Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp “lớp học đảo ngược” trong bài Amino axit môn Hóa học lớp 12 nhằm tăng cường tính tích cực và hứng thú học tập của học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp “lớp học đảo ngược” trong bài Amino axit môn Hóa học lớp 12 nhằm tăng cường tính tích cực và hứng thú học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp “lớp học đảo ngược” trong bài Amino axit môn Hóa học lớp 12 nhằm tăng cường tính tích cực và hứng thú học tập của học sinh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 ------------------------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” KHI DẠY BÀI AMINO AXIT MÔN HÓA HỌC 12 NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH TÍCH CỰC VÀ HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. Tác giả: Nguyễn Thị Nga Đơn vị: THPT Thanh Chương 3 Lĩnh vực: Hóa học 1 2.2. Thiết kế kế hoạch dạy học bài Amino axit hóa học lớp 12 theo phương pháp “lớp học đảo ngược”. ............................................................................... 17 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................... 33 3.1. Tiến hành thực nghiệm thực hiện trong năm học 2021- 2022 ............... 33 3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................................. 33 3.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm.................................................................... 34 3.3. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình vận dụng phương pháp “lớp học đảo ngược” vào bài Amino axit - Hóa học lớp 12. ......................................... 35 C. KẾT LUẬN .................................................................................................... 36 1. Kết luận .......................................................................................................... 36 2. Khả năng ứng dụng của đề tài ..................................................................... 37 3. Kiến nghị ........................................................................................................ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 39 3 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ bởi sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại nhiều điều kiện thuận lợi giúp con người khám phá nhiều tri thức mới. Sự phát triển của khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo giúp con người dễ dàng khám phá nhiều tri thức mới, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho con người của thời đại mới trong đó có các nhà giáo dục, giáo viên và học sinh. Học sinh ở thời đại mới phải trang bị cho mình những hành trang nhất định để hội nhập và phát triển. Để hội nhập với sự phát triển của thời đại mới thì giáo dục phải liên tục đổi mới, hiện đại hóa nội dung và giáo viên phải tự làm mới mình và đổi mới phương pháp dạy học. Giáo dục phải tạo ra những con người mới có năng lực, sáng tạo, có khả năng thích ứng cao đáp ứng được sự phát triển trong tương lai. Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng đã nêu lên mục tiêu cụ thể: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Để thực hiện tốt mục tiêu trên giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy học làm cho học sinh thích học, hứng thú với việc học, tích cực tự học, tự nghiên cứu tri thức và phát triển năng lực của từng cá nhân. Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Thật vậy khi được làm việc mình thích, mình hứng thú dù có gặp phải khó khăn thì cũng sẽ luôn có thái độ tích cực làm việc và điều tất yếu là hiệu quả sẽ cao hơn. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho ta thấy hứng thú học tập tỉ lệ thuận với kết quả học tập của học sinh. Bàn về ý thức học tập của học sinh hiện nay, bên cạnh những học sinh có ý thức học tập tốt, chăm chỉ, đam mê học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ học sinh không thích học, chán học, có nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu mất hứng thú học tập. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em, ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các em và nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Và trên thực tế ở các trường phổ thông vẫn chưa thay đổi hoàn toàn lối dạy 1 chiều để phục vụ cho việc thi cử, học sinh sẽ trở nên thụ động và cảm thấy nhàm chán. Học sinh không hứng thú thì không thể học tốt được. Cùng với đó, học sinh sử dụng các thiết bị công nghệ khá phổ biến nhưng lại ít dùng cho việc học mà dùng cho giải trí, dẫn đến học sinh bị nghiện điện thoại máy tính, vì thế nên kết quả học tâp của các em rất thấp. Từ thực trạng này, giáo viên cần phải 5 Sáng kiến kinh nghiệm này nghiên cứu các nội dung sau đây: - Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng sử dụng phương pháp “lớp học đảo ngược”. - Thiết kế kế hoạch dạy học vận dụng phương pháp “lớp học đảo ngược” vào bài Amino axit môn Hóa học lớp 12. - Thực nghiệm sư phạm, đánh giá kết quả áp dụng phương pháp “lớp học đảo ngược” cho bài Amino axit Hóa học lớp 12 trong việc tăng cường tính tích cực và hứng thú học tập của học sinh. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: Hoạt động dạy và hoạt động học khi tổ chức dạy học theo phương pháp Flipped Classroom - lớp học đảo ngược. 2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng vận dụng phương pháp “lớp học đảo ngược” vào bài Amino axit môn hóa học lớp 12 nhằm tăng cường tính tích cực và hứng thú học tập của học sinh. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu những tài liệu lý luận, hệ thống hóa các khái niệm, các lý thuyết liên quan đến đề tài. - Truy cập các thông tin liên quan đến đề tài trên mạng internet. - Phân tích và tổng hợp các tài liệu đã thu thập được. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát, điều tra. - Trao đổi kinh nghiệm với một số giáo viên có kinh nghiệm khác. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thiết khoa học của đề tài. - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm (Thăm dò ý kiến của học sinh sau khi xong tiết học vận dụng phương pháp “lớp học đảo ngược”) 3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng thống kê toán học để xử lý các kết quả thu được và rút ra kết luận. VI. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI + Đưa ra được quy trình tổ chức dạy học theo mô hình “lớp học đảo ngược” nhằm nâng cao tính tích cực, hứng thú học tập của học sinh. 7 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1.Tổng quan các công trình liên quan đến đề tài. Lớp học đảo ngược đang là mô hình dạy học đã và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu giáo dục trên toàn thế giới. Để phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp, theo hướng tăng cường lấy người học là trung tâm. Các nhà giáo dục giáo dục đã nhận thấy phương pháp Flipped Classroom - lớp học đảo ngược là một mô hình phát huy được vai trò của người học cao nhất, với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin và truyền thông của thời đại khoa học công nghệ. Phương pháp Flipped Classroom - lớp học đảo ngược ko chỉ giúp học sinh pháp triển năng lực tự học mà sẽ còn làm cho học sinh thấy hứng thú vì được tìm hiểu thế giới rộng lớn chứ không còn bó buộc trong những tiết học giáo viên truyền thụ kiến thức 1 cách nhàm chán. Khi hứng thú học sinh sẽ tích cực, thăng hoa trong học tập 1 cách tự giác. Những năm gần đây phương pháp Flipped Classroom - lớp học đảo ngược được áp dụng khá phổ biến và lan rộng trên thế giới. Ở Việt Nam phương pháp này chỉ mới biết đến trong vài năm gần đây, ở Đại học đã có một số trường áp dụng và ở cấp THPT cũng đã có một số giáo viên áp dụng tuy nhiên còn lẻ tẻ, mang tính cá nhân. Hiện nay sự pháp triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì mô hình lớp học đảo ngược đã và đang chúng tỏ sự phù hợp tạo ra môi trường tự học tốt giúp học sinh cảm thấy hứng thú và tích cực hơn trong việc học tập. Đây là phương pháp mà tôi quan tâm và triển khai trong đề tài này. 1.2. Khái niệm hứng thú Hứng thú là một thuộc tính tâm lí của nhân cách, là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, làm nảy nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Hứng thú học tập quan hệ mật thiết với tính tò mò, ham hiểu biết của cá nhân. Hứng thú là nguồn kích thích mạnh mẽ tính tích cực cá nhân. Khi có hứng thú học sinh sẽ tích cực học tập hơn và học tập có hiệu quả hơn. Thái độ học tập tích 9 giảng thụ động. tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm kiến thức. Giáo viên là người định hướng và hướng dẫn cách học. - Phù hợp với thang tư duy Bloom là Không phù hợp với thang tư duy do Bloom đã có sử đảo ngược. Nhiệm vụ của vì người thầy có nhiệm vụ truyền đạt học kiến thức, và theo thang tư duy Bloom sinh là tìm hiểu các kiến thức ở thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp những (tức là “biết" và “hiểu”). Còn nhiệm vụ bậc thấp “Biết” và “Hiểu”, còn giáo của học sinh là làm bài tập vận dụng, viên thì giúp đỡ học sinh trong quá nhiệm trình khám phá và mở rộng thông vụ này thuộc bậc cao của thang tư duy tin, đồng thời rèn luyện khả năng tư (vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh duy ở những bậc cao hơn gồm vận giá). dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Khả năng tư duy và hoạt động trí não ít Đòi hỏi sự phân tích, tư duy và phải hơn. dùng nhiều đến hoạt động trí não. Ứng dụng công nghệ thông tin, công Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ dạy học vào dạy học nhiều hơn, nghệ dạy học vào dạy học còn hạn chế. hiện đại hơn. Học sinh không có nhiều thời gian để Học sinh chưa hiểu kĩ bài giảng có trao đổi với giáo viên nếu không hiểu nhiều thời gian hơn để trao đổi với kĩ bài giảng. giáo viên Lớp học đảo ngược là tất cả các hoạt động dạy học được thực hiện “đảo ngược” so với thông thường. Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay đổi với các dụng ý và chiến lược sư phạm thể hiện ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu dạy học và các hoạt động dạy học khác với cách truyền thống trước đây của người dạy và người học. Mô hình này đã khai thác triệt để những ưu điểm của công nghệ thông tin và góp phần giải quyết được những hạn chế của mô hình dạy học truyền thống bằng cách “đảo ngược” quá trình dạy học so với mô hình dạy học truyền thống. Với mô hình lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy (thông qua những giáo trình đã được giáo viên chuẩn bị trước cùng thông tin do học sinh tìm kiếm), nhiệm vụ của học sinh là tự học kiến thức mới này và làm các bài tập mức độ thấp ở nhà. Sau đó các em vào lớp được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Các bài tập mức độ cao cũng được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn cùng nhóm. 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_lop_hoc_dao_nguoc.pdf