Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học theo góc chương Sóng ánh sáng Vật lí 12 THPT theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

pdf 61 trang sk12 23/12/2024 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học theo góc chương Sóng ánh sáng Vật lí 12 THPT theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học theo góc chương Sóng ánh sáng Vật lí 12 THPT theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học theo góc chương Sóng ánh sáng Vật lí 12 THPT theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI 
 TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC CHƯƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG” 
VẬT LÍ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
 NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH 
 MÔN: VẬT LÍ 
 MỤC LỤC 
 Trang 
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1 
1. Lý do chọn đề tài ......1 
2. Điểm mới, đóng góp của sáng kiến2 
PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 3 
I. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ ..3 
1.1. Năng lực giải quyết vấn đề ................................................................................. 3 
1.1.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề ............................................................. 3 
1.1.2. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề ............................................................... 4 
1.1.3. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề ............................................................. 5 
1.2. Dạy học theo góc .............................................................................................. ..6 
1.2.1. Khái niệm dạy học theo góc ............................................................................ 6 
1.2.2. Tổ chức dạy học theo góc ................................................................................ 6 
1.2.3. Vai trò dạy học theo góc đối sự phát triển năng lực học sinh ........................ 7 
1.3. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học theo góc trong dạy 
học Vật lí ở trường phổ thông .................................................................................. 8 
1.4. Thực trạng dạy học theo góc và phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học 
sinh trong dạy học Vật lí ở trường THPT ................................................................. 9 
1.4.1. Thực trạng dạy học theo góc đối bộ môn Vật lí ở trường THPT .................... 9 
1.4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo góc để phát triển năng lực giải 
quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Vật lí ở trường THPT .............................. 9 
 II: Dạy học theo góc chương“Sóng ánh sáng”Vật lí 12 THPT theo hướng phát 
triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh11 
2.1. Mục tiêu, cấu trúc và nội dung chương “Sóng ánh sáng”......11 
2.1.1.Mục tiêu chương “Sóng ánh sáng”11 
 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
Viết tắt Viết đầy đủ 
HS : Học sinh 
GV : Giáo viên 
THPT : Trung học phổ thông 
DHTG : Dạy học theo góc 
TN : Thực nghiệm 
ĐC : Đối chứng 
 PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài. 
 Trước xu thế phát triển và hội nhập trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu 
đã đòi hỏi giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình 
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ 
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng 
được cái gì qua việc học. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa 11 về đổi mới 
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: ''Phát triển giáo dục và đào tạo là 
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình 
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm 
chất người học, học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường 
kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội''. 
 Một trong những năng lực chung cốt lõi mà chương trình phổ thông 2018 
cần hình thành và phát triển cho học sinh là năng lực giải quyết vấn đề. Dạy học 
các môn học trong chương trình nói chung, môn Vật lí nói riêng cần phải hướng 
tới mục tiêu dạy học quan trọng này. Đây là vấn đề hoàn toàn mới, có tính cấp thiết 
để chuẩn bị cho đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông. 
 Đã có nhiều phương pháp dạy học tích cực được nghiên cứu và áp dụng 
thành công ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam cũng đang từng bước triển khai 
áp dụng. Tuy nhiên, trong đề tài này, tôi chỉ đề cập đến việc nghiên cứu mô hình 
dạy học theo góc. 
 Dạy học theo góc là hình thức tổ chức dạy học trong đó nhấn mạnh vai trò 
người học. Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập tại các vị trí cụ thể trong không 
gian lớp học, giáo viên thiết kế các nội dung dạy học nhằm phát huy sở trường, 
năng lực của mỗi học sinh. Theo phương pháp dạy học này, lớp học được chia nhỏ 
ra các góc, ở mỗi góc học sinh có thể tìm hiểu một phần nội dung trong mạch kiến 
thức và phải trải qua tất cả các góc học tập để tiếp thu được toàn bộ kiến thức của 
bài học. Vận dụng phương pháp dạy học theo góc, mỗi học sinh đều có thể tìm ra 
một phương thức học tập phù hợp với bản thân để đạt được các mục tiêu học tập. 
 Phần kiến thức trong chương “Sóng ánh sáng” Vật lí lớp 12 THPT hiện hành 
có nhiều thí nghiệm, nhiều nội dung quan trọng được ứng dụng trong thực tiễn đời 
sống nên rất thuận lợi để tổ chức dạy học theo góc. 
 Ý tưởng trên đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: Tổ chức dạy học theo góc chương 
“Sóng ánh sáng” Vật lí 12 THPT theo hướng phát triển năng lực giải quyết 
vấn đề của học sinh. 
 1 
 PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực giải quyết vấn 
đề của học sinh thông qua tổ chức dạy học theo góc ở trường trung học phổ 
thông 
1.1. Năng lực giải quyết vấn đề. 
1.1.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề. 
 Vấn đề nói chung là một câu hỏi mà chủ thể của vấn đề chưa có câu trả lời, 
một bài toán chưa có cách giải quyết, chưa có lời giải. Ở góc độ triết học, vấn đề 
chứa đựng mâu thuẫn giữa nhiệm vụ phải giải quyết và năng lực hiện thời của chủ 
thể. Giải quyết vấn đề chính là quá trình chủ thể giải quyết mâu thuẫn nói trên, tìm 
được câu trả lời cho câu hỏi hay bài toán đặt ra. Kết quả của giải quyết vấn đề là 
sản phẩm mới về vật chất, tinh thần. 
