Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học kết hợp (Blended Learning - Hướng dẫn trực tuyến và dạy học đối mặt) trong đọc hiểu văn bản văn chương lớp 12

doc 53 trang sk12 24/11/2024 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học kết hợp (Blended Learning - Hướng dẫn trực tuyến và dạy học đối mặt) trong đọc hiểu văn bản văn chương lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học kết hợp (Blended Learning - Hướng dẫn trực tuyến và dạy học đối mặt) trong đọc hiểu văn bản văn chương lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học kết hợp (Blended Learning - Hướng dẫn trực tuyến và dạy học đối mặt) trong đọc hiểu văn bản văn chương lớp 12
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 3
 =====  =====
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KẾT HỢP 
(BLENDED LEARNING - HƯỚNG DẪN TRỰC TUYẾN
 VÀ DẠY HỌC ĐỐI MẶT) TRONG ĐỌC HIỂU 
 VĂN BẢN VĂN CHƯƠNG LỚP 12
 LĨNH VỰC: NGỮ VĂN
 Tên tác giả : Nguyễn Thị Thái
 Tổ bộ môn : Ngữ văn - Ngoại ngữ
 Năm thực hiện : 2021
 Số điện thoại : 0973 761 207
 NĂM HỌC: 2020 - 2021 BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT
TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
 1 Blended Learning BL
 2 Blended Learning B-Learning 
 3 Công nghệ thông tin CNTT
 4 Công nghệ thông tin và truyền thông CNTT&TT
 5 Chương trình CT
 6 Facebook F, Fb
 7 Giáo dục và đào tạo GD&ĐT
 8 Giáo viên GV
 9 Học sinh HS
 10 Kĩ năng tự học trực tuyến KN THTT
 11 Năng lực tự học NLTH
 12 Năng lực tự học trực tuyến NLTHTT
 13 Phương pháp PP
 14 Phương pháp dạy học PPDH
 15 Phương pháp dạy học kết hợp PPDHKH
 16 Quá trình dạy học QTDH
 17 Sách giáo khoa SGK
 18 Sách giáo viên SGV
 19 Trung học phổ thông THPT
 20 Trang Tr
 21 Văn bản văn chương VBVC
 22 Zalo Z, Za PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
 1.1. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp của Đề án “Xây dựng xã hội 
học tập giai đoạn 2012 - 2020” theo Quyết định số89/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 01 
năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ đó là: Đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua 
mạng và cụ thể hơn là “Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ 
thông tin phục vụ cho việc đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến (E-Learning); tăng 
cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung ứng các 
chương trình học tập suốt đời cho mọi người.” [9] Có thể nói rằng hình thức đạo 
tào trực tuyến được nhắc đến như một phương thức đào tạo của tương lai, hỗ trợ 
đổi mới nội dung cũng như phương pháp dạy và học. Từ đó, chúng ta nhận thấy 
yêu cầu pháp lý và định hướng cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) 
là: Chủ trương phát triển hình thức học tập trực tuyến, hướng tới hoạt động học tập 
chủ động, chống lại thói quen thụ động, đề cao khả năng tự học của người học và 
vai trò của người thầy về khả năng dạy cho người học cách học hiệu quả nhất.
 1.2. Sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới hiện nay đã 
làm cho lượng thông tin khoa học nói chung và kiến thức phục vụ cho việc dạy và 
học môn Ngữ Văn nói riêng tăng như vũ bão. Làm thế nào để giải quyết được mâu 
thuẫn vốn tiềm tàng trong giáo dục: khối lượng kiến thức tăng “siêu tốc” với quỹ 
thời gian học tập ở nhà trường có hạn; giáo dục cần cập nhật được những kiến 
thức, PPDH hiện đại, khoa học... Một giải pháp quan trọng đó là đổi mới PPDH. 
 1.3. Ưu thế của mô hình tổ chức dạy học kết hợp (Blended Learning - dạy 
học trực tuyến và đối mặt), sự phát triển mạnh mẽ của CNTT&TT đã tác động trực 
tiếp tới giáo dục. Trong đó, E - learning là mức độ cao nhất của việc ứng dụng 
CNTT & TT trong dạy - học hiện nay. Với nhiều ưu điểm nổi bật, E- learning là 
giải pháp hữu hiệu cho nhu cầu "Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm 
dẻo, học một cách mở và học suốt đời" [12] Tuy nhiên, có thể thấy E - learning vẫn 
không thể thay thế vai trò chủ đạo của các hình thức dạy học trên lớp, máy tính vẫn 
chưa thể thay thế hoàn toàn được phấn trắng, bảng đen cũng như hoạt động nhóm, 
ảnh hưởng nhóm ở trên lớp. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp kết hợp học trên lớp với 
các giải pháp E - learning là điều hết sức cần thiết trong giáo dục hiện nay. 
