Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học trải nghiệm gắn với nghề hàn điện tại địa phương nhằm góp phần giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12

doc 29 trang sk12 05/12/2024 90
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học trải nghiệm gắn với nghề hàn điện tại địa phương nhằm góp phần giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học trải nghiệm gắn với nghề hàn điện tại địa phương nhằm góp phần giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học trải nghiệm gắn với nghề hàn điện tại địa phương nhằm góp phần giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
 ------------------&-------------------
 Sáng kiến kinh nghiệm
 Đề tài: “Tổ chức dạy học trải nghiệm gắn với 
nghề hàn điện tại địa phương nhằm góp phần 
 giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12”
 Năm học: 2019 - 2020 MỤC LỤC
 Trang
1. Phần mở đầu . 3
1.1. Lí do chọn đề tài.. 3
1.2. Mục đích nghiên cứu 4
1.3. Đối tượng nghiên cứu .. 4
1.4. Phạm vi nghiên cứu . 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu.. 4
1.6. Những đóng góp mới của đề tài 5 
2. Phần giải quyết vấn đề . 5
2.1. Cơ sở khoa học.. 5
2.1.1. Cơ sở lí luận 5
2.1.2. Cơ sở thực triển... 6
2.2. Các giải pháp. 8
2.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 16
2.3.1. Đánh giá định tính.. 16
2.3.2. Đánh giá định lượng 17
3. Kết luận, kiến nghị 19
3.1. Kết luận.. 19
3.2. Kiến nghị 20
Tài liệu tham khảo. 22
Phụ lục... 23
 2 Ðể đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cần nâng cao nhận thức cộng đồng về giáo dục 
hướng nghiệp. Ðối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh cần hiểu 
rõ về giáo dục hướng nghiệp. Trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cần giúp 
học sinh hiểu lao động trong lĩnh vực nào cũng cần thiết, được tôn trọng và đãi ngộ 
xứng đáng nếu có tay nghề cao, làm việc hết mình. 
 Vật lí là môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác hướng nghiệp bởi 
nội dung các kiến thức Vật lí phản ánh tương đối đầy đủ các dạng vận động và biến 
đổi của vật chất: cơ học, nhiệt học, ánh sáng, điện học, nguyên tử, chất lỏng, chất rắn, 
chất khí Lượng thông tin nghề nghiệp của nội dung kiến thức Vật lí gắn với các lĩnh 
vực kinh tế rất rõ nét và gần gũi đối với HS bởi nó tồn tại ngay trong cuộc sống hàng 
ngày của các em.
 Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Tổ chức dạy học trải nghiệm gắn với nghề hàn 
điện tại địa phương nhằm góp phần giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 - Giới thiệu được phương pháp dạy học gắn liền với thực tiễn, gắn liền với sản xuất 
kinh doanh tại địa bàn lân cận trường học.
 - Giúp học sinh hiểu được mối liên hệ giữa các kiến thức Vật lí liên quan đến nghề 
hàn điện.
 - Rèn luyện tính tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức cho HS.
 - Giúp HS có cơ hội sử dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, nắm bắt được xu thế 
phát triển của ngành nghề, chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài được thực hiện đối với HS lớp 12. Cụ thể:
 - Đối tượng thực nghiệm: học sinh lớp 12A4
 - Đối tượng đối chứng: học sinh lớp 12A5
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
 Đề tài nghiên cứu những kiến thức liên quan đến nghề hàn điện: Sự nóng cháy – 
đông đặc, Sự dính ướt, Dòng điện trong chất khí, hồ quang điện và điều kiện để có hồ 
quang điện, ứng dụng của máy biến áp.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
 4 - Giáo dục nhân cách học sinh.
 - Góp phần phát triển một số kĩ năng sống của HS như: kĩ năng giao tiếp; kĩ 
năng lắng nghe tích cực; kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng; kĩ năng hợp tác; 
 2.1.1.3. Những yêu cầu về dạy học gắn với SXKD
 Hoạt động SXKD có ý nghĩa nhất định đối với quá trình dạy học, giáo dục. 
Tuy nhiên, muốn sử dụng chúng có hiệu quả, người giáo viên phải chú ý tuân thủ một 
số yêu cầu trong chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học gắn với SXKD và triển khai 
hoạt động dạy học gắn với SXKD như:
 - Đảm bảo mục tiêu của dạy học và mục tiêu SXKD
 - Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo
 - Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS trải nghiệm.
 - Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện.
