Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử Tiết 20 - Bài 14 Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1 - Lịch sử 12 ban cơ bản)

docx 34 trang sk12 11/09/2024 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử Tiết 20 - Bài 14 Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1 - Lịch sử 12 ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử Tiết 20 - Bài 14 Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1 - Lịch sử 12 ban cơ bản)

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử Tiết 20 - Bài 14 Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1 - Lịch sử 12 ban cơ bản)
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
1.1. Lí do chọn đề tài
 Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia, vì giáo dục là nền tảng của 
sự phát triển xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa và sự 
phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, mỗi quốc gia đang tự điều chỉnh mọi mặt để 
không bị tụt hậu và hòa nhập vào sự phát triển cùng thế giới. Việt Nam cũng nhận thức rõ 
tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước nên đã không ngừng đổi 
mới về nội dung và phương pháp giáo dục: đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới 
cách thức kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là vận dụng phương 
pháp tích hợp trong dạy học đối với tất cả các môn học trong nhà trường phổ thông nhằm 
phát huy tối đa tính tích cực, chủ động trong học tập cho học sinh, thực hiện tốt mục tiêu 
giáo dục: “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các 
kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã 
hội chủ nghĩa”(điều 2, điều 27 mục 1, Luật Giáo dục, 2005).
1.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
 Trong những năm gần đây, quan điểm tích hợp trong giáo dục được thế giới và Việt 
Nam rất quan tâm, coi trọng. Tích hợp Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp 
những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức 
năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa nhập và sự kết hợp”. 
 Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên 
cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng 
một kế hoạch dạy học” (Tài liệu tập huấn về dạy học tích hợp).
 Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác 
định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn 
học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan 
niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp 
vào trong quá trình dạy học là cần thiết. 
 Tích hợp liên môn là “quá trình xích gần và liên kết các ngành khoa học lại với nhau 
trên cơ sở những nhân tố, những quy luật giống nhau, chung cho các bộ môn, ngược lại 
với quá trình phân hóa chúng” (Tài liệu tập huấn về tích hợp).
 Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong 
giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp 
và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các 
mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm GD nhằm 
nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng 
lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trong khu vực Châu Á và 
trên thế giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học và cho rằng quan điểm này đã 
đem lại hiệu quả nhất định.
 Dạy học theo quan điểm tích hợp không phải là một xu thế quá mới mẻ đối với thế 
giới. Quan điểm tích hợp trong dạy học thể hiện ở việc xây dựng chương trình học của 
 1 thích Lịch sử, thích khối C nhưng tôi không muốn cháu theo khối đó vì ra trường khó tìm 
việc lắm, khối A, B, D vẫn dễ tìm việc hơn”
 Kết quả khảo sát về thái độ yêu thích môn Lịch sử của 162 học sinh tại trường THPT 
Quang Hà đầu năm học 2018-2019 như sau:
 Thái độ Thích Bình thường Không thích
 Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%)
 28 17.3% 48 29.6% 86 53.1%
 Môn Lịch sử là một môn học bắt buộc trong trường phổ thông. Đây là một trong 
những con đường giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua hoạt động dạy và học. Theo 
chương trình đổi mới, bộ môn Lịch sử ở các cấp học nói chung và ở trường THPT nói riêng 
sẽ cung cấp, củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh một cách tương đối có hệ thống 
về Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, kể từ khi loài người xuất hiện cho đến nay.
1.1.3 . Mục tiêu dạy học môn Lịch sử
Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT ngoài việc cung cấp kiến thức, còn hướng tư 
tưởng tình cảm, rèn luyện các kỹ năng, định hướng hình thành năng lực (năng lực chung 
và năng lực chuyên biệt) cho học sinh.
 * Về mặt kiến thức:
 Môn Lịch sử sẽ giúp cho học sinh có hiểu biết tương đối chắc chắn và có hệ thống về 
lịch sử loài người. Qua mỗi bài học, mỗi lớp học, học sinh sẽ hiểu biết sâu hơn và có hệ 
thống về quá trình phát triển của lịch sử loài người, lịch sử dân tộc từ khởi thủy đến nay. 
