Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” kết hợp với dạy học dự án và phương pháp đóng vai vào dạy học phần “Di truyền học quần thể” - Sinh học 12 - THPT

pdf 53 trang sk12 22/12/2024 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” kết hợp với dạy học dự án và phương pháp đóng vai vào dạy học phần “Di truyền học quần thể” - Sinh học 12 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” kết hợp với dạy học dự án và phương pháp đóng vai vào dạy học phần “Di truyền học quần thể” - Sinh học 12 - THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” kết hợp với dạy học dự án và phương pháp đóng vai vào dạy học phần “Di truyền học quần thể” - Sinh học 12 - THPT
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1 
 -------------------- 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Tên đề tài: 
VẬN DỤNG MÔ HÌNH ‘‘LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC’’ KẾT HỢP VỚI DẠY 
 HỌC DỰ ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI VÀO DẠY HỌC PHẦN 
 ‘‘DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ” SINH HỌC 12 -THPT 
 Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh 
 Tổ: Khoa học tự nhiên 
 Năm thực hiện: 2021- 2022 
 Số điện thoại: 0857.977.565 
 Nghệ An, năm 2022 
2.2. Thiết kế các hoạt động học tập và tổ chức dạy học chủ đề “Di truyền 14 
học quần thể” Sinh học 12 – THPT theo mô hình “Lớp học đảo ngược”. 
2.2.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động theo mô hình “Lớp học đảo ngược”. 14 
2.2.2. Quy trình chung dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” 15 
2.2.3. Sử dụng công cụ Google Classroom trong dạy học chủ đề “Di 17 
truyền học quần thể”– Sinh học 12 THPT theo mô hình “Lớp học đảo 
ngược” 
2.3. Tổ chức dạy học chủ đề “Di truyền học quần thể”theo mô hình “Lớp 18 
học đảo ngược”. 
2.3.1. Giai đoạn 1: Học tập trực tuyến tại nhà 23 
2.3.2. Giai đoạn 2: Học tập tại lớp 34 
2.3.3. Kiểm tra đánh giá 46 
2.4. Thực nghiệm sư phạm và đánh giá hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm. 47 
Phần III: Kết luận và kiến nghị 49 
3. 1. Kết luận. 49 
3.2. Kiến nghị. 49 
Tài liệu tham khảo 50 
Phụ lục 
 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lí do chọn đề tài 
 Giáo dục Việt Nam ngày càng có nhiểu đổi mới nhằm đáp ứng xu thế hội nhập 
phát triển với toàn thế giới. Sự bùng nổ và thành công của cuộc cách mạng khoa 
học 4.0 và vai trò của giáo dục ngày càng được Đảng, Nhà nước và xã hội chú 
trọng, quan tâm, đầu tư. Thay đổi, cải tiến chương trình, cải cách giáo dục đã được 
tiến hành và trong đó trọng tâm là hướng vào chuẩn của năng lực, phẩm chất nhằm 
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 
 Trong nhà trường phổ thông hiện nay năng lực tự học có ý nghĩa quan trọng vì 
nó giúp học sinh tự chủ, sáng tạo và năng động, biết cách học, đánh giá, so sánh 
đối chiếu, xử lí các tình huống trong thực tiễn. Quan trọng hơn là học sinh có thể 
tự mình chiếm lĩnh được kiến thức. Tuy nhiên, khác với ngoài xã hội tự học trong 
nhà trường phổ thông có tính chất định hướng, giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn 
các em từ cách tự mình nghiên cứu tài liệu giáo khoa, bài giảng, video đến việc 
điều chỉnh kiến thức mà các em thu nhận được để có lượng kiến thức chính xác 
nhất. Nhờ thế mà giáo viên có thể hình thành và phát triển năng lực tự học cho học 
sinh với cách suy nghĩ, tìm tòi khác nhau để có thể tự mình đặt vấn đề, tự nghiên 
cứu và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn học tập và cuộc sống. 
 Đáp ứng được quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, nhằm tối ưu hóa năng lực cho học sinh phù hợp với 
thời đại trong bối cảnh công nghệ thông tin và truyền thông trở thành phương 
tiện dạy học hiệu quả thì mô hình “Lớp học đảo ngược” kết hợp với phương 
pháp dạy học dự án và phương pháp đóng vai phát huy được thế mạnh nhiều 
mặt. 
