổ thông: THPT 
 Giáo dục nghề nghiệp: GDNN
 Giáo dục thường xuyên: GDTX 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp thống kê – phân loại.
 - Phương pháp phân tích.
 - Phương pháp so sánh – hệ thống.
 - Phương pháp tổng hợp.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1.1. Lý luận về dạy học phát triển năng lực
 Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành 
động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội 
hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ 
xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.
 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là chuyển mạnh quá trình 
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và 
phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục 
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
 Chương trình giáo dục định hướng năng lực dạy học định hướng kết quả 
đầu ra nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Với rất nhiều những đích 
hướng tới của năng lực, năng lực hợp tác được xem là năng lực tố chất quan 
trọng trong dạy học hiện đại cần có trong dạy và học hiện nay. Trong số các 
hình thức dạy học phát triển năng lực thì hình thức hoạt động nhóm được xem là 
cách thức tổ chức phát huy năng lực hợp tác hiệu quả nhất. Bên cạnh đó là các 
phương pháp như: trò chơi, học theo dự án, sơ đồ tư duy
 Về các năng lực hình thành:
 - Kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại.
 - Năng lực giải quyết vấn đề dựa trên hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
 - Năng lực hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
 - Năng lực tự học: thu nhận và xử lí thông tin, làm các đề mà giáo viên giao 
cho làm trước tại nhà, tìm kiếm thông tin trên mạng internet.
 - Năng lực sáng tạo: so sánh hai tác giả, hai tác phẩm khác nhau.
 - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin thông qua hoạt động tìm kiếm 
thông tin trên mạng Internet.
 - Năng lực cảm thụ văn học, tạo lập văn bản: biết viết bài văn nghị luận .
 - Năng lực vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những tình 
huống trong thực tiễn...
 2.1.2. Trò chơi trong hoạt động học tập
 *Khái niệm:Trò chơi là hoạt động rất quen thuộc gần gũi với con người. 
Bất cứ ai trong cuộc đời cũng từng tham gia các trò chơi. Cũng như lao động, 
học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người. Trò chơi có 
chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định, có những quy chế nhất định mà ngư ời 
chơi phải tuân thủ. 
 Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của HS, dù không 
còn là hoạt động chủ đạo song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất quan trọng trong 
hoạt động sống của mỗi người, vẫn có một ý nghĩa lớn lao với học trò. Lý luận 
và thực tiễn đã chứng tỏ rằng: Nếu biết tổ chức cho học trò vui chơi một cách 
 2 *Thiết kế đồ dùng, thiết bị phục vụ cho trò chơi.
 Các đồ dùng thiết bị phục vụ cho trò chơi phải đảm bảo các nguyên tắc 
sau:
 Tiện dụng (dễ sử dụng).
 Dễ làm (ai cũng có thể làm được, làm nhanh).
 Rõ ràng, đẹp mắt, nổi bật nội dung trò chơi.
 Tiết kiệm (sử dụng được nhiều lần, làm bằng các vật liệu dễ kiếm, 
rẻ tiền...).
 2.1.3. Kĩ thuật sơ đồ tư duy
 Kĩ thuật sơ đồ tư duy hay còn gọi Lược đồ tư duy, Bản đồ tư duy (Mind 
Map) là kĩ thuật dạy học chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự 
học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay 
một mạch kiến thức... bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, 
đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt, đây là một dạng 
sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, học sinh có thể 
vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi em có thể vẽ một kiểu khác nhau, dùng những 
màu sắc, hình ảnh, chữ viết và các cụm từ diễn đạt khác nhau...Có thể sử dụng 
sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức, ôn tập, khái quát, kiểm tra đánh giá
 Tạo sơ đồ tư duy bằng các ứng dụng Công nghệ thông tin
 Công nghệ thông tin đã tham gia tích cực vào quá trình dạy học, đặc biệt 
là việc ứng dụng các phần mềm của nó vào việc tạo lập các sơ đồ và hệ thống 
kiến thức rất trực quan, sinh động. 
