Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn và đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực phần Di truyền - Sinh học lớp 12 ở trường THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn và đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực phần Di truyền - Sinh học lớp 12 ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn và đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực phần Di truyền - Sinh học lớp 12 ở trường THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN TRƯỜNG THPT TUẦN GIÁO VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀ ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC PHẦN DI TRUYỀN – SINH HỌC LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT Tác giả: Đỗ Thùy Dương Đơn vị công tác: Trường THPT Tuần Giáo Tuần Giáo, tháng 04 năm 2016 1 Phụ lục 1. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Sách giáo khoa Sinh học 12 –NXB Giáo dục, 2006 2. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Sách giáo viên Sinh học 12 ––NXB Giáo dục, 2006 5. Ngô Văn Hưng (Chủ biên) – Lê Hồng Điệp – Nguyễn Thị Hồng Liên , Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông - Môn Sinh học Lớp 12 (Cấp THPT) , NXB GD ,2009 3.Vũ Đức Lưu (chủ biên), Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông môn sinh học , NXB GD, 2004. 4.Trần Khánh Phương, Thiết kế bài giảng sinh học 12, NXB GD, 2006 5. Bộ Giáo dục, Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, 2014 6. Bộ Giáo dục, Tài liệu tập huấn: Dạy học tích hợp liên môn, lĩnh vực khoa học tự nhiên, 2015. Và các tài liệu tham khảo khác trên mạng 3 nhận thức về vấn đề một cách thấu đáo bản thân người viết đề tài này cũng đã không ít lần lúng túng trong thiết kế dạy bài cũng như vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp. Trên cơ sở tìm tòi những tài liệu, thu thập thông tin qua báo đài và internet, đặt biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học tích hợp nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Tôi quyết định viết sáng kiến “Vận dụng kiến thức liên môn và đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực phần di truyền – sinh học lớp 12 ở trường THPT” để chia sẻ với các đồng nghiệp tham khảo. B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN * Phạm vi kiến thức: - Các phương pháp giáo dục mới - Đề tài tập chung nghiên cứu tìm ra các biện pháp khai thác hiệu quả và rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh trong dạy học phần di truyền – sách giáo khoa Sinh học lớp 12, được thể hiện cụ thể trong các bài, các chuyên đề: + Đột biến gen (dự án được thực hiện trong khi học bài 4 phần 5), Chương trình lớp 12 - Ban cơ bản - NXBGD năm 2006) + Di truyền học quần thể (dự án được thực hiện trong khi học bài 16,17, phần 5 - Chương trình lớp 12 - Ban cơ bản - NXBGD năm 2006) - Phạm vi đối tượng: Học sinh lớp 12c1,9 trường THPT Tuần Giáo và học sinh lớp 12A2 trường PTDTNT THPT Tuần Giáo, lớp 12A1 TTGDTX huyện Tuần Giáo (tuy nhiên đo điều kiện thực tiễn nên tôi chỉ dạy 1 chuyên đề đối với học sinh ở TTGDTX và PTDTNT THPT Tuần Giáo). C. NỘI DUNG: 1. Tình trạng giải pháp đã biết: Dạy học theo hướng tích hợp liên môn hiện nay bắt đầu thực hiện trong các nhà trường, nhưng chủ yếu mỗi kỳ chỉ thực hiện một đến hai dự án sinh hoạt chuyên đề. Một số giáo viên thực hiện rất hiệu quả, có nhiều bài dự thi được giải cao trong cuộc thi do Sở GD Điện Biên và Bộ Giáo dục tổ chức, song bên cạnh đó thực hiện chưa hiệu quả, chiếu lệ hoặc giáo viên chưa hiểu đúng về dạy học tích hợp, tích hợp máy móc. 5 + Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án + Môi trường “Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp, liên môn. + Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. + Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn. - Đối với học sinh: + Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “mở ” nên cũng tạo điều kiên, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư duy sáng tạo. 2. Nội dung giải pháp: 2.1. Mục đích cụ thể, chi tiết của giải pháp: Thông qua xây dựng và dạy thực nghiệm một số giáo án theo hướng tích hợp liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa. Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống. Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học. Dạy cho học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập. Nhưng vẫn giúp các em có thể làm bài thi hiệu quả, đặc biệt là đề THPT Quốc gia đang có xu hướng ra đề theo hướng mở, theo hướng vận dụng kiến thức liên môn. 7 2.2.2. hảo sát thực trạng nhận th c của giáo viên và học sinh về vấn đề dạy học theo hướng tích hợp liên môn ở trường THPT Tuần Giáo, trường PTDTNT THPT Tuần Giáo, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Tuần Giáo: 2.2.2.1. Đối với giáo viên: - Khi được phỏng vấn và trả lời phiếu điều tra hầu hết giáo viên (4GV trường THPT Tuần Giáo, 1 GV PTDTNT THPT Tuần Giáo, 1 GV TTGDTX Tuần Giáo) đều trả lời đã được tập huấn từ lớp học bồi dưỡng hè vào tháng 8/2014, tập huấn tổ trưởng, tập huấn trên trường học kết nối. Tuy nhiên các đồng chí giáo viên vẫn còn chưa hiểu sâu sắc và lúng túng trong khi tiến hành áp dụng vào thực tiễn vì những lí do khách quan và chủ quan như: ngại thay đổi, ít tài liệu, cơ sở vật chất