 Đối với mỗi cá nhân, cuộc đời là một chuỗi các vấn đề, hạnh phúc của con 
người chính là giải quyết thành công các vấn đề của cá nhân trong mối liên hệ với 
công việc, với xã hội và với tự nhiên. Ở tuổi đi học, nhà trường cần hình thành cho 
học sinh năng lực giải quyết vấn đề, để khi vào đời cá nhân có thể tự lực giải quyết 
các vấn đề của mình, lập thân lập nghiệp, sống hạnh phúc theo đúng nghĩa. 
 Theo định nghĩa trong đánh giá PISA (2012): “Năng lực giải quyết vấn đề là 
khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp 
giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình 
huống vấn đề đó – thể hiện tiềm năng là công dân tích cực và xây dựng”. “Giải 
quyết vấn đề là hoạt động trí tuệ được coi là trình độ phức tạp và cao nhất về nhận 
thức, vì cần huy động tất cả các năng lực trí tuệ của cá nhân. Để giải quyết vấn đề, 
chủ thể phải huy động trí nhớ, tri giác, lý luận, khái niệm hóa, ngôn ngữ, đồng thời 
sử dụng cả cảm xúc, động cơ, niềm tin ở năng lực bản thân và khả năng kiểm soát 
được tình thế” (Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, 2012, Xã hội học tập – học tập 
suốt đời). Theo tác giả Nguyễn Thị Lan Phương, có thể đề xuất định nghĩa như 
sau: “Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của một cá nhân “huy động”, kết hợp 
một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, 
động cơ cá nhân, để hiểu và giải quyết vấn đề trong tình huống nhất định một 
cách hiệu quả và với tinh thần tích cực”. Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể 
hiểu năng lực giải quyết vấn đề của học sinh là khả năng của học sinh phối hợp vận 
dụng những kinh nghiệm bản thân, kiến thức, kĩ năng của các môn học trong 
chương trình trung học phổ thông để giải quyết thành công các tình huống có vấn 
đề trong học tập và trong cuộc sống của các em với thái độ tích cực. 
 Ở nước ta, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đổi mới xác định năng 
lực giải quyết vấn đề là một trong sáu năng lực chung (năng lực xuyên chương 
trình). 
 3 
 - Tiêu chí 2 (TC2): Chuyển vấn đề/bài toán thành bài tập, chuyển đổi ngôn ngữ đời 
sống thành ngôn ngữ học thuật chuyên nghành. 
- Tiêu chí 3 (TC3): Ghi ra các dữ kiện, ẩn số của bài tập. 
- Tiêu chí 4 (TC4): Phát hiện vấn đề từ các tình huống có vấn đề do người dạy tạo 
ra. 
- Tiêu chí 5 (TC5): Vạch được mối liên hệ giữa ẩn số và dữ kiện của vấn đề thông 
qua các tri thức Vật lí và tri thức khoa học khác (nếu có); nêu tường minh các tri 
thức khoa học và công cụ có liên quan. 
- Tiêu chí 6 (TC6): Nêu được một vài đường hướng/kế hoạch giải quyết vấn đề 
bằng lí thuyết/ bằng thực nghiệm/ bằng lí thuyết và thực nghiệm. 
- Tiêu chí 7 (TC7): Lựa chọn đường hướng/ kế hoạch khả thi. 
- Tiêu chí 8 (TC8): Thực hiện kế hoạch, giải quyết được vấn đề, tìm được câu trả 
lời (kết quả) đúng. 
Tiêu chí 9 (TC9): Thuyết trình, tranh luận, bảo vệ kết quả giải quyết vấn đề một 
cách thuyết phục. 
- Tiêu chí 10 (TC10): Trình bày được tiến trình và kết quả giải quyết vấn đề bằng 
các sản phẩm như: phiếu học tập, báo cáo kết quả thí nghiệm, báo cáo dự án, báo 
cáo thông qua các thiết bị công nghệ thông tin, 
- Tiêu chí 11 (TC11): Biện luận kết quả, chỉ ra ý nghĩa của kết quả giải quyết vấn 
đề về mặt học thuật hoặc mặt ứng dụng thực tiễn. 
- Tiêu chí 12 (TC12): Chỉ ra được ưu điểm và hạn chế của giải pháp giải quyết vấn 
đề; nêu khả năng áp dụng của giải pháp trong học tập và hoạt động thực tiễn. 
1.1.3. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề. 
 + Đối với học sinh: 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp HS hiểu và nắm chắc nội dung cơ bản 
của bài học. Học sinh có thể mở rộng và nâng cao những kiến thức xã hội của 
mình. 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp HS biết vận dụng những tri thức xã hội 
vào trong thực tiễn cuộc sống. 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp HS hình thành kỹ năng giao tiếp, tổ 
chức, khả năng tư duy, tinh thần hợp tác, hoà nhập cộng đồng. 
 + Đối với giáo viên 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp GV có thể đánh giá một cách khá chính 
xác khả năng tiếp thu của HS và trình độ tư duy của họ, tạo điều kiện cho việc 
phân loại HS một cách chính xác. 
 5 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_theo_goc_chuong_song_a.pdf