Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Yên Dũng số 2

docx 46 trang sk12 19/01/2025 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Yên Dũng số 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Yên Dũng số 2

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Yên Dũng số 2
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP 
 VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản nhằm nâng 
cao chất lượng dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân cho học sinh lớp 
12 tại trường THPT Yên Dũng số 2
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 26/01/2021.
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): không.
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
 Nói đến việc dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, trước đây, chúng 
tôi thường sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật thiên về tính truyền thống như 
vấn đáp – đàm thoại, thuyết trình. Giáo viên sẽ phối hợp giữa việc đặt câu hỏi 
gợi dẫn học sinh với việc giảng bình những nội dung quan trọng để các em có cơ 
hội khắc sâu kiến thức. Học sinh sẽ ghi kiến thức cơ bản vào vở và ôn bài theo 
hệ thống kiến thức đã ghi.
 Ưu điểm của các phương pháp này là: giáo viên đã đặt ra được những câu 
hỏi mang tính định hướng, giúp cho học sinh có thể tập trung vào những nội 
dung trọng tâm, đảm bảo thời gian của tiết học. Bên cạnh đó, các em còn được 
lắng nghe những lời phân tích, bình giảng, những so sánh, đánh giá của giáo 
viên về tác giả và tác phẩm.
 Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Đó là 
việc chưa tổ chức được nhiều hoạt động cho học sinh, chưa thực sự lôi cuốn các 
em vào quá trình tự tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức. Học sinh còn thụ động, giáo viên 
thì nói nhiều, thiên về truyền thụ một chiều. Vì thế, không khí lớp học đôi khi 
còn trầm lắng và nặng nề. Hứng thú và kết quả học tập của học sinh không được 
như mong đợi.
5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
 Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Tiếp tục đổi mới
 1 Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đó, chúng tôi đã trăn trở, suy ngẫm làm sao 
để có thể tổ chức một giờ đọc hiểu văn bản hiệu quả nhất, phát huy được vai trò 
chủ động, tích cực của học sinh. Tôi quyết định lựa chọn vận dụng một số chiến 
thuật đọc hiểu văn bản vào quá trình dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân 
nhằm nâng cao chất lượng dạy đọc hiểu truyện ngắn này nói riêng. Từ đó, hướng 
tới việc vận dụng rộng sang cả những văn bản khác để nâng cao chất lượng dạy 
đọc hiểu văn bản nói chung.
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến
 Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản vào quá trình dạy học 
truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, chúng tôi hướng tới một số mục đích sau:
 Thứ nhất, khắc phục hạn chế của lối dạy học bị động, truyền thụ một
chiều.
 Thứ hai, gia tăng tính đối thoại, khuyến khích học sinh bày tỏ, chia sẻ
những cảm nhận và ý kiến cá nhân, giúp các em rèn luyện sự tự tin khi phát biểu 
trước tập thể, đồng thời kích thích tư duy phản biện, giúp học sinh từng bước trở 
thành người đọc độc lập, thuần thục và có kĩ năng.
 Thứ ba, giúp học sinh cảm thấy chủ động và tự do hơn trong việc chiếm 
lĩnh văn bản; tăng cường khả năng tập trung, kĩ năng tư duy, liên tưởng, tưởng 
tượng; huy động toàn bộ vốn sống và trải nghiệm của bản thân để tiếp cận tác 
phẩm. Từ đó, học sinh sẽ nhớ văn bản lâu hơn và độ “ngấm” cũng sâu hơn.
 Cuối cùng, mục đích lớn nhất của sáng kiến là hướng tới việc dạy học 
phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
7. Nội dung
7.1. Thuyết minh giải pháp mới
7.1.1. Giải pháp 1:
7.1.1.1. Tên giải pháp: Vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” trong 
dạy đọc hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.
7.1.1.2. Nội dung
a. Giới thiệu chiến thuật "Cuộc giao tiếp văn học" trong dạy đọc hiểu văn bản
 3 * Những lưu ý khi vận dụng chiến thuật "Cuộc giao tiếp văn học"
 + Trong cuộc giao tiếp này, cách nhìn, cách đánh giá của mỗi nhân vật 
trong văn bản, của mỗi học sinh có thể đồng điệu hoặc khác biệt, giáo viên cần 
có thái độ bình đẳng và tôn trọng tất cả các cách kiến giải này.
 + "Nhân vật" tham gia vào cuộc giao tiếp văn học có thể nhiều hơn hoặc ít 
hơn so với sơ đồ 4 điểm nhìn, giáo viên có thể căn cứ vào thực tiễn dạy học để 
lựa chọn, miễn là đảm bảo các nhân vật, các ý kiến đều xoay quanh một vấn đề.