Từ khi xuất hiện trên trái đất cho đến ngày nay, con người đã trải qua biết bao thăng trầm, 
bao giai đoạn phát triển. Học sinh sẽ nắm được những giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch 
sử dân tộc, những sự kiện có ý nghĩa về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, 
xã hội. Học sinh sẽ hiểu biết được phần nào quá trình sáng tạo, văn minh, những nét lớn 
của văn hóa các dân tộc trên thế giới, của văn hóa Việt Nam.
 Nắm được những thành tựu chính về các mặt trong Lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới 
đồng thời cũng sẽ nhận thức được một số hạn chế của Lịch sử mà chúng ta cần khắc phục.
 * Về tư tưởng, tình cảm:
 + Lịch sử sẽ giúp học sinh nhận thức được quá trình phấn đấu gian khổ và sáng tạo, 
xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, xã hội cụ thể để vươn lên những đỉnh cao mới của 
văn minh. Nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của con người, của các dân tộc không 
ngừng được cải thiện và nâng cao.
 + Đời sống của các dân tộc luôn có mối quan hệ khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau, dù 
có khi hòa thuận êm đẹp hay có khi trái ngược hoặc xung đột nhau.
 + Càng ngày càng thấy rõ Trái đất và quê hương là ngôi nhà chung mà mọi người, 
mọi dân tộc phải phấn đầu xây dựng, bảo vệ.
 + Nhận thức được những truyền thống cơ bản, tốt đẹp của dân tộc.
 + Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương và niềm tự hào chân chính.
 + Trân trọng và có ý thức giữ gìn nên văn hóa dân tộc được xây dựng và phát triển 
qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Biết ơn tổ tiên, những anh hùng dân tộc đã lao 
 3 + Tiến hành thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm.
 + Viết báo cáo và hoàn chỉnh đề tài. 
1.4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
 Phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong môn Lịch sử ở trường THPT.
b. Khách thể nghiên cứu
 Học sinh trường THPT Quang Hà.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
 - Về nội dung: nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong môn Lịch sử 
cho học sinh lớp 12 trường THPT Quang Hà.
 - Về khách thể nghiên cứu: trên 162 học sinh ở 5 lớp 12 của trường THPT Quang Hà.
 - Về thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2018 đến tháng 2/2019.
1.6. Giả thuyết khoa học
 Phần lớn HS THPT chưa thực sự có thái độ học tập tích cực đối với môn học Lịch sử 
trong trường học. Nếu giáo viên vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học mới, đặc biệt 
là phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong môn học lịch sử thì sẽ nâng cao tính tích 
cực, chủ động lĩnh hội kiến thức lịch sử ở học sinh, giúp học sinh hình thành được các năng 
lực thực tiễn trong từng bài học. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch 
sử ở trường phổ thông.
1.7. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, 
khái quát hóa những tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó, hình thành cơ sở lý thuyết 
cho đề tài.
 - Phương pháp quan sát: Quan sát trước và trong quá trình thực nghiệm để đo sự 
khác biệt của việc giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh. 
 - Phương pháp điều tra dùng bảng hỏi
 - Phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ phỏng vấn trực tiếp 
một số học sinh về giờ học vận dụng phương pháp tích hợp và trao đổi với một số giáo viên 
có kinh nghiệm trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn.
 - Phương pháp thực nghiệm
 Thực nghiệm sư phạm là khâu quan trọng nhằm kiểm nghiệm, chứng minh và đánh 
giá hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong giờ học lịch 
sử.
 Thực nghiệm tiến hành tại trường THPT Quang Hà Sẽ chọn 1 lớp học – lớp 12G để 
tiến hành thực nghiệm. Thời gian thực nghiệm: Tiến hành vào tiết 3, Thứ Tư, ngày 14 tháng 
11 năm 2018.
 Một số công việc trong quá trình thực nghiệm: 
 + Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong giờ học lịch sử ở lớp thực 
nghiệm.
