Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thơ ca trong giảng dạy bộ môn Địa lí lớp 12 cho học sinh ban Khoa học tự nhiên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thơ ca trong giảng dạy bộ môn Địa lí lớp 12 cho học sinh ban Khoa học tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng thơ ca trong giảng dạy bộ môn Địa lí lớp 12 cho học sinh ban Khoa học tự nhiên

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP TỈNH NĂM HỌC 2019 – 2020 VẬN DỤNG THƠ CA TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 CHO HỌC SINH BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Thực hiện NGUYỄN THỊ THUỶ Giáo viên trường THPT Nguyễn Huệ 1 2.2.4.4. Phân tích thơ ca để tìm ra kiến thức mới. ........................................ 39 2.2.4.5. Sử dụng thơ ca kết hợp đồ dùng trực quan. ..................................... 42 2.2.5. Liên hệ các bài thơ có nội dung liên quan. ............................................ 43 2.2.6. Tích hợp giáo dục thái độ sống tích cực cho học sinh qua dạy học Địa lí bằng thơ ca. .................................................................................................... 44 2.2.7. Sử dụng mạng xã hội Facebook để lan tỏa thơ ca về Địa lí. .................. 48 CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP ................................................................ 52 1. Thời gian. ......................................................................................................... 52 2. Hiệu quả đạt được. ............................................................................................ 52 2.1. Đối với giáo viên. ....................................................................................... 52 2.2. Đối với học sinh. ...................................................................................... 52 2.2.1. Về thực hiện các nhiệm vụ học tập ở nhà .............................................. 53 2.2.2. Về chuẩn bị bài mới và tinh thần thái độ học tập ................................... 53 2.2.3. Về kết quả học tập ................................................................................ 53 3. Khả năng triển khai và áp dụng giải pháp. ........................................................ 54 4. Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng giải pháp. ................................................... 55 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ ..................................... 58 1. Kết luận. ........................................................................................................... 58 2. Kiến nghị, đề xuất: ............................................................................................ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 62 PHỤ LỤC...................................................................................................................62 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1. Sự cần thiết hình thành giải pháp. Bản thân từng là một học sinh rất yêu thích môn Địa lí, tôi trở thành giáo viên dạy Địa lí với niềm đam mê và hy vọng sẽ thổi tình yêu đó vào các thế hệ học trò mà mình giảng dạy. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, Địa lí bị coi là môn học thuộc, khó, khô. Quan niệm của phụ huynh, xã hôi,̣ vị trí trong nhà trường, nhu cầ u xa ̃ hôị đã biến nó thành môn “phụ” trong quan niệm của rất nhiều học sinh. Vì vậy để có được tình cảm của học sinh trong môn học không phải dễ, người giáo viên dạy Địa lí trước hết phải yêu Địa lí, yêu trò và không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học. Là một giáo viên Địa lí trẻ, trong nhiều năm, tôi đã nỗ lực tìm kiếm, học hỏi, ứng dụng nhiều phương pháp dạy học mới nhằm khơi dậy sự hứng thú và tình yêu của học sinh đối với môn học, nhằm kích thích trí tò mò, tăng cường năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức, sử dụng kiến thức và khả năng sáng tạo của học sinh, thay đổi không khí tiết học... Đồng thời thực