Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giảng dạy phần Hóa học hữu cơ lớp 12 - THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giảng dạy phần Hóa học hữu cơ lớp 12 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giảng dạy phần Hóa học hữu cơ lớp 12 - THPT

Đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12 – THPT (Môn Hóa học) DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh CNTT Công nghệ thông tin THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở GD&ĐT Giáo dục và đào tạo PPDH Phương pháp dạy học GDPT Giáo dục phổ thông NL Năng lực NCKH Nghiên cứu khoa học CTCT Công thức cấu tạo SGK Sách giáo khoa KHTN Khoa học tự nhiên KHXH Khoa học xã hội TNSP Thực nghiệm sư phạm TN Thực nghiệm PPCT Phân phối chương trình “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 12 – THPT” 3.1. Tổng quan về chương trình hóa học hữu cơ lớp 12 THPT hiện hành và chương trình GDPT 2018 ..................................................................................................... 12 3.1.1. Mục tiêu xây dựng chương trình môn hóa học THPT .................................. 12 3.1.2. Nội dung, cấu trúc logic của chương trình hóa học hữu cơ THPT ............... 13 3.2. Ứng dụng CNTT trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 12 THPT ............. 13 3.2.1. Cơ sở ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học môn Hóa ở trường THPT 13 3.2.2. Hướng dẫn sử dụng một số công cụ CNTT ứng dụng trong dạy học ........... 15 3.2.2.1. Microsoft Powerpoint ................................................................................. 16 3.2.2.2. Canva ......................................................................................................... 17 3.2.2.3. ClassPoint .................................................................................................. 19 3.2.2.4. Quizizz ........................................................................................................ 21 3.2.2.5. Kahoot! ....................................................................................................... 22 3.2.2.6. Liveworksheets ........................................................................................... 23 3.2.2.7. QR-Code ..................................................................................................... 25 3.2.3. Ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 12 ......... 26 3.2.3.1. Ứng dụng trong tổ chức hoạt động khởi động ........................................... 26 3.2.3.2. Ứng dụng trong tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới ................... 30 3.2.3.3. Ứng dụng trong tổ chức hoạt động luyện tập ............................................ 36 3.2.3.4. Ứng dụng trong tổ chức hoạt động vận dụng ............................................ 40 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................................... 45 4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 45 4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 45 4.3. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................... 45 4.4. Tiến hành thực nghiệm ..................................................................................... 46 4.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 47 PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 50 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 1 “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 12 – THPT” nhằm tạo hứng thú học tập môn Hóa cho HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học lớp 12 nói riêng và chất lượng dạy học Hóa học ở trường phổ thông nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Ứng dụng CNTT để giảng dạy các chủ đề Hóa học hữu cơ trong chương trình Hóa học 12 THPT nhằm tạo hứng thú học tập cho HS, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học hóa học, phát triển một số năng lực và kĩ năng cho HS lớp 12 trường THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: + Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa hóa học lớp 12 THPT hiện hành, nghiên cứu chương trình GDPT mới (ban hành ngày 26/12/2018). + Tìm hiểu về các năng lực chung và chuyên biệt trong dạy học môn Hóa học. - Nghiên cứu thực trạng việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Hóa học nhằm tạo hứng thú học tập cho HS ở trường THPT hiện nay. - Nghiên cứu và xây dựng học liệu ứng dụng CNTT cho các hoạt động dạy học, bài dạy, chủ đề học tập của phần Hóa học hữu cơ lớp 12 THPT. - Thiết kế giáo án thực nghiệm giảng dạy kiểm chứng tính khả thi của đề tài. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các học liệu ứng dụng CNTT đã xây dựng. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về hứng thú học tập của HS, các vấn đề về ứng dụng CNTT trong dạy học trong nhà trường. - Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, có liên quan. - Khảo sát thực trạng ở trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò ý kiến GV, - Thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học, xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm. Trang 2 “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 12 – THPT” PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Hứng thú học tập 1.1.1. Những biểu hiện của hứng thú - Về mặt trí tuệ: + Luôn say mê, tích cực sáng tạo trong tìm hiểu nhận thức sự việc; + Có đầu óc tò mò khoa học, ham hiểu biết; sẵn sàng học hỏi và thường xuyên đặt câu hỏi để hiểu sâu vấn đề hơn; + Có nhu cầu vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và thích làm những công việc khó. - Về mặt ý chí: + Kiên nhẫn suy nghĩ, không ngại khó - sợ khổ, khắc phục khó khăn tìm hiểu