Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học chương “Lượng tử ánh sáng”, Vật lý 12 theo phương pháp dựa trên vấn đề
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học chương “Lượng tử ánh sáng”, Vật lý 12 theo phương pháp dựa trên vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học chương “Lượng tử ánh sáng”, Vật lý 12 theo phương pháp dựa trên vấn đề
Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương SỞ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Trấn Biên Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ LỚP 12 THEO PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN VẤN ĐỀ Người thực hiện:ĐỖ THỊ THANH PHƯƠNG Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: Vật lý Có đính kèm:Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 1 Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương MỤC LỤC TRANG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..1 PHẦNI.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................... 1 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 3 2.Dạy học dựa trên vấn đề (PBL) .................................................................... 3 2.1. Khái niệm. ................................................................................................ 3 2.2. Mô hình dạy học dựa trên vấn đề (PBL). ................................................. 4 2.3. Thực trạng việc áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề vật lý ở trường phổ thông. ............................................................................................ 6 PHẦN III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ........................... 7 3.1.Giai đoạn thiết kế và giao vấn đề .............................................................. 7 3.2. Tiến trình hướng dẫn HS tham gia giải quyết vấn đề .............................. 8 3.2.1. Phổ biến yêu cầu, cách thức làm việc, chia nhóm. ............................... 8 3.2.2. Kế hoạch hướng dẫn HS giải quyết vấn đề ........................................... 8 3.3.Kế hoạch chi tiết tiến trình dạy học dựa trên vấn đề ................................. 10 3.4. Tiến trình dạy học theo PBL chương “Lượng tử ánh sáng” Vật Lý 12. .. 15 PHẦN IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 36 PHẦN V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ............ 38 PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 40 PHẦN VII.PHỤ LỤC .................................................................................... 42 3 Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG “LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG” VẬT LÝ LỚP 12 THEO PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đảng và Nhà nước đưa ra chiến lược phát triển Việt Nam năm 2009 – 2020 “Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại ”. [28] Tại điều 5 luật giáo dục năm 2005 đã xác định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. [9] Mục tiêu giáo dục môn vật lý ở trường THPT cần cung cấp cho HS hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống con người. Những nội dung chủ yếu bao gồm giải thích các hiện tượng, những ứng dụng khoa học kỹ thuật trong đời sống, kinh tế và sản xuất. Những nội dung này góp phần giúp HS có học vấn phổ thông tương đối hoàn chỉnh để có thể tiếp tục học lên, đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến vật lý trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Vì thế, trong quá trình dạy và học môn Vật lý có nhiều cơ hội kết hợp nội dung giảng dạy ứng dụng kỹ thuật có hiệu quả. Để thực hiện mục tiêu giáo dục, việc xây dựng chương trình vật lý THPT được thực hiện theo hướng: - Nội dung vật lý gắn với thực tiễn đời sống, xã hội và cộng đồng. - Nội dung vật lý gắn với thực hành, thực nghiệm. - Nội dung vật lý phải có tính thiết thực. 2 Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương có. Kết quả được đánh giá thông quá trình HĐ, và trình bày của HS trong nhóm [19]. PBL được xây dựng trên ba nguyên tắc chính. Thứ nhất, đạt được kiến thức và sự hiểu biết sâu sắc mà nó cần sử dụng cho nghề nghiệp trong tương lai. Thứ hai, tự lực và chủ động trong học tập. Thứ ba, phát triển các kĩ năng phân tích vấn đề và GQVĐ [19]. Từ những nhận định trên, vậy PBL là PPDH lấy vấn đề làm điểm khởi đầu, và vấn đề đó sẽ điều khiển cả quá trình học tập của người học. Vấn đề được chọn là vấn đề có trong cuộc sống, và đồng thời có liên quan đến chương trình học. Vấn đề phải kích thích được sự hứng thú của người học. Vấn đề sẽ được giao trước khi người học được tiếp cận các kiến thức mới, qua việc thảo luận làm việc nhóm để GQVĐ, người học sẽ chủ động lĩnh hội các kiến thức cần thiết, đồng thời rèn luyện được các kĩ năng: phân tích vấn đề, tìm kiếm và sử dụng các nguồn tư liệu, đưa ra các giải pháp GQVĐ cũng như kĩ năng làm việc nhóm 2.2. Mô hình dạy học dựa trên vấn đề PBL Có rất nhiều mô hình PBL được các