 + Từ mô hình gốc là “Sơ đồ bốn điểm nhìn” ban đầu, giáo viên có thể triển 
khai phong phú hơn thành nhiều mô hình sơ đồ khác nhau, miễn là thể hiện được 
tinh thần cốt lõi: tạo cơ hội cho học sinh được giao tiếp, phát huy khả năng liên 
tưởng của học sinh, gia tăng tính đối thoại, dân chủ trong hoạt động tiếp nhận.
 Cụ thể, từ tỉ lệ 3 - 1 trong các góc của sơ đồ, trong đó 3 góc thể hiện 
quan điểm, cách nhìn nhận... của các nhân vật, các tác phẩm, 1 góc còn lại là 
của bạn đọc học sinh, ta có thể thay đổi tạo nên mô hình mới như sau: chuyển 
điểm nhìn của chủ thể học sinh cho một nhân vật, một tác giả hay một tác 
phẩm khác. Điểm nhìn bạn đọc sẽ ẩn sau sự lựa chọn và cắt nghĩa của các 
điểm nhìn kia. Sơ đồ minh họa:
 Văn bản (nhân vật) A Văn bản (nhân vật) B
 Vấn đề 
 Văn bản trung tâm Văn bản
 (nhân vật) C (nhân vật) D
 Ý kiến của học sinh
 GV cũng có thể thay đổi "Sơ đồ bốn điểm nhìn" theo hướng liên văn bản 
thành mô hình liên chủ thể các điểm nhìn của học sinh trong quá trình đọc hiểu. 
Với mô hình sáng tạo này, học sinh trong lớp sẽ cùng đóng góp cho nhau, tạo 
thành một "cộng đồng lý giải" khi tham gia kiến tạo ý nghĩa văn bản. Sử dụng 
mô hình này, thay vì phát phiếu học tập, giáo viên có thể trực tiếp chiếu mô
 5 Lân để xem nhà văn đã có những đóng góp riêng nào cho đề tài này. (Xem chi 
tiết thiết kế hoạt động dạy học này trong phụ lục I.1).
 Thứ hai, vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào tìm hiểu 
nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt. Trong hoạt động này, giáo viên tổ chức cho học 
sinh giao tiếp văn học thông qua hình thức đóng vai: yêu cầu một học sinh giữ 
vai trò người dẫn chương trình, một học sinh vào vai nhà văn Kim Lân để trò 
chuyện với các độc giả - những học sinh khác trong lớp về nhan đề của truyện. 
Qua cuộc đối thoại đó, học sinh sẽ hiểu được ý nghĩa nhan đề tác phẩm, được 
rèn luyện khả năng trình bày vấn đề, khả năng đóng vai diễn xuất và giao tiếp. 
(Xem chi tiết thiết kế hoạt động dạy học này trong phụ lục I.2).
 Thứ ba, vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào nhận diện và 
phân tích tình huống truyện Vợ nhặt. Giáo viên thiết kế một sơ đồ 5 điểm nhìn có 
khả năng thể hiện được tác động của tình huống Tràng nhặt vợ đến các nhân vật: 
người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ, cô vợ nhặt và chính Tràng. Từ đó, rút ra ý 
nghĩa của tình huống Tràng nhặt vợ. Học sinh thảo luận nhóm, điền các thông 
tin tìm được vào sơ đồ, trình bày trên giấy A0 đồng thời chuẩn bị thuyết trình. 
(Xem chi tiết thiết kế hoạt động dạy học này trong phụ lục I.3).
 Thứ tư, vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào tìm hiểu 
nhân vật người vợ nhặt bằng cách hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1 và 
nhập vai anh Tràng để trả lời phỏng vấn của phóng viên về người vợ nhặt.
Cuối hoạt động, giáo viên tổ chức học sinh đánh giá đồng đẳng dựa trên bảng 
các tiêu chí và mức độ mà giáo viên đã thiết kế. (Xem chi tiết thiết kế hoạt động 
dạy học này trong phụ lục I.4 và các video kèm theo).