 Nghiên cứu phần “Di truyền học quần thể” – Sinh học 12 tôi thấy kiến thức 
được xây dựng rất rõ ràng, tổng quát, mang tính ứng dụng trong nhiều bài toán di 
truyền ở các đề thi trung học phổ thông quốc gia, vừa mang ý nghĩa giáo dục sâu 
sắc, một số nội dung HS đã được học ở lớp dưới, còn một số nội dung HS được 
học sâu hơn ở lớp này. 
 Từ những lí do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài: Vận dụng mô hình “Lớp học 
đảo ngược” kết hợp với dạy học dự án và phương pháp đóng vai vào dạy học 
phần “Di truyền học quần thể” - Sinh học 12- THPT. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh, năng lực tự quản lí, năng lực 
hợp tác trong hoạt động nhóm, năng lực tư duy sáng tạo trong đóng vai, phẩm chất 
trách nhiệm, yêu nước, chăm chỉ, nhân ái, trung thực, đồng thời góp phần nâng cao 
chất lượng lĩnh hội kiến thức môn học. 
 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 
 5 
 Để kiểm tra giả thuyết đã đặt ra, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại đơn vị 
công tác và nhờ đồng nghiệp áp dụng thử tại các đơn vị khác. Trong quá trình thực 
nghiệm, học sinh được chia thành 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết 
quả thực nghiệm được đánh giá dựa trên kết quả đầu ra của học sinh, thông qua 
đánh giá năng lực tự học và được so sánh với kết quả đối chứng của mô hình dạy 
học bình thường. 
 6. Phạm vi nghiên cứu 
 - Phần “Di truyền học quần thể” Sinh học 12- THPT 
 - Thực nghiệm sư phạm dạy học phần “Di truyền học quần thể” Sinh học 12- 
THPT 
 7. Đóng góp mới của đề tài 
 - Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lí luận về dạy theo mô hình “Lớp 
học đảo ngược” và phát triển năng lực tự học. 
 - Xác định đượcquy trình thiết kế các chủ đề dạy học theo mô hình “Lớp học 
đảo ngược” và vận dụng vào dạy học chủ đề“Di truyền học quần thể” - Sinh học 
12- THPT. 
 - Đề xuất được quy trình tổ chức dạy học các chủ đề vận dụng mô hình “Lớp 
học đảo ngược”nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. 
 - Tiến hành dạy thực nghiệm chủ đề “Di truyền học quần thể” theo mô hình 
“Lớp học đảo ngược”, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án với sự hỗ trợ 
của phần mềm dạy học Google Classroom giúp nâng cao hiệu quả dạy học Sinh 
học ở trường THPT. 
 7 
Các tác giả trên đãchỉ ra ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo mô hình 
lớp học đảo ngược, đồng thời xây dựng được quy trình dạy học theo phương pháp 
này. 
 Tuy đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về mô hình này nhưng ở Nghệ An, chưa 
có đề tài nào trong lĩnh vực Sinh học THPT tổ chức dạy học theo mô hình “Lớp 
học đảo ngược” với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học trực tuyến. 
 1.2. Cơ sở lí luận 
 1.2.1. Mô hình “Lớp học đảo ngược” 
 1.2.1.1. Khái niệm mô hình “Lớp học đảo ngược” 
 Dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược”có thể được hiểu là các hoạt 
động dạy học được thực hiện đảo ngược so với thông thường, HS sẽ tự tìm hiểu 
các kiến thức mới ở mức độ tư duy thấp theo định hướng của GV và hoàn thành 
nhiệm vụ học tập đó ở nhà, khi đến lớp HS sẽ chia sẻ, thảo luận và thực hiện các 
nhiệm vụ học tập ở mức tư duy cao với các bạn dưới sự cố vấn, hỗ trợ của GV. 
 Có thể thấy sự khác biệt giữa lớp học đảo ngược và lớp học truyền thống qua 
hình ảnh sau: 
 1.2.1.2. Cơ sở khoa học hình thành mô hình “Lớp học đảo ngược”. 
 9 
giúp HS tìm hiểu sâu vào chủ đề học tập, HS chủ động trong việc khám phá tri 
thức và làm chủ việc học của bản thân nên hiệu quả học tập sẽ tốt hơn. 
