Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Bài 20 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) – Lịch sử lớp 12 (Ban cơ bản)

docx 70 trang sk12 14/02/2025 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Bài 20 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) – Lịch sử lớp 12 (Ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Bài 20 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) – Lịch sử lớp 12 (Ban cơ bản)

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Bài 20 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) – Lịch sử lớp 12 (Ban cơ bản)
 MỤC LỤC
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................1
I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.......................................................................................................1
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU......................................................................................................2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................2
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................2
PHẦN II - NỘI DUNG ....................................................................................................................3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ........................................................................................................3
1. Cơ sở lý luận: Tìm hiểu một số vấn đề chung về HĐTNST trong trường THPT........................3
2. Cơ sở thực tiễn của HĐTNST trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông................21
II – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC BÀI 20 
CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 
1954) – LỊCH SỬ LỚP 12 (BAN CƠ BẢN).................................................................................29
1. Xác định vị trí, mục tiêu bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 
(1953 – 1954) trong chương trình Lịch sử lớp 12 Ban cơ bản.......................................................29
2. Đề xuất những nội dung và hình thức HĐTNST trong dạy học bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn 
quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)........................................................................30
3. Các bước thực hiện HĐTNST trong dạy học Bài 20 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực 
dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) ...................................................................................................32
4. Thực nghiệm sư phạm................................................................................................................39
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................45
I. KẾT LUẬN ................................................................................................................................45
1. Những kết quả đạt được.............................................................................................................45
2. Hiệu quả của đề tài khi áp dụng vào thực tiễn...........................................................................46
3. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện đề tài. .....................................................47
II. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................................48
1. Về phía giáo viên .......................................................................................................................48
2. Về phía tổ chuyên môn ..............................................................................................................49
3. Về phía nhà trường ....................................................................................................................49
4. Về phía gia đình.........................................................................................................................49
5. Về phía các cấp, ban ngành có liên quan ...................................................................................49
PHỤ LỤC......................................................................................................................................51
 0 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của HĐTNST, đề xuất các 
hình thức tổ chức và quy trình vận dụng HĐTNST trong dạy học Lịch sử ở trường 
THPT.
 Khảo sát thực tiễn việc vận dụng HĐTNST trong dạy học Lịch sử ở một số 
trường THPT để từ đó rút ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của thực tiễn vận dụng 
HĐTNST trong dạy học Lịch sử hiện nay.
 Thực nghiệm sư phạm có sử dụng HĐTNST trong dạy học Bài 20 Cuộc kháng 
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)” để từ đó kiểm chứng 
tính đúng đắn của đề tài và có thể áp dụng đại trà trong việc dạy học bộ môn Lịch 
sử ở trường THPT.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan về HĐTNST
 - Tiến hành điều tra việc vận dụng HĐTNST trong dạy học Lịch sử tại một số 
trường THPT.
 - Thực nghiệm sư phạm.
 - Tham khảo, tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp.
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
 - Góp phần tích cực trong việc tạo động cơ và sự hứng thú học tập bộ môn 
Lịch sử cho học sinh, đổi mới và đa dạng hóa phương pháp dạy học Lịch sử của giáo 
viên tại trường THPT.
 - Khẳng định được vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết và đánh giá được thực trạng 
của việc vận dụng HĐTNST trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.
 - Xác định được những nội dung trong Bài 20 Cuộc kháng chiến toàn quốc 
chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)” có thể tổ chức HĐTNST.
 - Đề ra một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả của việc vận dụng 
HĐTNST trong dạy học Lịch sử.
 - Có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên lịch sử ở trường THPT và 
bản thân tác giả để vận dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn.
 2 trình hoạt động trong môi trường cuộc sống sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo 
của học sinh. Chính học sinh sẽ tự học qua trải nghiệm để hình thành năng lực cho 
chính mình.
 Đặc trưng cơ bản của HĐTNST là đặt học sinh trong môi trường học tập đa 
dạng, học đi đôi với hành, học từ chính hành động của bản thân, học trong nhà 
trường, gắn liền với giải quyết các vấn đề thực tiễn của cộng đồng. Điều này phù 
hợp với chủ trương đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa theo định hướng 
phát triển năng lực.
 Như vậy, HĐTNST là một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà học sinh cần 
phải vận dụng vốn kinh nghiệm có sẵn để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành 
kiến thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề trong bối cảnh thực tiễn.
 HĐTNST gồm có:
