Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử Lớp 12 - THPT

docx 45 trang sk12 14/02/2025 230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử Lớp 12 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử Lớp 12 - THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử Lớp 12 - THPT
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài
 Thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung 
ương Đảng tại Hội nghị Trung ương khóa 8 (Khóa XI) về Đổi mới căn bản và 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, 
trong đó nhấn mạnh chuyển từ giáo dục trang bị chủ yếu kiến thức, kĩ năng sang 
phát triền năng lực người học, nên giáo dục nước nhà đã có những chuyển biến 
mạnh mẽ và sâu sắc. Trải qua nhiều lần chỉnh sửa bổ sung , ngày 25-26/12/2018, 
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình phổ thông môn Lịch 
sửđã chính thức được ban hành xác nhận mục tiêu, yêu cầu cốt lõi là phát triển 
năng lực.
 Là một giáo viên dạy học môn Lịch sử, chúng tôi luôn mong mỏi làm thế nào 
để là người góp phần hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh theo yêu cầu 
mới đó.Chúng tôi muốn có một sự chuẩn bị tốt cho chương trình mới vào những 
năm tới nên đã cố gắng tìm ra những phương pháp, lý thuyết đáp ứng yêu cầu 
giảng dạy và giáo dục hiện nay.Chúng tôi muốn giúp học trò tự tin và phát 
triển năng lực của chúng.Tân Kỳ là một huyện miền núi nghèo, các em đa số xuất 
phát từ các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ít được trải nghiêm như học 
sinh thành phố. Các em không dám tự tin khẳng định mình mặc dù có những em 
tiềm ẩn nhiều khả năng.Chúng tôi thực sự quan tâm đến thuyết đa trí tuệ, học 
thuyết đã mang lại một cái nhìn nhân bản và cần thiết nhằm kêu gọi nhà trường và 
giáo viên coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh, mỗi loại trí tuệ đều quan 
trọng và mỗi học sinh đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng khác 
nhau thay vì quan niệm cũ cho rằng trí tuệ là IQ, học trò thông minh là những trò 
học giỏi các môn văn hóa ở trường. Chúng tôi nghiên cứu vận dụng thuyết này 
vàogiảng dạy, giáo dục học trò với niềm tin rằng mọi đứa trẻ đều có những tiềm 
năng mà nếu được nuôi dưỡng thích hợp chúng có thể góp phần làm cho thế 
giới tốthơn, đồng thời thuyết đa trí tuệ cho phép giáo viên sử dụng những hiểu 
biết sâu sắc về các loại trí thông minh khác nhau để hướng dẫn, để thiết lập mục 
tiêu, đưara nội dung và phương pháp giáo dục nhằm phát triển thế mạnh sẵn 
có của họcsinh, đồng thời giúp các em khám phá kiến thức và kỹ năng mới để dần 
hình thành năng lực.Thông qua đó tôi mong muốn đưa chất lượng bộ môn Lịch sử 
nâng lên .
 Chúng tôi đã thử nghiệm cho học sinh mà chúng tôi trực tiếp giảng dạy 3 năm để 
có thể khẳng định kết quả rõ ràng, đặc biệt là kết quả của kì thi THPTQG năm học 
2020-2021 môn Lịch sử do chúng tôi phụ trách chính tại trường THPT Tân Kỳ có kết 
quả xếp thứ 6 trong toàn tỉnh; đó là động lực để chúng tôi viết đề tài sáng kiến “Vận 
dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch Sử Lớp 12-THPT”
 1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 II.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
 II.1.1. Cơ sở lý luận
 Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông; theo dự thảo chương trình phổ 
thông mới sau năm 2015, Bộ GD&ĐT xác định: “Chương trình giáo dục phổ thông 
nhằm giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và 
thói quen, phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần;
 Trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập 
suốt đời, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công 
dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo”.
 Mục đích chương trình giáo dục phổ thông là đích đến, là đầu ra của sản 
phẩm giáo dục – nhân cách người học mà nhà trường phổ thông nói chung, hay 
nhiệm vụ của cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên mỗi nhà trường phải góp phần sáng 
tạo nên.
 II.1.1.1. Năng lực chung
 - Năng lực:
 Theo Bộ giáo dục, năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành và phát triển 
nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập rèn luyện cho phép con người huy độngtổng 
hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính các nhân khắc phục hứng thú, niềm tin, 
ý chí thực hiện thành công một loạt hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn 
trong những điều kiện cụ thể.