 Trước hết chúng ta có các phần mềm giúp chúng ta tạo lập các sơ đồ và 
hệ thống rất hữu ích như: Word, Excel, Photoshop, MindMapper 8.0 
Professional, MindManager, ConceptDraw, Mindmap 5 Professionalkhoảng 
vài chục chương trình hỗ trợ chúng ta vẽ sơ đồ bằng công nghệ thông tin từ đơn 
giản đến phức tạp. Bên cạnh đó chúng ta có thể vận dụng luôn các mô hình sẵn 
có chỉ việc chèn Text Box. Các chương trình này hầu hết đều tải được miễn phí, 
sử dụng đơn giản với giáo viên, khi sử dụng trên lớp tiết kiệm thời gian, có thể 
cho chạy từng phần, mục, ý theo ý tưởng thiết kế tương ứng với từng phần bài 
học.
 Sơ đồ tư duy vẽ thủ công
 Nếu không sử dụng phần mềm để tạo sơ đồ tư duy, giáo viên và học sinh 
vẫn có thể tạo các sơ đồ tư duy ngay tại lớp hoặc ở nhà, cá nhân hay theo nhóm 
bằng các dụng cụ dễ tìm: Giấy A0, Bút chì, bút màu, thước kẻ, một số tranh, ảnh 
có sẵn...
 - Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang)
 + Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Nếu có sẵn 
hình ảnh có thểdán ngay vào. Hình ảnh có thể thay thế cho cả ngàn từ và giúp 
chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình. Sau đó có thể bổ sung từ ngữ 
vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
 + Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình 
ảnh. 
 + Có thể dùng từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn 
tượng sâu sắc về chủ đề.
 4 làm video...Song không phải GV nào cũng có đủ năng lực đảm bảo vừa thiết kế 
một giờ học bám sát đặc trưng phong cách tác giả lại vừa sinh động, hấp dẫn.
 Về phía chương trình dạy học, chủ đề được thiết kế trong 06 tiết học với 
dung lượng kiến thức khá nhiều và phong phú. Với tâm lí xác định đây là các 
văn bản trọng tâm nên kiến thức về mọi yếu tố nội dung và nghệ thuật tác phẩm 
đều phải đảm bảo cũng tạo áp lực cho việc lựa chọn kiến thức với tổ chức các 
hoạt động học.
 HS còn lười đọc văn bản, nhất là những văn bản dài, hơn nữa lại thuộc 
thể tùy bút, bút kí (không thể tóm tắt như truyện ngắn hay kịch). Những HS khối 
tự nhiên hầu hết không hứng thú với những bài học dài, đòi hỏi học và ghi nhớ 
nhiều kiến thức. HS có thói quen học văn mẫu, chép văn mẫu nên không chủ 
động định hướng cách học. Việc học đóng khung trong ghi chép vào vở chưa 
thu hút được sự hứng thú đa chiều của HS.
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
 2.3.1. Giải pháp 1: Xác định mục tiêu năng lực cụ thể cho bài học
 Từ khâu thiết kế hoạt động dạy học, tôi xác định mục tiêu về năng lực:
Năng lực được giáo dục Địa chỉ cụ thể 
 Hoạt động/đơn vị KT
Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết - Hoàn thiện phiếu học tập.
các câu hỏi chuẩn bị bài, thực hiện các - Tìm các thông tin về dòng sông Đà, 
nhiệm vụ, yêu cầu học tập mà giáo viên sôngHương qua vị trí địa lí, văn hóa, 
định hướng). lịch sử.
 - Vì sao văn bản có nhan đề như vậy?
Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, - Đọc và nghiên cứu văn bản, ghi nhớ 
thu thập thông tin: chủ động tham gia, các thông tin.
tiếp cận kiến thức, hình thành kỹ năng - Đánh dấu các hình ảnh, chi tiết để 
đọc hiểu văn bản, cảm nhận văn học nghiên cứu, lí giải.
 - Tóm tắt nội dung đọc hiểu bằng sơ 
 đồ tư duy.
Năng lực hợp tác (phối hợp với các - Hoạt động nhóm ở phần 2.
thành viên trong lớp qua hoạt động - Phối hợp để chơi các trò chơi cần 
nhóm để giải quyết các câu hỏi, bài tập trợ giúp nhóm.
khó, sưu tầm tài liệu)
Năng lực sáng tạo: Đưa ra những ý - HĐ đọc sáng tạo.
tưởng, phát hiện mới mẻ khi GV yêu - HĐ đánh giá, nhận xét về hình 
cầu đánh giá bài học, khi vẽ sơ đồ tổng tượng.
kết bài học.