 Thứ năm, vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào hoạt động 
luyện tập, vận dụng, học sinh thảo luận nhóm hoàn thành 3 bài tập. Nhiệm vụ 
của mỗi bài tập là điền thông tin vào sơ đồ đa điểm nhìn và chuẩn bị thuyết 
trình. Bài tập 1 là sơ đồ bốn điểm nhìn xoay xung quanh chủ đề “Miếng ăn và 
nhân cách con người”. Bài tập số 2 là sơ đồ ba điểm nhìn thể hiện cuộc đối 
thoại giữa ba cách nhìn của bà cô Thị Nở - của bà cụ Tứ - của học sinh trước 
tình huống Thị Nở muốn lấy Chí Phèo, Tràng nhặt vợ. Bài tập số 3 là sơ đồ bốn
 7 học tập của các em. Từ các hoạt động này, học sinh vừa được trang bị kiến thức, 
vừa phát triển phẩm chất và các năng lực cần thiết.
a. Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp
- Thiết kế các hoạt động dạy học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân theo hướng 
vận dụng chiến thuật “cuộc giao tiếp văn học” (Xem chi tiết trong phụ lục I).
- Các sơ đồ của học sinh thể hiện chiến thuật “cuộc giao tiếp văn học”:
+ Sơ đồ số 1: Tìm hiểu tác động của tình huống Tràng nhặt vợ đến các nhân vật 
và ý nghĩa tình huống truyện (số lượng: 1, trình bày trên giấy A0) (Phụ lục II. 5)
+ Sơ đồ số 2: Phản ứng của bà cụ Tứ trước cuộc hôn nhân của Tràng với cô vợ 
nhặt và phản ứng của bà cô Thị Nở khi Thị Nở về hỏi ý kiến về việc lấy Chí 
Phèo (số lượng: 1, trình bày trên giấy A0) (Phụ lục II. 6)
+ Sơ đồ số 3: Ý nghĩa của chi tiết bát cháo cám (số lượng: 1, trình bày trên giấy 
A0) (Phụ lục II. 7)
- Các video phỏng vấn thể hiện chiến thuật cuộc giao tiếp văn học (có video 
đính kèm):
+ Video 1: Nhập vai nhà văn, trả lời độc giả về ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt.
+ Video 2: Nhập vai nhân vật Tràng, trả lời phỏng vấn về cô vợ nhặt.
+ Video 3: Trong vai độc giả, tưởng tượng về tương lai và cuộc sống của gia 
đình Tràng.
b. Bảng số liệu so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp
 Tại trường THPT Yên Dũng số 2, chúng tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm 
chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” ở hai lớp 12A5, 12A6. Chúng tôi chọn 
hai lớp 12A1, 12A2 là những lớp học sinh có trình độ tương đương để làm lớp 
đối chứng. (Ở hai lớp này, chúng tôi vẫn dạy như trước đây, chưa áp dụng chiến 
thuật trên).
 Sau khi dạy xong, chúng tôi yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra nhằm đánh 
giá hiệu quả của việc vận dụng chiến thuật dạy học mới.
 Đề bài:
 Bàn về nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Kim 
Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là người đàn bà chao chát, chỏng lỏn, vô duyên.
 9 2 Học sinh tự giác hoạt động.. 27 31 87 100
 3 Học sinh thích đọc truyện ngắn Vợ nhặt 45 54,7 80 92
 của Kim Lân.
 4 Học sinh thấy thương xót và trân trọng 50 57,5 87 100
 các nhân vật trong truyện.
 5 Trước một vấn đề, học sinh nhận thấy cần 43 49,4 81 93,1
 phải nhìn nhận và đánh giá từ nhiều góc 
 độ.
 6 Học sinh tự tin trình bày và bảo vệ ý kiến 32 36,8 60 69
 riêng của bản thân mình.
 7 Học sinh tự tin vào khả năng đóng vai, 29 33,3 56 64,4
 hóa thân thành một nhân vật khác của 
 mình.
 8 Học sinh có thể thực hiện được một cuộc 35 40,2 67 77
 phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
 9 Học sinh có thể hợp tác tốt với các bạn 56 64,4 84 96,6
 khác để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
 10 Học sinh biết cách tự học. 44 50,6 62 71,3
 11 Học sinh biết cách ghi điểm sáng tạo khi 20 23 69 79,3
 viết văn nhờ vào việc liên hệ, mở rộng, so 
 sánh với những tác phẩm khác cùng đề 
 tài.
 12 Học sinh cảm thấy giờ học văn thoải mái 17 19,5 80 92
 và hứng thú.
 Nhìn vào kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp mà chúng tôi thu 
được, có thể thấy, việc vận dụng chiến thuật “Cuộc giao tiếp văn học” vào dạy 
đọc hiểu truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã tạo điều kiện cho học sinh phát 
huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của mình. Các em cảm thấy hứng thú 
hơn với tác phẩm, với những giờ học văn. Tổ chức dạy học theo hướng này 
cũng đã đạt được hiệu quả cao trong việc phát triển phẩm chất, năng lực cho 
học sinh.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_chien_thuat_doc_hieu_v.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu văn bản nhằm nâng cao chất lượng dạy học.pdf