 1.4. Ngoài ra, sự kết hợp giữa dạy học trực tiếp và trực tuyến còn được áp 
dụng trong trường hợp đặc biệt để ứng đối với hoàn cảnh khi xẩy ra khủng hoảng 
của hệ thống y tế cộng đồng như covid nói riêng và các dịch bệnh nói chung 
trong trường hợp HS không thể đến trường, bị cách ly hoặc giãn cách xã hội, thì 
PPDH kết hợp là một ưu điểm trong quá trình dạy học.
 1.5. Nội dung môn Ngữ văn nói chung và bộ phận văn bản văn chương ở 
chương trình Ngữ Văn 12 nói riêng tập trung gần như toàn bộ kiến thức trọng tâm 
liên quan đến chương trình thi tốt nghiệp, đại học của bậc THPT; đồng thời đây là 
 1 PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Mô hình dạy học kết hợp
1.1.1. Khái niệm mô hình dạy học kết hợp 
 Khái niệm mô hình học tập kết hợp (Blended learning) là một thuật ngữ 
được sử dụng nhiều trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở các nước phát triển như 
Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, 
 Phương pháp dạy học kết hợp với các thuật ngữ "pha trộn học tập", "học tập 
lai", "hướng dẫn công nghệ trung gian", "hướng dẫn web nâng cao," và "hướng dẫn 
chế độ hỗn hợp" thường được sử dụng thay thế cho nhau trong nghiên cứu. Mặc dù 
các khái niệm học tập tổng hợp đầu tiên được phát triển vào những năm 1960, các 
thuật ngữ chính thức để mô tả xuất hiện cuối những năm 1990. 
 Hình 1. Mô hình học kết hợp 
 Tác giả Victoria L. Tinio cho rằng "Học kết hợp (Blended Learning) để chỉ 
các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E - 
learning". Khái niệm được đưa ra chủ yếu dựa trên sự kết hợp về hình thức tổ 
chức, nội dung và PPDH. Mô hình DHKH có thể được mô tả theo hình 1 [16].
 Bonk, C. J. & Graham đưa ra cách hiểu của mình về DH kết hợp và được 
miêu tả một cách cụ thể, hình tượng trong 2. 
 Hình 2. Mô hình phát triển của các HTTCDH [6]
 3 1.1.4. Đặc điểm chung của mô hình dạy học kết hợp 
 - Sự kết nối: các mục tiêu (kiến thức, kĩ năng và thái độ), các hoạt động, thao 
tác và hệ thống năng lực, các nguồn lực hỗ trợ học tập bên ngoài.
 - Sự tương tác: tương tác với nội dung (gồm các định dạng khác nhau: văn 
bản, hình ảnh, âm thanh, sơ đồ, video) với bạn học, với GV.
 - Tính mở và linh hoạt: không gian, thời gian, nhu cầu và sự quan tâm, hứng 
thú và năng lực cá nhân, hợp tác và chia sẻ
 - Tính định hướng kết quả đầu ra: buộc người học phải thực hiện trọn vẹn 
một thao tác, kĩ năng với các công cụ công nghệ.
 - Dựa trên nền tảng công nghệ: đáp ứng các mục tiêu, nội dung và phương 
pháp dựa trên các phương tiện công nghệ hiện đại [15].
 Chúng tôi nhận thấy để triển khai mô hình DHKH mang tính khả thi đối với cơ 
sở giáo dục trung học ở Việt Nam, mô hình face - to - face driver là thích hợp nhất 
nhằm nâng cao chất lượng dạy học và phát triển NLTHTT cho HS.
1.1.5. Các mức độ sử dụng mô hình dạy học kết hợp 
 - Mức độ 1: GV cung cấp bài giảng và giảng bài trên lớp, hỗ trợ các tài liệu 
hướng dẫn môn học cho người học. Ở mức độ này, lớp học truyền thống đóng vai trò 
chủ đạo, lớp học trực tuyến chỉ đóng vai trò hỗ trợ (không bắt buộc). Tỉ lệ kết hợp 
giữa lớp học truyền thống và lớp học trực tuyến là 80:20.