 - HĐTNST trong nhà trường: là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm 
lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh; được thực hiện trong thực 
tế; có sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong 
thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kỹ năng, tình cảm 
và ý chí nhất định. Sự sáng tạo được thể hiện thông qua việc giải quyết các nhiệm 
vụ trong thực tiễn hay tìm ra giải pháp để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn 
đề.
 - HĐTNST trong môn từng học: là sự vận dụng kiến thức đã học và áp dụng 
trong thực tế đời sống đối với một phần kiến thức nào đó, giúp học sinh phát hiện, 
hình thành, củng cố kiến thức một cách sáng tạo và hiệu quả. Các hoạt động này 
được thực hiện trong lớp học, ở trường, ở nhà hay bất kỳ địa điểm nào phù hợp.
1.2. Vị trí, vai trò của HĐTNST
1.2.1. Vị trí
 - HĐTNST là một bộ phận quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông 
mới. Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, HĐTNST được xếp 
vào nhóm môn học bắt buộc có sự phân hóa, trải dài từ tiểu học đến THPT. Trong 
kế hoạch giáo dục mà ban soạn thảo chương trình xác định, ngoại trừ lớp 10 trải 
nghiệm sáng tạo dự kiến 70 tiết/năm học, còn các lớp khác từ 1 đến 12 đều được 
phân bổ 105 tiết/năm học. Việc đưa HĐTNST vào chương trình giáo dục phổ thông 
mới với mục đích chính là chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, thái độ thành năng lực. 
Do đó, HĐTNST không phải là môn học riêng biệt mà phải gắn liền với từng môn 
học, là một phần của giáo dục môn học.
 -HĐTNST là con đường quan trọng để gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn.
 -HĐTNST góp phần hình thành nhân cách hài hòa và toàn diện cho học sinh.
 - HĐTNST góp phần điều chỉnh và định hướng cho các hoạt động dạy – học.
 4 tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính 
riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những hoạt động giáo dục được tổ chức 
gắn liền với kinh nghiệm cuộc sống để học sinh trải nghiệm và sáng tạo.
 Trong HĐTNST đòi hỏi có sự phối hợp, liên kết với nhiều lực lượng giáo dục 
trong và ngoài nhà trường như: giáo viên, phụ huynh, giáo viên bộ môn,đoàn Thanh 
niên, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp
1.3.3. Về phương pháp
 HĐTNST được tổ chức theo phương pháp tương tác đa chiều. Học sinh tự hoạt 
động trải nghiệm là chính.
1.3.4. Về kiểm tra đánh giá
 HĐTNST nhấn mạnh đến kinh nghiệm, năng lực thực hiện, tính trải nghiệm; 
đánh giá theo những yêu cầu riêng, mang tính cá biệt hóa, phân hóa; đánh giá kết 
quả bằng nhận xét.
1.4. Một số hình thức tổ chức HĐTNST
 HĐTNST là một hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức HĐTNST trong trường 
phổ thông rất phong phú và đa dạng. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng 
HĐTNST có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi 
và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trương, từng 
địa phương. Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Nhờ 
các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện 
một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù 
hợp với tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
 Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá HĐTNST, cả giáo viên 
và học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình làm 
tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức HĐTNST.
 Dựa trên khảo sát thực tiễn các hình thức tổ chức hoạt động trong các nhà 
trường Việt Nam, cùng với nghiên cứu chương trình của một số nước trên thế giới, 
có thể phân loại các hình thức tổ chức HĐTNST như sau:
1.4.1. Hoạt động Câu lạc bộ
 Câu lạc bộ (CLB) là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh 
cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, dưới sự định hướng của những nhà giáo dục 
nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa 
học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLB tạo cơ hội 
để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các 
em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ 
năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết 
bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải 
quyết vấn đề, CLB là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình
 6 thời giúp các nhà quản lí giáo dục và hoạch định chính sách nắm bắt, nhận biết được 
những vấn đề mà học sinh quan tâm từ đó có những biện pháp giáo dục và xây dựng 
chính sách phù hợp hơn với các em.
1.4.4. Sân khấu tương tác
 Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật tương 
tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình 
huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính 
là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề 
cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả. Mục đích của hoạt động này là 
nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh đưa ra quan điểm, suy nghĩ và 
cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống. 
Thông qua sân khấu tương tác, sự tham gia của học sinh được tăng cường và thúc 
đẩy, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, 
kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng 
tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống.
1.4.5. Thực địa, tham quan, dã ngoại.
 Thực địa, tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn 
 đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi 
 thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công 
 trình, nhà máy ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những 
 kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. 
 Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như:
giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách 
mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu niên 
Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở 
nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn 
hóa; Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp; Tham quan các cơ 
sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã ngoại theo các chủ đề học 
tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo
1.4.6. Lao động công ích
 Lao động công ích là hình thức hoạt động mang tính tập thể cao. Có thể được 
tổ chức trong khuôn viên nhà trường hoặc làng xóm như: Vệ sinh vườn trường, sân 
trường lớp học; vệ sinh đường làng ngõ xóm, trồng và chăm sóc vườn hoa, chăm sóc 
và bảo vệ di tích lịch sử, các công trình công cộng, di sản văn hóaTuy nhiên việc 
lao động công ích phải xuất phát từ việc làm của mỗi cá nhân, cái tâm của mỗi người 
góp sức mình để tham gia xây dựng, tu bổ công trình công trình công cộng vì lợi ích 
chung của cộng đồng nhằm bảo tồn các công trình, biết yêu quý giá trị lao động cũng 
như có những hành động cần thiết để bảo vệ, phòng chống khắc phục hành động 
chưa đúng đắn.
1.4.7. Hội thi, Cuộc thi
 8

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Bài 20 Cuộc kháng chiến t.pdf