Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng BLOOM trong Chuyên đề Thực hiện pháp luật - Giáo dục công dân lớp 12

docx 47 trang sk12 22/02/2025 150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng BLOOM trong Chuyên đề Thực hiện pháp luật - Giáo dục công dân lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng BLOOM trong Chuyên đề Thực hiện pháp luật - Giáo dục công dân lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng BLOOM trong Chuyên đề Thực hiện pháp luật - Giáo dục công dân lớp 12
 MỤC LỤC
 1. Lời giới thiệu2
 2. Tên sang kiến3
 3. Tác giả sáng kiến..3
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiên..3
 5. Lĩnh vực áp dụng sang kiến..3
 6. Ngày áp dụng sang kiến 3
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến.3
 7.1. Tầm quan trọng của BLOOM trong ứng dụng xây dựng bài học ôn thi THPT quốc 
 gia..3
 7.2. Ứng dụng BLOOM trong việc xây dựng chuyên đề ôn thi THPTQG – Phần kiến 
 thức cơ bản trong bài Thực hiện pháp luật (Bài 2-SGK - GDCD12).5
 7.3. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng trong chuyên đề9 
 7.3.1 Bài tập trên nền kiến thức cơ bản..9
 7.3.2. Bài tập tình huống vận dụng trong thực tiễn11
 7.3.3. Các phương pháp cơ bản, đặc trưng để làm các bài tập trong chuyên đề..12
 7.3.4. Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho chuyên đề: Xây 
 dựng ma trận đề theo các cấp độ tư duy BLOOM. Theo cấu trúc đề thi THPTQG.14
 7.3. 5. Ma trận câu hỏi..15
 7.3.6. Hệ thống bài tập (Bài 2 – Thực hiện pháp luật – GDCD 12) theo BLOOM.15
 7.3.7. Đáp án32
 7.3.8. Bài tập học sinh làm thêm ở nhà33
 7.4. Kết quả giảng dạy ở 3 lớp ôn thi THPTQG, chuyên đề Thực hiện pháp luật năm 
 học 2018-2019.44
 7.5. Kết luận và kiến nghị45
 7.5.1. Kết luận..45
 7.5.2. Một số đề xuất, kiến nghị...45
 8. Những thông tin cần bảo mật: Không. ....46
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sang kiến..46
 9. Lợi ích thu được từ sáng kiến..46
 10. Đánh giá lợi ích thu được từ sáng kiến..46
 10. 1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến...47
 10. 2. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến...47
 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng áp dụng sáng kiến lần đầu 
 .47
 1 đáp án đó đúng hoặc sai, học sinh không lí giải được. Mặt khác, ngân hàng đề ôn thi 
THPTQG môn GDCD đã phong phú dần lên, tuy nhiên, nhìn chung hệ thống các 
câu hỏi ôn thi chưa thực sự được đầu tư bài bản và khoa học theo thang cấp độ tư 
duy của từng bài học. Đặc biệt bộ câu hỏi TNKQ được xây dựng theo các cấp độ tư 
duy cho từng bài học môn GDCD lớp 12 thì chưa có. Ngay cả cuốn Ôn thi THPTQG 
môn GDCD mà NXB GD xuất bản năm 2016 – 2017 cũng chưa đạt được điều này. 
Do đó, khi phải tiếp cận với đề thi THPTQG môn GDCD, với hệ thống kiến thức 
được biên soạn theo các cấp độ tư duy, đặc biệt các câu hỏi tình huống trong phần 
vận dụng cao đã khiến nhiều học sinh không thể tiếp cận được. 
 Xuất phát từ thực trạng đó, tôi xây dựng sáng kiến chuyên đề ôn thi THPTQG 
môn GDCD với nhan đề: “Ứng dụng BLOOM trong chuyên đề Thực hiện pháp 
luật – GDCD lớp 12”. Với mong muốn sáng kiến sẽ góp phần làm cơ sở cho việc 
xây dựng các chuyên đề ôn thi THPT quốc gia môn GDCD ở trường THPT một cách 
khoa học và đạt hiệu quả cao.
2. Tên sáng kiến: 
 Ứng dụng BLOOM trong chuyên đề Thực hiện pháp luật – GDCD lớp 12.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Văn Thăng.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường PTTH DTNT Cấp 2-3 Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0975 491 147. Email: tranthangthang82@gmail.com
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Chính là tác giả sáng kiến.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 - Trước hết, sáng kiến có thể được áp dụng trong ngành giáo dục, trong việc 
soạn giáo án lên lớp chính khóa cũng như giáo án chuyên đề ôn thi THPTQG ở tất 
cả các môn học. Bởi để học sinh tiếp cận được đề thi THPTQG và đạt được điểm 
cao thì việc biên soạn bài học và các chuyên đề ôn thi THPTQG phải được tuân thủ 
theo các cấp độ tư duy.