 - Mức 2: GV phải thiết kế các bài giảng trực tuyến và cung cấp cho 
người học. Mức độ này thì vai trò của lớp học truyền thống và lớp học trực tuyến 
ngang bằng nhau (50:50).
 - Mức 3: GV cung cấp tài liệu đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh, video) 
cho người học, xây dựng hệ thống kiểm tra trực tuyến để kiểm tra định kỳ cho môn 
học. Mức này cao hơn hẳn so với 2 mức độ trước, dạy học trực tuyến đóng vai trò 
chủ đạo. Tỉ lệ kết hợp giữa lớp học truyền thống và lớp học trực tuyến là 30:70.
 Trong đề tài này, để phát huy tối đa ưu điểm của mô hình DHKH nhằm đáp 
ứng nhu cầu của tương lai và ứng đối kịp thời trong trường hợp cấp bách, tình huống đặc 
biệt của xã hội (Covid, dịch bệnh) HS không thể đến trường, trong khi đó bắt buộc nền 
giáo dục vẫn phải vận hành. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn thiết kế khóa học kết hợp, 
trong đó học tập trực tuyến đóng vai trò chủ đạo, tỉ lệ kết hợp giữa dạy trực tiếp và 
trực tuyến là 30:70 nhằm nâng cao chất lượng học tập và phát triển NLTHTT cho HS.
1.1.6. Những ưu điểm, khó khăn khi sử dụng mô hình dạy học kết hợp 
 ➢ Những ưu điểm:
 Học tập kết hợp là một mô hình dạy học có ba ưu điểm nổi bật so với mô 
hình dạy học truyền thống hiện nay:
 5 Vì vậy, các nhà trường, GV triển khai dạy học trực tuyến, nếu không xây dựng 
kế hoạch cụ thể thì chắc chắn HS sẽ rơi vào tình trạng học chồng chéo giữa các bộ môn, 
dẫn đến hiệu quả môn học sẽ không cao.
 Ngoài hạn chế chung, HS trường Quỳ Hợp 3 còn có nhược điểm riêng đó là: 
Hầu hết HS đều là dân tộc ít người vùng sâu, vùng xa, kinh tế kém phát triển, khả năng 
ngôn ngữ tiếng Việt hạn chế, lối sống quần cư lạc hậu, trình độ CNTT còn kém, một số 
em sống ở địa bàn vùng núi chưa đủ điều kiện vật chất để sử dụng mạng internet... Nên 
khi vận dụng PPDHKH dạy đọc hiểu VBVC là một việc rất khó khăn. 
 Nhận xét chung: 
 Từ những kết quả nghiên cứu, đề tài tiếp tục bổ sung, làm rõ một số vấn đề lí 
luận về Khái niệm DHKH, đi sâu vào bản chất của Mô hình DHKH; Các mô hình 
DHKH thể hiện rõ các mức độ DHKH ở những tiết học cụ thể của môn Ngữ văn. Từ 
đó, khái quát các đặc điểm chung và mức độ sử dụng mô hình; đồng thời chỉ ra 
những khó khăn, thách thức mà mỗi GV cần phải nhận thức được để xây dựng mô 
hình DHKH tạo nên môi trường học tập phù hợp với người học và xu thế của thời đại.
1.2. Năng lực tự học trực tuyến 
1.2.1. Khái niệm năng lực tự học
 Trong đề tài này, quan niệm năng lực được sử dụng dựa theo CT giáo dục phổ 
thông (2018) của Bộ GD&ĐT: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát 
triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy 
động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, 
niềm tin, ý chí,...thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong 
muốn trong những điều kiện cụ thể.” [5]
 “Tự học là một quá trình mà người học tự thực hiện các hoạt động học tập, 
có thể cần hoặc không cần sự hỗ trợ của người khác, dự đoán được nhu cầu học tập 
của bản thân, xác định được mục tiêu học tập, phát hiện ra nguồn tài liệu, con 
người giúp ích được cho quá trình học tập, biết lựa chọn và thực hiện chiến lược 
học tập và đánh giá được kết quả thực hiện”[5]. 