Năng lực tự quản bản thân: Tự đánh - Thực hiện các nhiệm vụ HT ở nhà: 
giá, điều chỉnh hành động phù hợp với Hoàn thành phiếu HT, sơ đồ tư duy 
những tình huống mới HS cần biết xác tóm tắt bài học, dòng chảy con sông 
định các kế hoạch hành động cho cá trên bức tranh đất nước.
nhân và chủ động điều chỉnh kế hoạch 
để đạt được mục tiêu đặt ra, nhận biết 
 6 Sông dài mái tóc cung nga buông hờ” – Nguyễn Bính nhắc đến cầu nào? (9 
chữ cái) – Tràng Tiền 
Từ chìa khóa: Giang
 (2) Bài học: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
 - Đọc văn bản và ghi lại tóm tắt theo phiếu học tập sau đây:
Kiến thức Thông tin kiến thức Nguồn/trang
 thu thập được (Ghi rõ dòng/trang)
Nguyễn Tuân
Sông Đà
Người lái đò sông Đà
Các chi tiết/tình huống
.....................
 - Kết nối lại với truyện ngắn Chữ người tử tù để tóm tắt những đặc điểm 
phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.
 - Từng nhóm:
 + Nhóm 1,3: Làm phóng sự về Nguyễn Tuân: thời lượng 2 phút nêu rõ đặc 
điểm con người, sự nghiệp của nhà văn. (Các hình ảnh, thông tin về sáng tác lấy 
từ internet, lời thuyết trình của cá nhân trong nhóm).
 + Nhóm 2,4: Làm phóng sự qua ảnh hoặc video về sông Đà (có thể sưu 
tầm, cắt ghép từ internet)
 + Nhóm 5,6: Vẽ tranh minh họa, thuyết trình qua sơ đồ tư duy ấn tượng 
khái quát về sông Đà và cảnh vượt thác dữ của ông đò.
 (3) Bài học: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
 Học sinh truy cập theo đường link Youtube:
 https://www.youtube.com/watch?v=rXG_XfOe5_A
 - Ghi lại thủy trình dòng sông theo miêu tả của video.
 8 * Mục tiêu và tác dụng: Giúp HS nắm được những đặc trưng của thể kí 
và sự độc đáo của của các nhà văn ở thể loại này.
 * Cách thức thực hiện:
 - Bước 1:GV chiếu ô chữ gồm 5 câu hỏi, tương đương 5 hàng dọc và một 
từ chìa khóa, nếu mục đích và cách thức trò chơi theo nhóm, GV chia lớp thành 
5 nhóm.
 + HS giơ tay chọn trả lời ô hàng ngang (mỗi ô hàng ngang tính 02 điểm 
thưởng).
 + Có thể trả lời từ chìa khóa bất kì lúc nào (tính 10 điểm thưởng)
 - Bước 2:GV điều khiểnHS chơi trò chơi, khi kết thúc, GV mời một HS 
thuyết minh về đặc trưng của thể kí.
 Câu 1: Câu thơ 
 “Cầu cong như chiếc lược ngà
 Sông dài mái tóc cung nga buông hờ” 
 Nguyễn Bính nhắc đến cầu nào? (9 chữ cái) TRÀNG TIỀN
 Câu 2: Nhân vật trong một tác phẩm của Nguyễn Tuân? (7 chữ 
cái)HUẤN CAO
 Câu 3: Hoàng Phủ Ngọc Tường là tổng biên tập báo  (8 chữ cái) CỬA 
VIỆT
 Câu 4: Sông Hương đã đóng kín lại cửa rừng và ném chìa khóa ở địa 
danh này? (8 chữ cái) KIM PHỤNG
 Câu 5: Hình tượng nghệ thuật được coi là “Chất vàng mười” của tâm hồn 
vùng Tây Bắc? (10 chữ cái) NGƯỜI LÁI ĐÒ
 Từ chìa khóa: THỂ KÍ
 2.3.4. Giải pháp 4: Vận dụng trò chơi qua hoạt động Hình thành kiến 
thức 
 * Mục tiêu và tác dụng: Đưa HS vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn 
Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường qua các sản phẩm học tập nhóm HS đã chuẩn 
bị, từ đó HS hình thành những ấn tượng, tư duy về phong cách tác giả, những 
điểm độc đáo, tài hoa trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn.
 10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_tro_choi_va_so_do_tu_duy_nham.docx