còn hạn chế, vì chương trình giáo dục chưa thay đổi nên khó phân phối lại chương trình, các dự án thực hiện trong chương trình Sinh học lớp 12 nên sợ các em học sinh không nhiệt tình tham gia, kiến thức khó nên sợ mất thời gian.. 2.2.2.2. Đối với học sinh: - Ban đầu khi giao nhiệm vụ cho HS gần như học sinh không muốn làm, ngại tham gia, ngại tìm kiếm tài liệu, không muốn đi thực tế, ngại làm báo cáo vì sợ khó, ngại suy nghĩ, sợ sai, số lượng bài tập các môn nhiều, các em lại là học sinh cuối cấp phải tập chung thi THPT Quốc gia nên các em không muốn tham gia vì sợ ảnh hưởng đến học tập các môn khác. - Khi thử nghiệm cho học sinh tìm tài liệu để viết về một vấn đề nhỏ thì HS lúng túng, không biết bắt đầu như thế nào, HS ngại tìm hiểu. Điều đó chứng tỏ các em rất thiếu những kỹ năng cần thiết để nâng cao hiệu quả học tập của bản thân và khả năng thích ứng với cuộc sống. 2.2.3. Lựa chọn phương pháp và hình th c tổ ch c dạy: 2.2.3.1. Phương pháp: - Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần (phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...). Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lôgic và hài hòa... từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. 2.2.3.2. Hình th c dạy học: - Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một số hình thức để dạy học tích hợp như sau: 9 Mục đích của dạy học sinh học là truyền thụ những kiến thức cơ bản về sinh giới nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh, đáp ứng sự phát triển của xã hội cũng như yêu cầu thực tiễn mà xã hội đặt ra. Do đó học sinh không những nắm kiến thức sinh học cơ bản mà còn biết vận dụng chúng vào trong học tập, lao động, hành vi đạo đức. Như vậy, sinh học góp phần đào tạo những con người biết làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, có nhân cách, có văn hóa, khoa học, có năng lực nghề nghiệp, lao động tự chủ chủ sáng tạo, có kỉ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu CNXH, sống lành mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Sinh học lớp 12 là chương trình năm cuối trong toàn bộ hệ thống chương trình Sinh học ở trường phổ thông. Với vị trí này, chương trình sinh học lớp 12 vừa mang tính chất kế thừa tất cả tính chất những kiến thức sinh học mà học sinh học ở lớp dưới, đồng thời vừa mang tính mở rộng và phát triển những kiến thức mà học sinh học được. Vì vậy chương trình sinh học 12 được đánh giá nặng và trừu tượng về kiến thức, đồng thời là chương trình chủ yếu để thi THPT Quốc gia. Để truyền tải sinh động nội dung kiến thức đồng thời rèn luyện được nhiều kỹ năng sinh học đòi hỏi người giáo viên có kiến thức, có sự hiểu biết sâu rộng về các bộ môn khác, đòi hỏi người giáo viên không ngừng học tập nâng cao trình độ, biết kết hợp kiến thức các bộ môn linh hoạt, sáng tạo, phù hợp từng bài, phù hợp trình độ nhận thức của học sinh. Trong dạy học chương trình sinh học 12, người giáo viên có thể kết hợp kiến thức liên môn với hầu hết các môn dạy, chủ yếu là: + Liên môn địa lí: việc liên môn sinh học và địa lí đóng vai trò quan trọng trong việc xác định điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình của một khu vực. Những động thực vật đặc trưng của từng vùng khí hậu, ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến cuộc sống của các loài động thực vật và con người + Liên môn Toán học: giúp học sinh giải các bài tập toán sinh. + Liên môn Vật lý: giúp tìm hiểu thêm và giải thích những hiện tượng sinh lý trong cơ thể sinh vật, hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của các tác nhân vật lý đến cơ thể sinh vật. + Liên môn giáo dục công dân: nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ những loài động vật hoang dã, những người có hoàn cảnh khó khăn, chung tay để bảo vệ cuộc sống của chính con người chúng ta 11 - Sử dụng kiến thức môn lịch sử để giải thích: tại sao đa số con của những người đi lính thời gian kháng chiến chống mỹ cứu nước lại bị mắc bệnh, tật di truyền? (Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Nga Xofronov Ghenrik Alexandrovich và Giáo sư Rumax Vladimia Xtepanovich, đồng Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga đã khẳng định rằng hậu quả về mặt y sinh học của chất độc da cam đối với con người và môi trường sinh thái là rất nghiêm trọng. Qua kết quả nghiên cứu trong 18 năm của Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga, các nhà khoa học kết luận rằng chất độc da cam đã gây ra hậu quả y học và sinh học lâu dài đối với sức khoẻ con người, không những đối với các cựu chiến binh Việt Nam đã từng tham gia chiến tranh, mà còn cả thế hệ thứ 2, thứ 3 là con em của những người đã bị phơi nhiễm. Thậm chí, cả những trẻ em sống trong vùng bị nhiễm chất độc hoá học cũng có biểu hiện bệnh lý. Chất da cam/điôxin đã có ảnh hưởng về di truyền sinh thái, đặc biệt gây ra tình trạng sẩy thai, lưu thai hoặc có con bị dị tật bẩm sinh ở phụ nữ bị nhiễm đioxin. Cũng theo hai nhà khoa học Nga này, tác động lâu dài của chất độc da cam/điôxin không chỉ có 20 năm, mà có thể lên tới trên 100 năm. Số người bị ảnh hưởng của chất độc này cũng không chỉ dừng ở 4,8 triệu người mà có thể là hàng chục triệu người) 2.2.5.2. Liên môn Vật lý: 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lien_mon_va_doi_moi.pdf