 - Năng lực được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người lao 
động cần phải có để đáp ứng yêu cầu công việc, và là yếu tố giúp một cá nhân làm 
việc hiệu quả hơn so với những người khác. Hiểu theo cách khác, năng lực là khả 
năng của mỗi người, được hình thành do điều kiện chủ quan, tự nhiên sẵn hoặc do 
rèn luyện theo thời gian, nhằm thực hiện một hoạt động nào đó.
 - Năng lực chung:
 Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã công bố mục tiêu giáo dục học 
sinh phổ thông để rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực. Trong 10 loại năng lực. 
Trong 10 loại năng lực, phân ra năng lực chung và năng lực chuyên môn.
 Năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số 
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự 
nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
 Còn năng lực chung, bao gồm ba năng lực đó là năng lực tự chủ và tự học, 
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo . Chúng được 
được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển.
 3 cứ lý do là gì, thuyết đa trí tuệ có thể mang lại cho bạn và học sinh của bạn – 
mộthướng tiếp cận mới trong học tập.
 II.1.1.2.3 Phân loại thuyết đa trí tuệ có thể vận dụng tring dạy học môn Lịch 
sử ở trường THPT
 Để vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học một cách có hiệu quả, GV cần 
đánh giá được các dạng năng lực trí tuệ của mỗi HS, linh hoạt thay đổi hình thức , 
PPDH cho phù hợp với đối tượng HS để phát huy được trí thông minh đa dạng của 
HS.
 a. Những hoạt động vận dụng Trí tuệ thông minh Logic.
 Nhiều quan điểm cho rằng, trí tuệ logic chỉ phù hợp với dạy học những môn về 
khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, bộ môn LS luôn yêu cầu người học phải có những tư 
duy logic để nắm bắt được bản chất của các sự kiện, hiện tượng LS. Vận dụng trí tuệ 
logic-toán học vào bộ môn LS có rất nhiều PPDH như sơ đồ, biểu đồ, bản biểu thị, 
đồ thị, băng thời gian trong đó sử dụng bản đồ tư duy có ưu thế lớn.
 b. Những hoạt động vận dụng trí tuệ ngôn ngữ
 Trong DHLS, việc vận dụng thuyết trí tuệ ngôn ngữ giữ vai trò đặc biệt quan 
trọng. Ngôn ngữ nói trong DHLS được thể hiện quan thông báo, tường thuật, miêu 
tả, nêu đặc điểm, giải thích, trao đổi thảo luận, tranh luận, đóng vai, thuyết trình
 c. Những hoạt động vận dụng trí thông minh không gian
 Do đặc điểm của việc học tập lịch sử là không trực tiếp quan sát các sự kiện, 
hiện tượng LS nên việc vận dụng thuyết đa trí tuệ không gian để tát hiện lại bức 
tranh quá khứ có ý nghĩa rất quan trọng. Trong quá trình DHLS, GV có thể hướng 
dẫn sử dụng công nghệ thông tin: phim hoạt hình, tranh ảnh, tranh vẽ, biểu đồ, tranh 
dán, kẻ ô điêu khắc, phim ảnh để hỗ trợ việc giảng dạy, tạo nên sự phong phú, đa 
đạng và hấp dẫn trong giờ học; hoặc có thể khích lệ người học sắp xếp góc học tập, 
bảng học tập.
 d. Trí thông minh về vận động .
 Đây là dạng trí tuệ chú trọng vào hoạt động và hệ thông thao tác được vận 
dụng linh hoạt. Vân dụng trí tuệ vận động vào DHLS có thể sử dụng nhiều PPDH 
khác nhau, trong đó sân khấu hóa có ưu thế nổi trội. Sân khấu hóa là một hình thức 
nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, đề cao tính tương tác và khả năng 
sáng tạo của học sinh, tạo cơ hội cho các em phát huy trí tuệ hình thể-động năng, trí 
tuệ ngôn ngữ cũng như trí tuệ giao tiếp.
 g. Những hoạt động vận dụng trí thông minh hướng nội
 Người có trí tuệ nội tâm có ý thức cao về khả năng tự hiểu được cảm xúc riêng, 
mục tiêu và động cơ cá nhân. Để vận dụng loại trí tuệ này trong DHLS cóthể sử 
dụng các PPDH suy ngẫm, bài tập nghiên cứu tình huống, kĩ thuật K-W-L- Hqua 
đó phát huy khả năng tư duy độc lập của cá nhân người đọc.
 h. Những hoạt động vận dụng trí thông minh tự nhiên.
 5 + Những thuận và khó khăn trong việc thiết kế hoạt động giáo dục trên cơ sở 
ứng dụng TĐTT.
 + Những ý kiến đề xuất để việc vận dụng TĐTT vào dạy học bộ môn lịch sử 
đạt hiệu quả.