 2.1.2. Cơ sở thực triển.
 Trước đây, khi thực hiện nguyên lí “học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với 
thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình, xã hội”, đã có một số mô hình trường vừa 
học vừa làm; tuy nhiên việc tổ chức dạy học gắn liền với SXKD chưa được nhìn nhận 
nên không đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, vai trò và thế mạnh của những hoạt động 
SXKD tại địa phương gần như chưa được nhà trường biết đến và sử dụng.
 Bên cạnh đó, tỉ lệ HS cảm thấy khó khăn khi chọn nghề, mà nguyên nhân chủ 
yếu là các em chưa biết nhiều ngành nghề trong xã hội, nếu có biết tên cũng chưa hiểu 
rõ về các nghề đó. Ngoài ra, một khó khăn khác đối với tất cả các đối tượng HS là 
chưa hiểu rõ về năng lực, sở trường của bản thân.
 Nhận thức về nghề nghiệp có liên quan đến Vật lí: Khi được yêu cầu liệt kê 
những nghề nghiệp có liên quan đến Vật lí và giải thích sự liên quan, số lượng nghề 
trung bình HS kể tên và giải thích được còn hạn chế. Các nghề do các em đưa ra chủ 
yếu là các nghề liên quan trực tiếp đến môn học, như giáo viên dạy Vật lí, nhà nghiên 
cứu, nhà khoa học chỉ một số ít HS nghĩ đến các nghề như thợ điện, kĩ sư xây 
dựng
 Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng giáo dục hướng nghiệp (GDHN) ở trường 
phổ thông chủ yếu được thực hiện thông qua bốn hình thức dưới đây:
 6 cầu, nguyện vọng cũng như chưa hấp dẫn được các em. Thực tế này phần nào giải 
thích khó khăn của HS trong việc lựa chọn nghề.
Trên cơ sở phân tích thực tiễn, tôi đề xuất những giải pháp sau:
 - Đổi mới nội dung dạy học theo hướng gắn với thực tiễn, gắn với nhu cầu của 
người học, khơi gợi hứng thú của HS.
 - Kết hợp nội dung nghề nghiệp với dạy học Vật lí.
 - Tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đồng bộ với đổi 
mới hình thức kiểm tra đánh giá.
 Do đó tôi đưa ra giả thuyết khoa học: Nếu tổ chức dạy học tích cực gắn với hoạt 
động SXKD có nội dung nghề nghiệp trong dạy học Vật lí thì có thể giúp HS vận dụng 
kiến thức Vật lí vào thực tiễn nghề nghiệp, phát huy được tính tự giác, tích cực, tự chủ 
của HS trong học tập.
 2.2. Các giải pháp.
 Bước 1: Xây dựng kế hoạch tham quan
 CHỦ ĐỀ: VẬT LÍ VÀ NGHỀ HÀN ĐIỆN
I. Mục tiêu: 
 - Tổ chức và hướng dẫn học sinh tham quan trải nghiệm về nghề hàn điện tại 
xưởng cơ khí trên địa bàn để qua đó biết được các kiến thức liên quan đến nghề hàn 
điện, biết được các lĩnh vực cần thợ hàn điện cũng như cơ hội việc làm cho thợ hàn 
giúp HS có định hướng nghề nghiệp khi ra trường.
 - Giúp HS ôn lại các kiến thức Vật lí đã học: sự nóng chảy - đông đặc; sự dính 
ướt – không dính ướt; dòng điện trong chất khí; hồ quang điện và điều kiện tạo ra hồ 
quang điện; nguyên lí làm việc của máy biến áp.
 - Xây dựng chủ đề “ Vật lí và nghề hàn điện” gắn liền kiến thức trên sách vở 
với ngành nghề trong thực tế giúp cho HS phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo, tìm tòi 
kiến thức để giải quyết vấn đề thực tiễn.
 Các ngành nghề liên quan đến hàn điện: cơ khí; xây dựng cầu đường; đóng tàu; 
sữa chữa ô tô, máy cơ khí
II. Những công việc chuẩn bị cho phương án tổ chức dạy học
 - Cơ sở liên quan: Xưởng cơ khí Hùng Oanh trên địa bàn gần trường thực dạy.
 8 1. Giáo viên
 - Liên hệ với xưởng cơ khí Hùng Oanh, nơi tổ chức tham quan, xây dựng kế 
hoạch cho học sinh tham quan xưởng.
 - Các phiếu học tập giao nhiệm vụ cho HS (phụ luc).
 - Kế hoạch tham quan và báo cáo kết quả, câu hỏi kiểm tra đánh giá
 - Phiếu đánh giá sản phẩm, báo cáo
 2. Học sinh
 - Vở ghi, SGK, Internet, tư liệu GV cung cấp.
