Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng Hóa học THPT

pdf 25 trang sk12 06/05/2024 1090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng Hóa học THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng Hóa học THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng Hóa học THPT
 PHẦN NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
1. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông 
 Từ thực tế của ngành GD, cùng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát 
triển đất nước, chúng ta đang tiến hành đổi mới PPDH chú trọng đến việc phát huy 
tính tích cực chủ động của HS, coi HS là chủ thể của quá trình dạy học. Đây là 
nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. Nguyên tắc 
này đã được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ trên thế giới và được xác định là một 
trong những phương hướng cải cách GD phổ thông Việt Nam. Ta hãy xét những quan 
điểm, những tiếp cận mới hiện đang được thử nghiệm và áp dụng ở nước ta dùng làm 
cơ sở cho việc đổi mới PPDH hoá học: 
1.1. Dạy học hướng vào người học 
 Đây là quan điểm được đánh giá là tích cực vì việc dạy học chú trọng đến 
người học để tìm ra PPDH có hiệu quả. Có thể nhấn mạnh những điểm quan trọng của 
việc dạy học hướng vào người học như sau: 
-Về mục tiêu dạy học: Chuẩn bị cho HS thích nghi với đời sống XH. Tôn trọng nhu 
cầu, hứng thú, khả năng và lợi ích của HS. 
-Về nội dung: Chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, 
năng lực giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho 
HS hoà nhập với XH. 
-Về phương pháp: Coi trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự khám phá và 
giải quyết vấn đề, phát huy sự tìm tòi tư duy độc lập sáng tạo của HS thông qua hoạt 
động học tập. HS chủ động tham gia các họat động học tập. GV là người tổ chức, điều 
khiển động viên, huy động tối đa vốn hiểu biết, kinh nghiệm, trí tưởng tượng của từng 
HS trong việc tiếp thu kiến thức và xây dựng bài học. 
-Về hình thức tổ chức: Không khí lớp học thân mật tự chủ, bố trí lớp học linh hoạt 
phù hợp với hoạt động học tập và đặc điểm của từng tiết học. Giáo án bài dạy cấu trúc 
linh hoạt và có sự phân hoá, tạo điều kiện cho sự phát triển năng khiếu của từng cá 
nhân. 
-Về kiểm tra đánh giá: GV đánh giá khách quan, HS tham gia vào quá trình nhận xét 
đánh giá kết quả học tập của mình (tự đánh giá), đánh giá nhận xét lẫn nhau. Nội dung 
kiểm tra chú ý đến các mức độ: tái hiện, vận dụng, suy luận, sáng tạo. 
-Kết quả đạt được: Tri thức thu được vững chắc bằng con đường tự tìm tòi, HS được 
phát triển cao hơn về nhận thức, tình cảm, hành vi,tự tin trong cuộc sống. 
 Như vậy việc dạy học hướng vào người học đặt vị trí người học vừa là chủ thể 
vừa là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học, phát huy tối đa tiềm năng của từng 
người học. Do đó vai trò tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của được phát huy. 
Người GV đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, động viên các hoạt động độc lập 
của HS và đánh thức các tiềm năng của mỗi HS. 
 4 - Thể chế hoá: Biến những kiến thức riêng của từng HS thành tri thức khoa học của 
XH mà HS cần tiếp thu, tạo điều kiện cho HS vận dụng tri thức thu được để giải quyết 
một số vấn đề liên quan trong đời sống và sản xuất. 
1.2.3. Các biện pháp hoạt động hoá người học 
 Trong dạy học hoá học cần sử dụng các biện pháp hoạt động hoá người học như: 
+ Khai thác nét đặc thù môn hoá học tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng phong 
phú giúp HS chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức kĩ năng trong giờ học như: 
- Tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan. 
- Trong giờ học cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức hoạt động của HS như: dự 
đoán lí thuyết, giải thích, thảo luận nhóm, liên tưởng, hình ảnh hóa kiến thức ...giúp 
HS được hoạt động tích cực chủ động. 
+ Đổi mới hoạt động học tập của HS và tăng thời gian dành cho HS hoạt động trong 
giờ học. Hoạt động của GV chú trọng đến việc thiết kế, hướng dẫn, điều khiển các 
hoạt động và tư duy của HS khi giải quyết các vấn đề học tập thông qua các hoạt động 
cá nhân và hoạt động nhóm. GV cần động viên HS hoạt động nhiều hơn trong giờ 
học, giảm tối đa các hoạt động nhận thức thụ động.Việc tăng thời gian hoạt động của 
HS có thể thực hiện bằng nhiều cách như: 
 - Giảm thuyết trình của GV xuống dưới 40% thời gian của một tiết học, tăng 
đàm thoại giữa thầy và trò, trong đó ưu tiên sử dụng PP đàm thoại nêu vấn đề. Tập 
luyện cho HS được thảo luận, tranh luận. 
