Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm tra bài cũ môn Giáo dục công dân lớp 12 thông qua thiết kế các trò chơi trên phần mềm Violet 1.9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm tra bài cũ môn Giáo dục công dân lớp 12 thông qua thiết kế các trò chơi trên phần mềm Violet 1.9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm tra bài cũ môn Giáo dục công dân lớp 12 thông qua thiết kế các trò chơi trên phần mềm Violet 1.9

MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu.....................................................................................................2 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..............................................................................4 3. Tác giả sáng kiến:..............................................................................................4 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:..............................................................................4 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: .............................................................................4 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: .............................................................4 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: ...........................................................................4 7.1. Về nội dung của sáng kiến:......................................................................4 7.1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................4 7.1.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................7 7.1.3. Xây dựng trò chơi trên phần mềm Violet 1.9...................................8 7.1.4. Kết quả thực hiện ..............................................................................21 7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: .........................................................22 8. Những thông tin cần được bảo mật: không ....................................................23 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến..................................................23 9.1. Điều kiện thực tiễn ..................................................................................23 9.2. Kiến nghị .................................................................................................23 10. Đánh giá lợi ích thu được..............................................................................23 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:..................................................................23 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: .................................................24 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:................................................................................................28 PHỤ LỤC............................................................................................................30 0 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Thời đại của chúng ta hôm nay đang chứng kiến vô vàn những đổi thay do chính con người tạo ra. Góp phần không nhỏ làm nên những sự thay đổi kì diệu ấy của nhân loại chính là sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, phương thức dạy – học. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy giúp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp học sinh dễ hiểu bài hơn, tiếp thu tốt hơn. Vì thế mà trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT vào dạy – học đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các trường học, cấp học, ngành học. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn GDCD được đưa vào giảng dạy từ cấp tiểu học (có tên là môn Đạo đức) đến cấp THCS và THPT. Những kiến thức của môn giáo dục công dân góp phần hình thành thế giới quan lành mạnh ở học sinh, giúp học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật, có thái độ đúng đắn trong việc nhận thức và chấp hành pháp luật. Trong ba năm trở lại đây, vai trò và tầm quan trọng của môn GDCD đang dần trở về với đúng vị trí của nó khi Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện đưa môn GDCD trở thành một môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý và GDCD) trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia. Xã hội, phụ huynh, học sinh, những người trực tiếp quản lý trong ngành giáo dục và cả những giáo viên cùng giảng dạy cũng đang dần thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá khi không còn coi đây là “môn phụ”. Chính điều đó cũng đặt ra yêu cầu ngày càng cao hơn đối với giáo viên giảng dạy môn GDCD trong việc nỗ lực học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp dạy học mới. Việc ứng dụng CNTT trong dạy – học được coi là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc ứng dụng CNTT trong dạy – học không mới, cái khó là làm sao để việc ứng dụng CNTT trong các tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất? 2 học hiện nay. Giúp giáo viên có thêm tư liệu để phục vụ cho hoạt động kiểm tra bài cũ hay ôn tập cho học sinh. Mặc dù rất cố gắng nhưng đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu xót, rất mong sự đóng góp ý kiến từ các đồng nghiệp và các em học sinh! 2. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm tra bài cũ môn GDCD lớp 12 thông qua thiết kế các trò chơi trên phần mềm Violet 1.9” 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Đỗ Thị Hồng Minh - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn – Sông Lô – Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0978749664 E_mail: dothihongminh.gvvanquan@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả sáng kiến: Đỗ Thị Hồng Minh 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Có thể sử dụng sáng kiến kinh nghiệm như một tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 12 khi soạn giáo án. Cụ thể, các trò chơi đã thiết kế có thể sử dụng trong các hoạt động kiểm tra bài cũ hoặc trong các hoạt động ôn tập, kiểm tra bài cũ bài học. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 12 tháng 09 năm 2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1. Cơ sở lý luận 7.1.1.1. Lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học Theo Luật công nghệ thông tin năm 2006 của nước ta, khái niệm công nghệ thông tin và ứng dụng CNTT được định nghĩa như sau: “Điều 4. Giải thích từ ngữ 4 c) Thí điểm bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin tiếp cận chuẩn quốc tế tại một số cơ sở giáo dục và đào tạo, địa phương có đủ điều kiện và yêu cầu cao về nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin” (Trích). Công văn số 4116/BGDĐT-CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2017 – 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo trong đó có xác định rõ một trong những nhiệm vụ cụ thể để thực hiện nhiệm vụ CNTT là ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá. Theo đó: “2. Ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá. ............. b) Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên chủ động tích hợp CNTT vào từng môn học để nâng cao hiệu quả bài giảng, sử dụng phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học. Hạn chế lạm dụng CNTT trong dạy học hoặc ứng dụng một cách miễn cưỡng ....” (Trích) 7.1.1.2. Lý luận về vai trò của hoạt động kiểm tra bài cũ trong dạy – học Thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, đáp ứng yêu cầu của dạy học theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất người học, tiếp cận chương trình, sách giáo khoa mới, giáo viên chuyển từ dạy học truyền thống (giới thiệu bài mới, tìm hiểu kiến thức mới, củng cố, dặn dò) sang thiết kế hoạt động dạy học (khởi động/ hình thành kiến thức mới/luyện tập/vận dụng/ tìm tỏi, mở rộng). Dù dạy học truyền thống hay dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học thì hoạt động kiểm tra bài cũ, luyện tập cũng luôn là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các hoạt động được giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện nhằm hoàn chỉnh tiến trình dạy học trên lớp. Hoạt động kiểm tra bài cũ giúp học sinh hệ thống, ôn tập kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng tư duy, thực hành bộ môn, giúp giáo viên lồng ghép các nội dung giáo dục tư tưởng, thái độ, tình cảm cho học sinh. 6 tập đã bị nhiều giáo viên bỏ qua trong tiến trình dạy học trên lớp hoặc có thực hiện nhưng lại mang tính hình thức không hiệu quả. Vì thế, vấn đề đặt ra là giáo viên phải biết tìm tòi, sáng tạo những cách thức, biện pháp kiểm tra bài cũ một cách hấp dẫn, mới lạ và hiệu quả. Đây là hoạt động ban đầu trước khi bước vào bài học chính thức, vì thế nếu hoạt động này hiệu quả sẽ thu hút và tạo hứng thú cho học sinh tiếp thu kiến thức mới. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm tra bài cũ cũng được một số giáo viên quan tâm hơn, tuy nhiên đa số chỉ dừng lại ở việc sử dụng kênh hình, kênh chữ (sơ đồ tư duy, bài tập trắc nghiệm) của phần mềm trình chiếu Powerpoint. Việc thiết kế trò chơi trên Powerpoint gặp nhiều khó khăn vì khó thực hiện đối với những giáo viên hạn chế về trình độ CNTT, mất nhiều thời gian vì vậy cũng không được nhiều giáo viên sử dụng. Xuất phát từ yêu cầu của môn học đó là: kiến thức môn giáo dục công dân lớp 12 là kiến thức chủ yếu để học sinh thi Trung học phổ thông quốc gia. Hình thức thi Trung học phổ thông quốc gia của bài thi môn Giáo dục công dân gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm. Vì vậy, qua việc thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm theo hình thức đề thi Trung học phổ thông quốc gia giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm. Đặc biệt, hình thức ôn luyện này khác với các hình thức luyện đề thông thường ở chỗ, câu hỏi được thiết kế dưới dạng trò chơi, nên tạo được tinh thần thoải mái cho học sinh, giúp các em hứng thú, yêu thích môn học hơn. 7.1.3. Xây dựng trò chơi trên phần mềm Violet 1.9 7.1.3.1. Mô tả tiến trình thiết kế trò chơi trên phần mềm Violet 1.9 Sau khi tải file cài đặt của phần mềm Violet 1.9 trên trang: thì click chuột trái vào file và tiến hành cài đặt từng bước theo hướng dẫn Tiếng Việt. Các bước để xây dựng trò chơi trên phần mềm Violet 1.9 được thực hiện như sau: - Lựa chọn trò chơi. 8 Bài 1: Pháp luật và đời sống Câu 1: Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính nhân văn cao cả. Câu 2: Cơ quan nào dưới đây có quyền ban hành Hiến pháp, Luật? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Ủy ban Thường vụ Quốc hội. D. Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao. Câu 3: Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau vì A. các quy tắc pháp luật cũng là các quy tắc đạo đức. B. cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ cái thiện, chống cái ác. C. pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. D. cả pháp luật và đạo đức đều thể hiện sự công minh, công bằng, lẽ phải. Câu 4: Cho biết bản Hiến pháp hiện tại của nước ta là bản Hiến pháp năm nào? A. Năm 2013. B. Năm 2014. C. Năm 2012.D. Năm 2015. Câu 5: Loại văn bản nào sau đây không phải văn bản quy phạm pháp luật? A. Pháp lệnh, Chỉ thị. B. Hiến Pháp. C. Nội quy.D. Quyết định, thông tư. Câu 6: Tìm phát biểu sai trong các câu sau đây? A. Quản lý xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính dân chủ, công bằng. B. Pháp luật được bảo đảm bằng quyền lực sức mạnh nhà nước. C. Pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lý xã hội. D. Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật. Câu 7: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân. B. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân. C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cntt_trong_hoat_dong_kiem_tra.docx