- Sáng kiến đã làm rõ được thang tư duy BLOOM là gì? Tầm quan trọng của thang 
tư duy BLOOM trong việc soạn giáo án cũng như các chuyên đề ôn thi THPTQG. 
6. Ngày áp dụng sáng kiến lần đầu: ngày 5/6/2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Tầm quan trọng của BLOOM trong ứng dụng xây dựng bài học ôn thi 
THPT quốc gia.
 Vấn đề đầu tiên chúng ta cần làm rõ thang tư duy BLOOM là gì?
 3 Cuối cùng, để đạt được các mục tiêu cao nhất là có được nhận thức mới, Thái 
độ mới người học cũng cần có được các cấp độ nhận thức cao nhất là khả năng Đánh 
giá và khả năng Sáng tạo.
 Với cấp độ đầu tiên trong Thang Cấp độ tư duy Bloom là Nhớ các giáo viên chủ 
yếu sử dụng các câu hỏi đơn giản để học sinh gợi nhớ khái niệm. Ví dụ như Thực 
hiện pháp luật là gì? Làm thế nào để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống và trở thành 
hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức?Những câu hỏi này rất dễ để học sinh 
trả lời dù là học sinh trung bình, khá hay giỏi vì chỉ cần dùng vài kiến thức cơ bản 
để trả lời. Quan trọng là học sinh không cần nhớ những điều đã được nghe qua Bảng 
Thông Minh hoặc giáo viên dạy.
 Đối với cấp độ Hiểu trong trong Thang Cấp độ tư duy Bloom các giáo viên bắt 
đầu đưa ra các yêu cầu, câu hỏi nhận thức hướng đến khả năng hiểu những điều vừa 
được nghe giảng. Ví dụ như các dạng câu hỏi “Ai có thể tóm tắt lại phần kiến thức 
vừa học?”, “Ai có thể nói về sự khác nhau giữa áp dụng pháp luật và các hình thức 
thực hiện pháp luật còn lại?”
7.2. Ứng dụng BLOOM trong việc xây dựng chuyên đề ôn thi THPTQG – Phần 
kiến thức cơ bản trong bài Thực hiện pháp luật (Bài 2-SGK - GDCD12):
 Cần phân rõ từng đơn vị kiến thức theo các cấp độ tư duy trong hệ thống 
những kiến thức cơ bản của bài học cho học sinh như sau:
 - Khái niệm thực hiện pháp luận:
 Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy 
định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá 
nhân, tổ chức.
 Đây là đơn vị kiến thức cơ bản trong bài học, thuộc cấp độ nhận biết trong 
thang tư duy BLOOM. 
 Mục tiêu: kiểm tra sự ghi nhớ của học sinh khi đã học đơn vị kiến thức này 
trong chương trình chính khóa, làm cơ sở cho việc làm các bài tập TNKQ ở cấp độ 
tư duy nhận biết. Do đó, chỉ cần yêu cầu học sinh nhắc lại. Học sinh nào không nhớ 
thì đây cũng là lúc để thêm một lần nữa dữ liệu bài học được khắc sâu.
 - Các hình thức thực hiện pháp luật:
 Đây là đơn vị kiến thức thuộc cấp độ 2 trong thang tư duy BLOOM - Thông 
hiểu, được định nghĩa là khả năng thấu hiểu, diễn dịch, diễn giải, giải thích hoặc suy 
diễn (dự đoán được kết quả). Hiểu không đơn thuần là học sinh “nhắc lại đơn vị kiến 
thức đó” mà là khả năng diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của học sinh. Cụ thể:
+ Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, 
làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
 5 Đây là đơn vị kiến thức cơ bản trong bài học, thuộc cấp độ nhận biết trong 
thang tư duy BLOOM. 
 Mục tiêu: kiểm tra sự ghi nhớ của học sinh khi đã học đơn vị kiến thức này 
trong chương trình chính khóa, làm cơ sở cho việc làm các bài tập TNKQ ở cấp độ 
tư duy nhận biết.
. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật:
Đây là đơn vị kiến thức thuộc cấp độ 2 trong thang tư duy BLOOM - Thông hiểu, 
Yêu cầu học sinh diễn đạt theo ý hiểu của mình trên cơ sở đã nêu được khái niệm vi 
phạm pháp luật.
 Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật: 
 Hành vi đó có thể là hành động – làm những việc mà pháp luật không được 
làm theo quy định của pháp luật hoặc không hành động – không làm những việc phải 
làm theo quy định của pháp luật.