 - Khi HS nghiên cứu sách giáo khoa tại lớp, GV cần đặt ra những câu hỏi tổng 
hợp đòi hỏi HS phải so sánh, khái quát hóa, suy luận nhằm khắc sâu và vận dụng sáng 
tạo kiến thức. Cần yêu cầu HS phát biểu nội dung theo ý hiểu của các em mà không 
phụ thuộc vào từng từ trong sách, khuyến khích các em tìm cách diễn đạt mới. 
 - Dành thời gian thích đáng để chỉ dẫn, uốn nắn PP học tập của HS trên cơ sở 
luyện tập cho HS được trình bày về PP tiếp cận vấn đề và vận dụng tổng hợp, sáng tạo 
kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong học tập hay trong thực tiễn. 
+ Tăng mức độ hoạt động trí lực chủ động tích cực sáng tạo của HS. 
 Có thể thực hiện biện pháp này bằng nhiều cách như: 
- Thường xuyên sử dụng tổ hợp PPDH phức hợp. 
- Tăng cường sử dụng các câu hỏi, bài tập đòi hỏi HS phải suy luận, sáng tạo, trong đó 
có các bài tập sử dụng hình vẽ, sơ đồ. 
- Từng bước đổi mới công tác kiểm tra đánh giá nhằm đánh giá cao (và ngày càng 
cao) những biểu hiện chủ động sáng tạo của HS. 
+ Sử dụng phương tiện kĩ thụât dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin trong dạy 
học hoá học. Các phương tiện kĩ thuật dạy học bao gồm: đèn chiếu, máy chiếu phim, 
rađio, cacset, tivi, camera, máy vi tính  
2. Dạy học tích cực 
2.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực 
 Phương pháp tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ 
những PPGD, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của 
 6 Đây là PP mà trong đó GV là người tổ chức sự trao đổi ý kiến, kể cả tranh luận, 
giữa GV với cả lớp, giữa HS với HS, thông qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài 
học. 
 Trong vấn đáp tìm tòi, GV dùng hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí để hướng 
dẫn HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính qui luật của hiện tượng đang 
tìm hiểu, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham muốn hiểu biết. Ở đây GV giống như 
người tổ chức sự tìm tòi, còn HS giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Khi 
kết thúc cuộc đàm thoại HS có được niềm vui của sự khám phá. HS vừa nắm được 
kiến thức mới, vừa nắm được PP nhận thức và phát triển tư duy. GV cần biết tận dụng 
các ý kiến của HS để bổ xung, chỉnh lí, kết luận vấn đề nghiên cứu; có như vậy HS 
mới hứng thú, tự tin vì thấy trong kết luận của thầy có phần đóng góp ý kiến của 
mình. 
 Sự dẫn dắt theo PP này có mất nhiều thời gian hơn so với PP thuyết trình, giảng 
giải nhưng kiến thức HS lĩnh hội được sẽ chắc chắn hơn. 
2.3.2. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề 
 Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là một tiếp cận lí luận dạy học đang phát 
triển; là một hệ thống PPDH phức hợp bao gồm một tập hợp các PP kết hợp với nhau 
chặt chẽ và tương tác với nhau,trong đó việc xây dựng bài toán nhận thức tạo ra tình 
huống có vấn đề giữ vai trò trung tâm chủ đạo, gắn bó các PPDH khác trong tập hợp 
lại thành một hệ thống toàn vẹn. 
 Cấu trúc một bài học (hoặc một phần trong bài học) theo PP này thường gồm các 
bước: 
a. Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức: 
- Tạo tình huống có vấn đề. 
- Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh. 
- Phát biểu vấn đề cần giải quyết. 
b. Giải quyết vấn đề đặt ra: 
- Đề xuất các giả thuyết. 
- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề(theo các giả thuyết đặt ra). 
- Thực hiện kế hoạch giải. 
c. Kết luận: 
- Thảo luận kết quả và đánh giá. 
- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra. 
- Phát biểu kết luận. 
- Đề xuất vấn đề mới. 
 Khâu quan trọng của PPDH này là tạo tình huống có vấn đề, điều chưa biết là yếu 
tố trung tâm gây ra sự hứng thú nhận thức, kích thích tư duy, tính tự giác tích cực 
trong hoạt động nhận thức của HS. 
 Trong dạy học nêu và giải quyết vấn đề có các mức độ như: 
Mức 1: GV nêu và giải quyết vấn đề. Đó là PP thuyết trình ơrixtic. 
 8 Sau các năm dạy học tôi nhận thấy có một nguyên nhân gây ra tình trạng trên là 
đa số học sinh ghi chép bài theo kiểu truyền thống. Ghi chú theo kiểu truyền thống là 
ghi chú thành từng câu, từ trái sang phải tuần tự hết dòng này đến dòng khác. Phương 
pháp ghi chú này có bốn bất lợi : 
 - Các nội dung trọng tâm bị chìm khuất. 