 Do có sự tương tác giữa các HS trong khi thực hiện nhiệm vụ học tập nên 
mối quan hệ giữa các HS sẽ tốt hơn, thông qua đó học sinh được rèn luyện các 
năng lực hợp tác và giao tiếp. Do sự tương tác chặt chẽ nên GV có thể biết được 
nguyện vọng của HS từ đó có định hướng giúp HS tiếp cận và giải quyết các vấn 
đề thắc mắc một cách phù hợp, kịp thời nhất. 
 Như vậy, “Lớp học đảo ngược”là một mô hình học tập kết hợp, giúp tạo ra 
môi trường khuyến khích tính tự chủ, tự học trong học tập vì HS có cơ hội học tập 
theo nhịp độ phù hợp với khả năng của bản thân. Lớp học đảo ngược giúp nâng 
cao ý thức, thái độ và trách nhiệm học tập và đồng thời phát triển được các năng 
lực (NL) cốt lõi như NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp và hợp tác 
 Có thể tóm tắt sự khác biệt giữa lớp học truyền thống và “Lớp học đảo 
ngược”qua bảng sau: 
 Lớp học truyền thống Lớp học đảo ngược 
 GV chuẩn bị giáo án lên lớp GV thiết kế bài giảng, video, tài liệu ở 
 nhà chia sẻ lên mạng. 
 HS nghe giảng và ghi chép bài, HS xem bài giảng, video, tài liệu trên 
học kiến thức cơ bản trên lớp, làm mạng, học kiến thức cơ bản tại nhà, học 
bài tập vận dụng nâng cao ở nhà. kiến thức nâng cao ở lớp với sự hỗ trợ của 
 GV và HS khác. 
 GV là trung tâm, HS lĩnh hội HS là trung tâm, tự tìm hiểu, trải 
kiến thức một cách thụ động. nghiệm, khám phá kiến thức. GV là người 
 tổ chức, định hướng, hỗ trợ HS. 
 Có thể không cần ứng dụng Bắt buộc phải ứng dụng công nghệ 
công nghệ thông tin và truyền thông thông tin và truyền thông vào dạy - học. 
vào dạy – học. 
 Thời gian học diễn ra cố định Có thể học mọi lúc mọi nơi với mọi thiết 
trên lớp. bị chỉ cần thiết bị đó có thể online. 
 Hạn chế khả năng tương tác giữa Tăng cường khả năng tương tác giữa 
HS- HS, giữa HS với GV. HS- HS, giữa HS với GV. 
 Tập trung vào trang bị kiến thức Tập trung vào phát triển NL tự học, NL 
cho HS, ngoài ra, phát triển các NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp và hợp tác 
chung và NL sinh học. và NL sinh học. 
 GV đánh giá HS. Ngoài việc GV đánh giá, còn có HS tự 
 đánh giá và đánh giá đồng đẳng. 
 11 
 . Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung 
hoạt động như tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thực hiện 
các hoạt động thực hành, thực tiễn 
 Ngoài các cách phân loại trên, còn có thể phân loại theo chuyên môn (dự án 
môn học, dự án liên môn, dự án ngoài môn học); theo sự tham gia của người học 
(dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án lớp). 
 1.2.2.3. Đặc điểm 
 . Định hướng thực tiễn: chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của 
thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm của dự 
án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của 
người học. Các dự án học tập có ý nghĩa thực tiễn xã hội, góp phần gắn việc học 
tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lí 
tưởng, việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực. 
 . Định hướng hứng thú người học: học sinh được tham gia chọn đề tài, nội 
dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của 
người học cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. 
 . Mang tính phức hợp, liên môn: nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của 
nhiều lĩnh vực hoặc nhiều môn học khác nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ, vấn 
đề mang tính phức hợp. 
 . Định hướng hành động: trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa 
nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực 
hành. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn 
luyện kỹ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học. 
 . Tính tự lực của người học: trong dạy học theo dự án, người học cần tham gia 
tích cực, tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và 
khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. Giáo viên chủ yếu đóng 
vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh 
nghiệm, khả năng của học sin và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. 
 . Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, 
trong đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên 
trong nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng 
công tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa học sinh và giáo viên cũng 
như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được 
gọi là học tập mang tính xã hội. 
 . Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được 
tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường 
hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực 
hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. 
 13 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_ket.pdf