hiện chỉ đạo đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó ưu tiên phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Học sinh vốn không “mặn mà” với môn Địa lí. Với học sinh lớp 12 ban khoa học tự nhiên lại càng không mấy quan tâm hơn. Thêm nữa, các kiến thức Địa lí trong chương trình lớp 12 thường nặng, dài dòng và khô khan; nhất là phần kiến thức về Địa lí tự nhiên của học kì I. Trong các giờ học Địa lí, các em thường học theo kiểu đối phó và khá thụ động. Trước thực trạng đó, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp nhằm tạo hứng thú cho HS trong các tiết học, giúp HS dễ thuộc, dễ nhớ kiến thức. Vốn có chút năng khiếu thơ văn, tôi đã nghĩ đến việc tự sáng tác thơ nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức, làm cho không khí lớp học trở nên sinh động hào hứng, vui vẻ. Các lý thuyết dài dòng, khô cứng khi được “trang bị” thêm vần điệu sẽ trở nên được “mềm hóa”, HS dễ tiếp thu và ghi nhớ hơn. Khi sử 5 Trong quá trình thực hiện giải pháp, thông qua các tiết dự giờ, các buổi thảo luận chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn; tôi nhận được nhiều lời động viên cũng như ý kiến đóng góp chân thành từ Ban giám hiệu và các đồng nghiệp. Để thực hiện giải pháp, tôi đã vận dụng các phương pháp như sau: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong quá trình làm đề tài. Từ những thông tin - kiến thức thu thập, tìm kiếm được từ các nguồn khác nhau : sách, báo, Internet...tôi đã xử lí, tổng hợp thành những thông tin, kiến thức có giá trị để làm tư liệu cho giải pháp. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Trong năm học 2019- 2020, tôi đã ứng dụng giải pháp cho học sinh các lớp ban tự nhiên gồm: 12AN và 12A4. Qua quá trình này, tôi đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân và bổ sung, chỉnh sửa cho giải pháp được hoàn chỉnh hơn. - Phương pháp điều tra, khảo sát: Sau khi thực hiện giải pháp, tôi dã dùng phiếu để tìm hiểu mức độ đạt được của giải pháp. 3. Đối tượng và phạm vi áp dụng. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu một hình thức dạy học mới – sử dụng thơ ca do GV tự sáng tác trong giảng dạy môn Địa lí ở Trường THPT nhằm phát huy năng lực, tạo hứng thú học tập với học sinh ban Khoa học tự nhiên, giúp các tiết học trở nên nhẹ nhàng, HS dễ ghi nhớ kiến thức. Các bài thơ được sử dụng trong giảng dạy Địa lí 12 chủ yếu thuộc phần kiến thức Địa lí tự nhiên. Đây được coi là phần kiến thức nặng, khó và khô. Với việc vần điệu hóa, thổi tính nhạc vào thơ; tôi mong rằng HS sẽ dễ tiếp cận; biến những giờ học nặng nề, mang tính đối phó trở nên nhẹ nhàng, đầy hứng khởi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. 7 bài thơ do tôi tự sáng tác. Dựa vào năng khiếu thơ ca, hiểu biết về các loại thơ và kiến thức vững chắc về môn học mình dạy; tôi đã sáng tác các bài thơ theo chủ đề, bám sát nội dung bài học. Không chỉ thể hiện kiến thức chuyên môn, ở mỗi bài thơ tôi luôn gửi gắm một thông điệp, thái độ sống tốt đẹp tới học sinh. Tôi nghĩ đây là điểm khác biệt trong SKKN của mình với các đề tài có nội dung liên quan trước đó. Không chỉ áp dụng giải pháp đối với các lớp mình dạy, tôi còn sử dụng mạng xã hội Facebook để lan tỏa những bài thơ của mình. Các bài thơ của tôi được đông đảo GV và HS trong cả nước đón nhận, được đăng trên rất nhiều group, có hàng nghìn lượt theo dõi, hàng trăm lượt chia sẻ cho mỗi bài thơ. Tôi rất vui vì những sáng tác của mình được nhiều người biết đến và áp dụng trong quá trình dạy và học địa lí. Sáng tác thơ và vận dụng thơ ca vào giảng dạy Địa lí là một điểm mới trong SKKN của tôi. 5. Căn cứ đề xuất giải pháp. 5.1. Cơ sở lý luận. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên, và học sinh phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học. Để nâng cao chất lượng môn Địa lí, tạo hứng thú say mê và phát huy năng lực của học sinh thì việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức, kĩ thuật giảng dạy là việc làm cấp thiết và cần tiến hành một cách đồng bộ. Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập 9 Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy và học Địa lí hiện nay cho thấy vẫn còn nhiều HS ở phổ thông không thích học và thậm chí là sợ học môn Địa lí, quan niệm Địa lí là môn phụ và học Địa lí chỉ là học thuộc lòng, tình trạng HS học lệch, chỉ học những môn thi Đại học là phổ biến. Với học sinh lớp 12 thuộc ban KHTN lại càng không quan tâm đến môn Địa lí. Kết quả thống kê tỉ lệ học sinh chọn ban KHXH để thi tốt nghiệp trong năm học 2016- 2017, 2017-2018, 2018 - 2019 của trường THPT Nguyễn Huệ một phần phản ánh thực trạng trên. Nó dẫn đến một hệ quả nghiêm trọng khác là khiến cho người dạy nhiều khi cũng chán dạy, không có mục đích dạy. Giờ học Địa lí trở nên nặng nề với cả GV và HS. Một trong những nguyên nhân không thể phủ nhận cho tình trạng trên là: đổi mới phương pháp dạy học mới dừng lại ở lý thuyết, hay ở các tiết hội giảng, các tiết thanh tra còn trên thực tế trong phần lớn các tiết dạy GV chỉ là người truyền thụ kiến thức một chiều mà chưa khơi dậy được tính chủ động, hứng thú học tập cho HS. Vì vậy, việc tăng cường năng lực dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, tạo ra sự hứng thú học tập là một trong những vấn đề ưu tiên, cấp bách và mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Với HS lớp 12 ban KHTN, các em không thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Địa lí nên các em ít chú ý nghe giảng, thụ động trong giờ học. Các kiến thức Địa lí lớp 12; nhất là Địa lí tự nhiên khá nặng, dài, khô khan càng khiến HS nhàm chán, không hứng thú. Với các em HS ban KHTN, việc ghi nhớ kiến thức trở nên nặng nhọc và mang tính ép buộc khi phải trả bài kiểm tra miệng và làm các bài kiểm tra. Vậy làm thế nào để mỗi tiết học Địa lí với HS ban KHTN trở nên nhẹ nhàng, HS hứng khởi, việc ghi nhớ kiến thức được dễ dàng? Câu hỏi đó đã thôi thúc tôi tìm ra phương pháp để thay đổi cách học, cách dạy Địa lí. Với việc sử dụng thơ ca trong giảng dạy HS lớp 12, tôi đã thu được nhiều kết quả tốt. Các giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái. Các kiến thức dài dòng trong SGK được cô đọng trong các vần thơ có nhịp điệu và hiệp vần nên HS dễ tiếp cận, dễ nhớ và dễ thuộc. 11 thức logic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mĩ cho người đọc, người nghe”. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi lại định nghĩa: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và tính nhịp điệu”. Định nghĩa này đã định danh một cách đầy đủ về thơ ở cả nội dung và hình thức nghệ thuật. 2.1.2. Đặc trưng của ngôn ngữ thơ và hiệu quả đối với dạy học. So với ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thơ có những điểm khác biệt như: - Ngôn ngữ giàu tính nhạc. Đặc trưng tính nhạc được coi là đặc trưng chủ yếu mang tính loại biệt rõ nét của ngôn ngữ thơ ca bởi nghĩa của thơ ca không chỉ thể hiện bằng từ ngữ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Các đặc tính thanh học của ngôn ngữ như cao độ, trường độ.được tổ chức một cách chặt chẽ, có dụng ý, tăng hàm nghĩa cho từ ngữ. Cách dùng từ ngữ, sự kết hợp các thanh bằng – trắc, hiệp vần như một phương tiện kết dính các dòng thơ lại với nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho trí nhớ. Chính vì thế, việc sử dụng thơ ca trong dạy học sẽ giúp HS dễ thuộc, dễ nhớ kiến thức hơn. - Ngôn ngữ có tính hàm súc. Nếu ngôn ngữ văn xuôi là ngôn ngữ của cuộc sống đời thường, nó chấp nhận mọi lớp từ thì thơ ca là thể loại có dung lượng ngôn ngữ hạn chế. Tính hàm súc của thơ ca được hiểu là khả năng của ngôn ngữ có thể miêu tả mọi hiện tượng của cuộc sống một cách cô đọng, ít lời mà nhiều ý. Vì thế, việc sử dụng thơ ca trong giảng dạy Địa lí sẽ góp phần biến các kiến thức lý thuyết dài dòng, khô khan trở nên cô đọng, học sinh dễ tiếp cận. Các giờ học sẽ không còn nặng nề, mang tính áp đặt mà trở nên nhẹ nhàng, đầy hứng khởi và sáng tạo. 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_tho_ca_trong_giang_day_bo_mon.pdf