 5 7.1.1.1. Nguyên tắc thực hiện tích hợp:
 Với mục đích giúp học sinh nắm được kiến thức Lịch sử sâu sắc, toàn diện, đa chiều 
hơn, đặc biệt là có sự liên hệ, tích hợp kiến thức giữa các môn học, tránh được tình trạng 
rời rạc trong kiến thức của học sinh, giúp học sinh tìm ra bản chất, quy luật phát triển của 
lịch sử, người dạy nên vận dụng phương pháp tích hợp liên môn. Song không vì thế mà 
giáo viên có thể đưa tài liệu vào bài học một cách tràn lan, ôm đồm mà không quan tâm 
rằng tài liệu đó có phù hợp với bài dạy hay không. Việc sử dụng kiến thức các môn khoa 
học, các lĩnh vực khác vào dạy học Lịch sử cần tuân theo một số nguyên tắc sau:
 - Tài liệu phải phù hợp với nội dung bài dạy và trình độ nhận thức của học sinh.
 - Tài liệu phải đảm bảo tình khoa học và tính tư tưởng.
 - Tài liệu phải đảm bảo tính tiêu biểu.
 - Lựa chọn các biện pháp thích hợp để sử dụng tài liệu.
7.1.1.2. Một số môn học, lĩnh vực tích hợp trong dạy học Lịch sử:
a. Tích hợp tài liệu Văn học trong dạy học lịch sử
 Đặc trưng của môn Lịch sử là nghiên cứu, nhận thức hiện thực lịch sử qua những sự 
kiện, hiện tuợng đã xảy ra và không lặp lại trong quá khứ, nếu có lặp lại cũng không hoàn 
toàn như cũ. Vì vậy, trong học tập Lịch sử, học sinh không thể trực tiếp quan sát các sự 
kiện, hiện tượng đã xảy ra nên việc lĩnh hội tri thức gặp nhiều khó khăn.
 Để tạo ra những biểu tượng lịch sử sinh động, chân thực, trong dạy học lịch sử cần 
dùng những tài liệu khác nhau, trong đó, tài liệu Văn học là một trong những nguồn tài liệu 
phong phú.
 Với nội dung phản ánh cuộc sống, văn học đã góp phần phục dựng bức tranh quá khứ 
lịch sử, trình bày các đặc trưng của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội một cách 
khá sinh động thông qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật.
 Văn học và Lịch sử là hai lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau. 
Nhiều tác phẩm văn học lấy bối cảnh sáng tác từ chính hiện thực cuộc sống, từ những mẫu 
hình có thật để dựng nên hình tượng văn học. Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống và sự 
thật lịch sử. Còn lịch sử thông qua nội dung văn học để có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn 
về sự kiện, hiện tượng trong quá khứ.
 Việc sử dụng văn học trong dạy học lịch sử sẽ tránh được tình trạng “hiện đại hóa” 
lịch sử. Đồng thời, giúp học sinh củng cố và phát triển kiến thức lịch sử, phát huy tính tích 
cực, năng động của học sinh và tạo hứng thú trong học tập.
 Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh dễ tiếp nhận kiến 
thức lịch sử, phát huy trí tưởng tượng, tái tạo kiến thức lịch sử cho người học. Đây là việc 
rất cần trong việc học tập lịch sử để có thể hình dung quá khứ một cách khách quan và hiểu 
bản chất lịch sử. Vì vậy, sử dụng tài liệu văn học trong bài dạy lịch sử là một việc làm thiết 
thức, có ý nghĩa thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.
 Các tài liệu văn học có thể được sử dụng trong dạy Lịch sử Việt Nam giai đoạn 
1930-1945 như:
 Trong bài “Phong trào cách mạng 1930-1935”:
 Khi nói về cuộc sống cơ cực của người nông dân lao động, có thể lấy dẫn chứng 
một số tác phẩm văn học phản ánh sự bần cùng hóa của người nông dân như: truyện “Bước 
 7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_hieu_qua_phuong_phap_tich_hop.docx
  • docxBìa Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Lị.docx
  • docxĐơn đề nghị Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạ.docx
  • docxHÌNH ẢNH MINH HỌA CHO GIỜ HỌC THỰC NGHIỆM.docx
  • docxMẪU 2 - PHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SKKN_NGA.docx
  • docxMục lục Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy họ.docx
  • docxPhụ lục Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy họ.docx