vấn đề cho đến cùng; + Không nản chí khi gặp thất bại, biết rút ra bài học kinh nghiệm từ những thất bại để đi đến thành công; + Chịu khó tìm hiểu (qua internet, các phương tiện thông tin đại chúng hay qua những người xung quanh, ) để nâng cao tầm hiểu biết của mình về vấn đề quan tâm. - Về mặt năng lực: Phát triển mạnh mẽ và thế hiện rõ nét những năng lực thuộc lĩnh vực nhận thức như năng lực quan sát, năng lực so sánh, tổng hợp, phân tích, khái quát hóa, trừu tượng hóa, - Về mặt tình cảm: + Rất phấn khởi trong quá trình tìm hiểu, phát huy sáng kiến hay cải tiến hoạt động; + Chủ động dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu, nhận thức; + Thích vượt qua những khó khăn và vui sướng, hạnh phúc khi biết thêm một kiến thức mới, vấn đề mới hay hoàn thành mục tiêu đã đề ra. - Về mặt kết quả: + Giúp con người đạt được kết quả cao hơn bình thường; + Thường xuyên thành công trong công việc. Trang 4 “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 12 – THPT” các khẩu hiệu hoặc biểu tượng bề ngoài. Phương pháp dạy học thể hiện vai trò là phương tiện tư tưởng ở chỗ tạo được điểm tựa để HS tự trải nghiệm; tự điều chỉnh các kiến thức và kỹ năng sẵn có để tiếp nhận tri thức mới vào hệ thống tri thức của cá nhân. Yêu cầu này chỉ được hiện thực hóa thông qua việc thiết kế công phu từng hoạt động thành phần cho mỗi nội dung học tập của HS. 1.1.4. Tác dụng của việc tạo hứng thú trong dạy học Hóa học Hóa học là môn khoa học lý thuyết và thực nghiệm. Kiến thức Hóa học rộng lớn, không chỉ bao gồm những định luật, quy luật, học thuyết cơ bản mà còn bao gồm cả những nội dung thực nghiệm cần HS nắm bắt. Gây hứng thú trong dạy học Hóa học tạo nguồn kích thích tới HS, từ đó các em thêm say mê tìm hiểu môn Hóa học và đem lại hiệu quả trong việc tìm tòi, tiếp thu kiến thức. Việc gây hứng thú trong dạy học mang lại một số tác dụng đặc biệt như sau: - Đối với GV: + Truyền đạt kiến thức dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả, kích thích được sự say mê môn học của HS, giúp HS tập trung hơn. + Tạo được không khí tích cực học tập thì sẽ tạo được 50% trong mục tiêu dạy học đặt ra. - Đối với HS: + Tiết học nhẹ nhàng, sinh động + HS thích học hơn và nhớ bài lâu hơn + Tạo mối quan hệ gần gũi giữa GV và HS + Giúp GV điều chỉnh hình thức dạy học 1.2. Ứng dụng CNTT trong dạy học 1.2.1. Lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Trước đây khi CNTT mới bắt đầu phát triển và đưa vào sử dụng trong giảng dạy, người dạy thường ngại sử dụng CNTT vì nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố: người dạy phải thành thạo công nghệ thông tin, mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị bài giảng, để tạo được những hìn hảnh đẹp, sống động trên các Slide đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị và đây chính là điều mà người dạy rất ái ngại. Khi sử dụng giáo án điện tử ngoài những kiến thức cơ bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint và một số ứng dụng khác người dạy cần phải có tính sáng tạo, tính thẩm mỹ và sự nhạy bén để tìm kiếm tư liệu phục vụ cho bài dạy. Trang 6 “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần Hóa học hữu cơ lớp 12 – THPT” - CNTT khi được đưa vào ứng dụng trong giảng dạy không chỉ làm thay đổi nội dung dạy học mà còn thay đổi cả phương pháp truyền đạt. - Nhờ các công cụ đa phương tiện của máy tính như văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, video GV sẽ xây dựng được một bài giảng sinh động, thu hút được sự tập trung của người học. - Ứng dụng CNTT trong giảng dạy cũng giúp người học trở nên năng động, sáng tạo, chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Nhờ đó, giờ học không còn áp đặt, giáo điều, khô cứng và người học có thể khác sâu được kiến thức ngay trên lớp học. - Ứng dụng CNTT và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học nhằm cải thiện phương pháp giảng dạy, phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kĩ năng thực hành, tạo hứng thú học tập cho HS để nâng cao chất lượng giờ học Bên cạnh những ưu điểm đó, ứng dụng CNTT vào dạy học cũng gặp một số hạn chế sau: - Việc sử dụng CNTT để đổi mới PPDH có thể dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó và gây lúng túng, mất thời gian tiết học (đối với những giáo viên chưa thành thạo CNTT) - Do việc chuẩn bị bài giảng bằng giáo án điện tử nên đôi khi người dạy sẽ gặp trường hợp "cháy giáo án" bởi không thể rút gọn được nội dung đang trình chiếu. Không những vậy, việc lạm dụng âm thanh, hình ảnh không hợp lý cũng dễ làm người học mất tập trung vào nội dung bài học. - Có nhiều GV còn chỉ tập trung vào CNTT mà không chú ý đến người học, giảm tương tác trực tiếp với học sinh dẫn đến giờ giảng không hiệu quả và vô hình tạo khoảng cách đối với chính những học trò của mình. Nói chung, CNTT tạo ra môi trường giáo dục có tính tương tác cao. Tuy nhiên, cần phải ứng dụng CNTT một cách hợp lý, tránh lạm dụng để đem lại hiệu quả cao nhất. 1.3. Vai trò của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Hóa học nhằm tạo hứng thú học tập cho HS Hóa học cũng như các môn học khác, muốn HS học tốt môn học, trước tiên GV phải tạo được sự yêu thích môn học cho HS. Từ khi kì thi tốt nghiệp lớp 12 cho phép HS lựa chọn khối thi, ban thi thì vấn đề yêu thích môn học của HS được GV đặt lên hàng đầu. Hầu hết HS lựa chọn môn học theo khối, ban để thi tốt nghiệp, sau quá trình học lớp 10, 11, HS sẽ đánh giá và lựa chọn khối thi phù hợp với năng lực, sự yêu thích của mình để thi tốt nghiệp. Hóa học là môn học đòi hỏi tư duy, vận dụng, luyện tập. Nếu không có sự yêu thích môn học thì việc tiếp thu Trang 8
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_nham_tao.pdf