 - Khó nhớ nội dung. 
 - Lãng phí thời gian. 
 - Không kích thích não sáng tạo. 
Việc thường xuyên ghi chú không hiệu quả sẽ gây ra một số hậu quả : 
 - Mất khả năng tập trung. 
 - Đánh mất niềm đam mê học tập vốn có ở học sinh. 
 - Chán học. 
 Vì thế phương pháp dạy và học theo sơ đồ tư duy là một phương pháp có hiệu 
quả tỷ lệ thuận với công sức học tập. 
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 1. Tìm hiểu Sơ đồ tư duy – Công cụ giúp dạy và học hiệu quả 
 Phương pháp ghi chú kiểu truyền thống là phương pháp chúng ta được dạy và 
được hầu hết các học sinh sử dụng. Ví dụ : 
 BÀI : TINH BỘT 
1. Tính chất vật lí 
Tinh bột là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. 
Trong nước nóng, hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo thành dung dịch 
keo, gọi là hồ tinh bột. 
2. Cấu tạo phân tử 
Tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích C6H10O5 liên kết với 
nhau và có công thức phân tử là (C6H10O5)n. Các mắt xích liên kết với nhau tạo thành 
hai dạng : dạng lò xo không phân nhánh gọi là amilozơ, dạng lò xo phân nhánh gọi là 
amilopectin (hình a và b). 
Amilozơ được tạo thành do các gốc glucozơ liên kết với nhau nên có phân tử khối 
lớn, vào khoảng 200 000. Còn amilopectin được tạo thành từ amilozơ và thêm các 
mạch nhánh nên có phân tử khối rất lớn, khoảng 1 000 000. 
a) 
 10 nuôi cơ thể ; phần còn dư được chuyển về gan. Ở gan, glucozơ được tổng hợp lại nhờ 
enzim thành glicogen dự trữ cho cơ thể. 
 Bài tinh bột thường được truyền thụ tới học sinh trong thời gian khoảng nửa tiết 
học (theo PPCT ban cơ bản của Sở GD&ĐT Lai châu). 
 Vấn đề đặt ra là bài học dài mà thời gian thì ít, giáo viên không những giúp học 
sinh hiểu bài, nhớ bài mà còn phải tạo thế chủ động cho học sinh trong tiếp thu kiến 
thức, ... 
 Thực tế chứng minh rằng, khi tất cả mọi người cùng làm theo một cách nào đó, 
không có nghĩa đó là cách tốt nhất. 
 Sơ đồ tư duy (phát minh bởi Tony Buzan) : công cụ học tập tối ưu. 
 Sơ đồ tư duy luôn lan tỏa từ một hình ảnh trung tâm. Mỗi từ và hình ảnh được 
lan tỏa lại trở thành một tiểu trung tâm liên kết, cứ thế triển khai thành một chuỗi mắt 
xích gồm những cấu trúc phân nhánh tỏa ra hoặc hội tụ vào tâm điểm chung và có thể 
kéo dài vô tận. Sơ đồ tư duy được vẽ trên mặt giấy phẳng nhưng lại biểu thị hiện thực 
đa chiều (được xác định bởi không gian, thời gian, màu sắc). 
 Lợi ích của sơ đồ tư duy 
 - Tiết kiệm thời gian học vì nó chỉ tận dụng các từ khóa. 
 - Phát huy tối đa hoạt động của não bộ : sự hình dung, sự liên tưởng,  vì não 
được kích thích bởi các từ khóa, hình ảnh, màu sắc, ... 
Ví dụ : Bài tinh bột dưới dạng sơ đồ tư duy được sử dụng khi giảng dạy : 
 12 
BƯỚC 2 : Vẽ các tiêu đề 
Vẽ các tiêu đề theo quy tắc sau : 
. Viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật. 
. Gắn liền với trung tâm. 
. Tiêu đề nên được vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ 
tỏa ra một cách dễ dàng 
Ví dụ : chủ đề tinh bột có bốn tiêu đề : polisaccarit, lý tính, hóa tính, chuyển hóa. 
BƯỚC 3 : Trong từng tiêu đề, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ 
 . Chỉ nên tận dụng các từ khóa, ký hiệu và hình ảnh. Có thể dùng những biểu 
tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. 
 . Mỗi từ khóa, hình ảnh vẽ trên một vạch liên kết riêng. Trên mỗi vạch liên kết 
chỉ chứa tối đa một từ khóa. 
 . Nhánh liên kết và các từ luôn cùng độ dài. 
 . Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm. 
 Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu. 
 14

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_so_do_tu_duy_trong_giang_hoa.pdf