 Hành vi đó xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
 Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện:
 Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của một người đã đạt một 
độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển hành 
vi của mình, do đó phải độc lập chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
 Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi:
 Lỗi thể hiện người biết thái độ của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu 
quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.
 Mục tiêu của phần này là để học sinh hiểu rõ thế nào là vi phạm pháp luật, các 
dấu hiệu của vi phạm pháp luật. Từ đó có thể vận dụng kiến thức đã học để làm các 
bài tập TNKQ ở phần vận dụng và vận dụng cao.
 + Trách nhiệm pháp lí: 
 . Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh 
chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
 . Mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí:
 Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật: 
Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái 
pháp luật, đồng thời giáo dục ở họ ý thức tôn trọng pháp luật.
 Mục tiêu của phần này là để học sinh hiểu rõ thế nào là trách nhiệm pháp lí, 
mục đích của trách nhiệm pháp lí. Từ đó có thể vận dụng kiến thức đã học để làm 
các bài tập TNKQ ở phần vận dụng và vận dụng cao.
 + Các loại vi phạm phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:
 7 Từ việc học sinh đã ghi nhớ và hiểu các thông tin trong bài học, các giáo viên bắt 
đầu nâng dần yêu cầu học sinh theo Thang cấp độ tư duy Bloom. Để khuyến khích 
việc học sinh vận dụng kiến thức các giáo viên sẽ đặt ra thêm các yêu cầu đòi hỏi 
học sinh sẽ phải ứng dụng, sử dụng những thông tin để hoàn thành. Ví dụ như giáo 
viên dạy học sinh về ví dụ mẫu trong một mục. Sau đó có thể yêu cầu học sinh tạo 
một ví dụ mẫu mới dựa trên những trình tự giáo viên đã gợi ý. Việc vận dụng này 
hoàn toàn chưa đòi hỏi khả năng sáng tạo học sinh, học sinh chỉ cần quan sát, ghi 
nhớ, hiểu cách làm và làm lại mà thôi. 
 Khi giáo viên muốn khuyến khích sự tìm tòi, phân tích giáo viên có thể hỏi 
“Sự lựa chọn của em là gì?” ‘Tại sao em lại chọn như vậy?’ Lúc này học sinh đánh 
giá tình huống, so sánh, chọn lựa, quyết định và đưa ra ý kiến. Những học sinh khác 
trong lớp cũng học được từ chính những khám phá và ý kiến của bạn mình.
 Hay như kích thích cấp độ cao nhất trong Thang cấp độ tư duy Bloom là 
sự đánh giá, sáng tạo các giáo viên sẽ hỏi học sinh những câu hỏi như: “Điều gì 
xảy ra tiếp theo?”, “Điều này khiến em cảm thấy như thế nào?”, “Nếu trong trường 
hợp của em, em sẽ xử lí như thế nào?” Như vậy học sinh sẽ cần thu thập thêm 
thông tin và tiếp tục suy nghĩ các bước tiếp theo, qua đó não bộ được kết nối, học 
sinh học tập tốt hơn, giáo viên cũng từng bước hiểu được học sinh đã nắm được kiến 
thức tới đâu.
 Vậy thì, làm sao để áp dụng thang kiến thức Bloom vào trong giảng dạy ôn 
thi THPTQG môn GDCD, đặc biệt là ứng dụng trong xây dựng việc biên soạn câu 
hỏi TNKQ cho từng bài học. Trước tiên, cần tập trung xác định các vấn đề: 
 - Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng trong chuyên đề: Bài tập trên nền kiến 
thức cơ bản và dạng bài tập tình huống vận dụng trong thực tiễn. 
 - Các phương pháp cơ bản, đặc trưng để làm các bài tập trong chuyên đề:
 - Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho chuyên đề: Xây 
dựng ma trận đề theo các cấp độ tư duy “BLOOM”. Theo cấu trúc đề thi THPTQG.
 - Các bài tập học sinh tự giải.
7.3. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng trong chuyên đề: 
7.3.1 Bài tập trên nền kiến thức cơ bản:
 Giáo viên cần xác định rõ miền kiến thức cho từng cấp độ tư duy của học sinh, 
phần kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa sẽ là cơ sở cho việc biên soạn các câu 
hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Mục tiêu của việc này nhằm làm cho học sinh 
củng cố vững chắc phần kiến thức cơ bản của bài học, hiểu bản chất của từng đơn vị 
kiến thức để nhận diện phương án đúng trong bài tập TNKQ một cách chắc chắn và 
nhanh nhất. Cụ thể:
 - Khái niệm thực hiện pháp luật sẽ có những dạng bài tập: 
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_bloom_trong_chuyen_de_thuc_hi.docx