nhà giáo dục thế giới đưa ra như: James Busfied và Ton Peijs, Barrows, Greewald, Barett, nhưng nhìn chung thì có các bước sau: ● Bước 1: Đối mặt và xác định vấn đề ● Bước 2: Thảo luận phân tích vấn đề ● Bước 3: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề ● Bước 4: Xác định và hoàn thành bài tập cá nhân ● Bước 5: Báo cáo bài tập cá nhân ● Bước 6: Tập hợp thông tin, giải quyết vấn đề ● Bước 7: Tổng hợp, đánh giá quá trình giải quyết vấn đề Từ những nhận định trên, vậy PBL là PPDH lấy vấn đề làm điểm khởi đầu, và vấn đề đó sẽ điều khiển cả quá trình học tập của người học. Vấn đề được chọn là vấn đề có trong cuộc sống, và đồng thời có liên quan đến chương trình học. Vấn đề phải kích thích được sự hứng thú của người học. Vấn đề sẽ được giao trước khi người học được tiếp cận các kiến thức mới, qua việc thảo luận làm việc nhóm để 4 Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương 2.3. Thực trạng việc áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề vật lý ở trường phổ thông PBL đang được triển khai tại các trường đại học khác nhau như: Đại học thủy sản Nha trang, khoa Du lịch và khách sạn ở trường Đại học kinh tế quốc dân. Các trường đại học khác cũng đang tìm hiểu và có những bài tham luận nói về phương pháp này như: Đại học An giang, Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ mới dừng lại ở một số trường đại học còn ở THPT thì chưa một trường phổ thông nào áp dụng phương pháp này. Đây thực sự là một khó khăn khi quyết định áp dụng PBL vào trường THPT. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lý gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống. Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay, việc vận dụng kiến thức vật lý vào đời sống còn rất nhiều hạn chế. Việc giảng dạy kiến thức cho học sinh nói chung và kiến thức vật lí nói riêng ở nhiều trường vẫn còn tiến hành theo lối “thông báo - tái hiện”, với tâm lí ngại cho học sinh tiếp xúc với thí nghiệm vì sợ học sinh làm hư hỏng, gây phiền toái, điều này là tương đối phổ biến ở các trường trung học phổ thông, làm cho học sinh phổ thông có quá ít điều kiện để nghiên cứu, quan sát và tiến hành các thí nghiệm vật lí. Do những khó khăn nhất định về kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị mà nhiều trường trung học phổ thông đã chưa khuyến khích được giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, không tạo được cho họ những điều kiện tốt để có thể sử dụng các hình thức dạy học tiên tiến (sử dụng các phương tiện dạy học như tranh ảnh tự làm, tự sưu tầm, máy tính, thực hiện các tiết học bằng bài giảng điện tử ...) và do đó, lối “dạy chay” vẫn là cách dạy học ngự trị ở nhiều trường trung học phổ thông hiện nay. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề ở các trường phổ thông ít được phát huy. Qua việc phân tích cơ sở lý luận của HĐ dạy học thì chúng tôi thấy được xu thế hiện nay của việc dạy học là lấy HS làm trung tâm, HS phải tự tìm kiếm kiến thức bằng quá trình tự học của chính bản thân, bằng những HĐ GQVĐ thực tiễn Và bên cạnh việc trau dồi kiến thức thì dạy học hiện nay rất chú trọng đến rèn luyện kĩ năng. Với việc tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy học dựa trên PBL là 6 Trường THPT Trấn Biên SKKN: Đỗ Thị Thanh Phương - Chuẩn bị các vấn đề của bài học: quay phim, chụp ảnh các tình huống để đặt vấn đề cho HS. Xây dựng vấn đề “Là một người tính toán tạo nguồn cho máy tính cầm tay hoạt động thì em sẽ làm như thế nào?” Việc giao vấn đề cho HS quan sát máy tính cầm tay. 3.2. Tiến trình hướng dẫn HS tham gia giải quyết vấn đề 3.2.1. Phổ biến yêu cầu, cách thức làm việc, chia nhóm - HS sẽ GQVĐ trong vòng 2 tuần (7 tiết trên lớp). Mỗi tuần HS sẽ có 3 tiết lên lớp để thảo luận, trao đổi và nhận sự giúp đỡ từ GV. Mỗi nhóm cũng có thể sắp xếp các buổi thảo luận riêng của nhóm ngoài giờ lên lớp. Hai tiết cuối cùng của chương sẽ dùng để tổng kết khoá học và làm bài kiểm tra chương. - HS sẽ làm việc theo nhóm. Chia lớp học ra thành 4 nhóm (khoảng 12 HS/ 1 nhóm). Mỗi nhóm sẽ bầu ra một thành viên làm nhóm trưởng để điều khiển các buổi thảo luận (nên chọn những người tháo vát và có học lực khá, giỏi) và thư kí để ghi biên bản các buổi thảo luận. - Từ vấn đề đưa ra, nhóm sẽ cùng nhau thảo luận. Các ý kiến thảo luận được tôn trọng như nhau và sau đó đem ra phân tích để thống nhất vấn đề cần nghiên cứu. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ được phân công nhiệm vụ và báo cáo kết quả, tham gia thảo luận khi họp nhóm. - Sau mỗi vấn đề được làm sáng tỏ sẽ có sản phẩm UDKT để đánh giá kiến thức mà HS cũng như nhóm đã tìm hiểu, xây dựng được. Nhận xét về mặt tích cực và mặt tiêu cực mà mỗi nhóm đạt được. 3.2.2. Kế hoạch hướng dẫn HS GQVĐ Tiến trình hướng dẫn HS GQVĐ sẽ thực hiện theo tiến trình 6 bước như đã trình bày ở chương 1. Bước 1: Nhận biết và phân tích vấn đề 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lien_mon_vao_day_ho.pdf