 - Báo cáo kết quả tìm hiểu theo phiếu học tập.
(III). Tổ chức hoạt động học
 1. Hướng dẫn chung
 Chủ đề được thực hiện theo 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Trải nghiệm thực triển, tìm hiểu về cách tạo ra các mối hàn, làm 
thế nào để hai thanh kim loại có thể liên kết với nhau, nguyên lí hoạt động của máy 
biến áp hàn, các công việc thợ hàn có thể làmđể thu thập những kiến thức từ thực 
tiễn, sắp xếp các kiến thức đó. Có thể liên hệ thêm một số cơ sở cơ khí khác để có 
thêm tư liệu.
 Giai đoạn 2: Báo cáo kết quả học tập tại lớp, các nhóm báo cáo kết quả thu 
thập từ trải nghiệm trước lớp, trả lời các phiếu học tập đã cho, tìm tòi, báo cáo, thảo 
luận, chia sẻ, trình bày kết quả ứng với các nhiệm vụ tìm tòi mở rộng sau bài học.
 Giai đoạn 3: Thực hiện ở lớp và ở nhà, tìm tòi, báo cáo, thảo luận, chia sẻ, trình 
bày kết quả ứng với các nhiệm vụ tìm tòi mở rộng sau bài học.
 Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới:
 Quá Thời lượng 
 trình dự kiến
 Hoạt động Nội dung hoạt động
 dạy 
 học
 - Thăm quan và tìm hiểu thực tiễn về nghề Tham quan 
 Tình Hoạt động 1: 
 hàn điện. Ghi lại những thông tin quan sát tại xưởng 
 huống Trải nghiệm 
 được và nghe được vào phiếu học tập 01 120 phút. 
 xuất thực tiễn, xây 
 phát dựng báo cáo - Tìm hiểu thêm các thông tin từ các nguồn Làm báo 
 khác (sách báo, Internet), sắp xếp các kiến cáo trải 
 10 - Nhóm nào khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin hoặc xây dựng báo cáo kết quả 
thực hiệnthì trực tiếp gặp GV để được tư vấn giúp đỡ.
- Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải được giao nhiệm vụ, và khi kết thúc hoạt 
động thì mỗi thành viên phải có bản tự đánh giá cá nhân về ý thức, thái độ và hiệu quả 
công việc được giao.
- Thiết bị: Yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị: 01 máy ảnh cá nhân, sổ ghi chép của các 
thành viên, thiết bị kết nối internet, phiếu học tập theo các mẫu đã cho, sưu tầm tài liệu 
để giới thiệu kiến thức về nghề hàn điện (nguồn thông tin lấy từ SGK vật lý 10,11,12 
và từ nguồn Internet).
Bước 3: Tổ chức thực hiện 
 Hoạt động 1: HS trải nghiệm thực tiễn tại xưởng cơ khí và làm việc ở nhà – 
Thời gian 1 ngày.
 - Chia lớp thành 04 nhóm theo tổ. Phổ biến kế hoạch tham quan trải nghiệm, tìm 
hiểu nguyên tắc hoạt động của máy hàn điện, kiến thức để tạo thành mối hàn. Giao 
nhiệm vụ thực hiện phiếu học tập 01
- Chuẩn bị học liệu (vở ghi, phiếu học tập 01).
- Sau tham quan, trải nghiệm, HS về nhà tìm kiếm thêm các thông tin về nghề hàn điện 
qua người lớn, sách báo, Internet... Xây dựng báo cáo sản phẩm trải nghiệm.
 Một số hình ảnh của học sinh về buổi trải nghiệm.
 Hoạt động 2: Báo cáo kết quả trải nghiệm tại lớp - thời gian 35 phút
 - Đại diện HS của 1 nhóm báo cáo trước lớp về các kết quả trải nghiệm. Các 
nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi, bổ sung.
 - Đại diện HS trình bày các câu hỏi đặt ra khi trải nghiệm để thảo luận và lựa 
chọn các câu trả lời hợp lí.
 12 Hoạt động 3:Tìm tòi mở rộng về lĩnh vực liên quan đến nghề hàn điện.
 - Giao các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ: tìm hiểu về các lĩnh vực kinh doanh 
khác có liên quan đến nghề hàn điện, thế mạnh của nghề hàn điện trong tương lai.
 - HS thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập 02. Trình bày báo cáo theo nhóm. 
Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
 Kết quả thảo luận theo phiếu học tập số 2 của một nhóm:
 14

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_trai_nghiem_gan_voi_ng.doc