 Nghiên cứu về NLTH, chúng tôi thấy rằng: “NLTH có bản chất là thói quen 
được hình thành trong quá trình tự rèn luyện.” Vì vậy, NLTH chịu ảnh hưởng của 
nhiều nhân tố (tâm lý, thể chất, khả năng nhận thức, môi trường sống, học tập, PPDH 
và khả năng của cá nhân trong hoàn cảnh cụ thể). HS muốn có NLTH phải tự chủ 
trong các hoạt động học tập. Quá trình này đòi hỏi người tự học phải vững vàng về 
tâm lý, kiên trì, phương pháp học tập phù hợp với từng nội dung, chủ đề tự học.
1.2.2. Khái niệm và cấu trúc năng lực tự học trực tuyến 
 Trên cơ sở nghiên cứu, khái quát hóa quan niệm của các tác giả về năng lực, tự 
học và NLTH chúng tôi thiết lập khái niệm NLTHTT: “NLTHTT là khả năng người 
học tự lực, chủ động từ việc nghiên cứu mục tiêu học tập, tìm kiếm thông tin trên 
 7 PPDHKH là con đường đưa nền giáo dục nước ta theo kịp xu thế chung của thế 
giới, đáp ứng nhu cầu thực tế của dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông:
 Thứ nhất, phù hợp với đặc trưng kiến thức Ngữ văn.
 Dạy học Ngữ văn là hoạt động mang tính đặc thù. Khác với các bộ môn 
khác, tri thức Ngữ văn mang những đặc trưng: Tính ngôn từ, gắn liền với thực tiễn, 
tính giao tiếp, sự thống nhất giữa “ngôn từ” và “lập luận” [3].  Người học không 
thể trực tiếp quan sát được hiện thực qua ngôn ngữ mà chỉ nhận thức, tưởng tượng 
gián tiếp thông qua các yếu tố ngôn ngữ. Mô hình DHKH tạo cơ hội cho HS tiếp 
cận nguồn tư liệu phong phú với các nguồn định dạng khác nhau như: văn bản, 
hình ảnh, âm thanh, sơ đồ, video giúp các em có những hình dung sinh động về 
hiện thực ở các thời gian, không gian khác nhau; cụ thể hóa cốt truyện, nhân vật, tư 
duy, khắc phục tình trạng khô cứng, thụ động và tạo hứng thú học tập cho HS.
 Thứ hai, khắc phục những hạn chế trong phân phối thời lượng cho môn Ngữ 
văn ở trường phổ thông.
 PPCT Ngữ văn hiện nay được cho là chưa tương xứng với nội dung và mục 
tiêu của môn học. Với các công cụ như Emodo, Google Sites hay Google 
Classroom mô hình Blended learning tăng khả năng tương tác, hỗ trợ của GV 
với HS; HS – HS với thiết bị, chỉ cần thiết bị đó có thể online được như điện thoại 
thông minh, máy tính bảng, tivi hoặc máy tính để bàn có kết nối Internet...Vì vậy, 
nó hoàn toàn vượt ra khỏi giới hạn thời gian của một tiết học truyền thống.
 Thứ ba, phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học:
 Tính định hướng kết quả học tập được xây dựng trên nền tảng công nghệ, 
học tập kết hợp có ưu thế trong việc phát triển các năng lực chung như: tự học, sử 
dụng CNTT và hợp tácNgoài ra, với tính mở, linh hoạt và hướng tới cá nhân, 
DHKH góp phần phát triển năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn như: năng lực 
thu thập, xử lý thông tin về các tác giả, tác phẩm; năng lực tái hiện các hiện thực 
xã hội và đời sống con người trong tác phẩm; năng lực giải thích, đánh giá các vấn 
đề trong tác phẩm theo quan điểm khác nhau; năng lực vận dụng kiến thức văn học 
để giải thích các bản chất của con người và hiện thực đời sống đang diễn ra. 
 Vận dụng mô hình DHKH trong dạy đọc hiểu VBVC ở lớp 12 nói riêng và 
chương trình Ngữ Văn nói chung biến quá trình GV truyền thụ kiến thức, HS tiếp 
nhận thụ động, thành quá trình GV hướng dẫn, HS tìm hiểu, khám phá và chiếm 
lĩnh kiến thức. Đây là ưu thế tuyệt đối mà các PPDH truyền thống chưa đạt được.
 2.4. Vị trí, khả năng của văn bản văn chương trong việc hình thành năng 
lực tự học trực tuyến cho HS lớp 12
 2.4.1. Vị trí, cấu trúc của văn bản văn chương trong chương trình SGK Ngữ 
văn lớp 12
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_ket_hop_b.doc