 -Tìm hiểu quan niệm của học sinh về dạy học vận dụng TĐTT thông qua tìm 
hiểu về trí thông minh của học sinh
 + Tìm hiểu trí thông minh của học sinh thông qua thói quen sinh hoạt, sở 
thích, sở trường, sở đoản của học sinh.
 + Tìm hiểu mong muốn, nguyện vọng của học sinh trong việc cải thiện môi 
trường học tập đối với giờ học Lịch sử.
 II.1.2.2. Kết quả khảo sát
 a.Quan điểm của giáo viên về mức độ cần thiết của việc thiết kế hoạt động 
giảng dạy lịch sử cho học sinh trên cơ sở vận dụng TĐTT cho học sinh THPT.
 Tìm hiểu quan điểm của giáo viên về mức độ cần thiết của việc vận dụng 
TĐTTvào dạy học nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng cho kết quả:
 Qua biểu đồ ta thấy, 60% giáo viên cho rằng việc vận dụng TĐTT vào dạy 
học rất cần thiết. Chỉ có 30% giáo viên cho rằng cần thiết phải vận dụng TĐTT vào 
dạy học là rất cần thiết phải vận dụng TĐTT vào dạy học Lịch sử và 10% giáo viên 
cho rằng bình thường. Điều này cho thấy, hầu hết hết giáo viên đều có nhận thức 
đúng đắn về nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Với nhận thức đúng đắn, GV sẽ 
là người chủ động trong việc tìm hiểu, thiết kế hoạt động dạy học cho học sinh định 
hướng cho giáo viên quá trình thực hiện các bài dạy sao cho hiệu quả trên cơ sở vận 
dụng TĐTT vào dạy học Lịch sử, góp phần nâng cao hứng thú cho học sinh trong 
quá trình tìm hiểu nội dung đồng thời phát huy trí tuệ của HS.
 7 Có 36.61 % các em học sinh cho rằng “ Việc vận dụng thuyết đa trí tuệ vào học 
môn Lịch sử ” là rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả ,chất lượng bộ môn Lịch 
sử. Bên cạnh đó, 27.59% HS “ vận dụng thuyết đa trí tuệ vào học môn Lịch sử ” là 
góp phần quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả ,chất lượng bộ môn Lịch sử, 24.76% 
HS cho rằng“ vận dụng thuyết đa trí tuệ vào học môn Lịch sử” ít quan trọng trong 
việc hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh. Tuy nhiên, cũng có 13.04% HS 
không có ý kiến gì.
 Các hình thức và phương pháp mà các em HS mong muốn để nhằm vận dụng 
thuyết đa trí tuệ vào học môn Lịch Sử cũng khá phong phú. Hình thức mà các em 
học sinh mong muốn nhất là “Học trực tiếp trên lớp ” (54.06% ý kiến đề xuất).Tiếp 
theo là “thông qua trải nghiệm sáng tạo ” (17.01%) Thông qua các hoạt động thực tế 
khác ” (15.89%) và “Thông qua mạng internet” (13.04%).
 Kết luận : Với kinh nghiệm 21 năm là GV giảng dạy bộ môn Lịch sử tại 
trường THPT Tân Kỳ, xác định rõ thực trạng trên, bản thân tôi nỗ lực học hỏi và tìm 
kiếm nhiều cách để giúp đỡ các học trò nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạyvà 
học môn Lịch sử ,đồng thời truyền đồng lực để các em thêm yêu đất nước yêu tổ 
quốc, sống có trách nhiệm với bản thân với xã hội ,góp phần hình thành nhân cách 
và phẩm chất cho các thế hệ học trò .
 II.2. Quy trình khi vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học lịch sử 12- 
THPT
 Bước 1: Khảo sát trí thông minh của HS theo TĐTT (Thiết kế phiếu khảo sát 
và tiến hành khảo sát HS). Trên cơ sở nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm và cách 
thức phát triển trí thông minh theo TĐTT của Howard Gardner và tham khảo các 
mẫu kiểm tra trắc nghiệm, sáng kiến kinh nghiệm đề xuất thiết kế phiếu khảo sát 
trí thông minh của HS. Thời gian hoàn thiện bài khảo sát kéo dài khoảng 20 phút.
 Bước 2: Tổng hợp, xử lí kết quả khảo sát (Từ kết quả khảo sát tiến hành xử lí, 
phân tích để đưa ra đánh giá bước đầu và phân loại trí thông minh của HS thành
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_thuyet_da_tri_tue_vao_day_hoc.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử Lớp 12 - THPT.pdf