Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động trên lớp phần Hàm số góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 12

docx 60 trang sk12 16/11/2024 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động trên lớp phần Hàm số góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động trên lớp phần Hàm số góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động trên lớp phần Hàm số góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 12
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT TÂN KỲ 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Thiết kế bài dạy;Tổ chức các hoạt động trên lớp phần Hàm số góp 
 phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 12
 ĐỒNG TÁC GIẢ: NGUYỄN THỊ THU -NGUYỄN THỊ THẢO
 NĂM HỌC 2020-2021 mới, làm cho học sinh yêu thích học bộ môn Toán học hơn.
 Thông qua thiết kế và soạn giảng các chủ đề dạy học“ Sự đồng biến, 
nghịch biến của hàm số”; “Cực trị của hàm số”– Giải tích 12 theo định hướng 
mới, để hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu 
biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan 
sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên 
hệthông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn nhằm hướng tới việc hình thành và 
phát triển năng lực cho học sinh.
 Mặt khác, đề tài sáng kiến đáp ứng được một trong những mục tiêu của đổi 
mới căn bản, toàn diện về GD&ĐT hiện đại mà trong Nghị quyết số 29 của Hội 
nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ ra. Qua đề tài 
nghiên cứu nhằm giúp người dạy và người học tiếp cận với xu thế dạy học trong 
chương trình giáo dục THPT mới áp dụng sau năm 2020, đó là phát triển con 
người mới có năng lực và phẩm chất đáp ứng sự phát triển của xã hội.
 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học theo định hướng hình 
thành và phát triển năng lực hiện nay.
 2.1.1.Định hướng dạy học hình thành và phát triển năng lực cho học 
sinh trong môn Toán học.
 Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh 
nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá 
nhân khác như động cơ, thái độ, hứng thú, niềm tin, ý chí,.. Năng lực của cá 
nhânđược hình thành qua hoạt động và được đánh giá qua phương thức và kết 
quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Nó là kết 
quả của quá trình giáo dục, tự phấn đấu và rèn luyện của cá nhân trên cơ sở tiền 
đề tự nhiên của nó là tư chất.
 Việc tổ chức dạy học định hướng phát triển năng lực trong môn Toán học 
được thể hiện ở trong các thành tố quá trình dạy học như sau:
 Về mục tiêu dạy học: Ngoài các yêu cầu về mức độ nhận biết, tái hiện kiến 
thức cần có những mức độ cao hơn như vận dụng kiến thức trong các tình 
huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế. Các mục tiêu này đạt được thông qua các 
hoạt động trong và ngoài nhà trường.
 Về phương pháp dạy học: Ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến 
thức cần tổ chức đa dạng các hoạt động như hoạt động trải nghiệm, giải quyết 
những nhiệm vụ thực tiễn..., thông thường qua một hoạt động học tập, học sinh 
sẽ được hình thành và phát triển không phải một loại năng lực mà là được hình 
thành đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành tố mà ta không cần 
(và cũng không thể) tách biệt từng thành tố trong quá trình dạy học. 2.2.1.1. Đánh giá về định tính.
 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực không phải là hoàn toàn mới 
trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc quan tâm đến mô hình dạy học mới 
chỉ dừng lại ở bước đầu tiếp cận và mới triển khai tập huấn. Song, căn cứ vào 
thực tiễn và kế hoạch đổi mới căn bản nền giáo dục hiện nay, có thể khẳng định 
mô hình dạy học này sẽ còn tiếp tục được nghiên cứu và thử nghiệm để có được 
những bài học kinh nghiệm quý trước khi chính thức áp dụng phục vụ cho chủ 
trương đối mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.
Nhìn lại quá trình tiếp cận và triển khai có thể kể ra một số chủ trương lớn và 
các hoạt động bổ trợ liên quan đã và đang cụ thể hóa trong “khâu chuẩn bị” 
trong lộ trình xây dựng mô hình dạy học theo phương pháp mới ở nước ta như 
sau:Bộ GD&ĐT đã tổ chức tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá đầu ra theo 
định hướng phát triển năng lực học sinh (2014) trong các môn học ở toàn thể 
cán bộ, giáo viên trong toàn quốc. Thực chất, đây là khâu “đi tắt, đón đầu” trong 
lộ trình trang bị kiến thức cần thiết cho giáo viên dần tiếp cận việc dạy học theo 
phương pháp mới. Ở Nghệ An, theo kế hoạch giáo dục năm học những năm gần 
đây cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học tiếp cận 
định hướng hình thành và phát triển năng lực được thực hiện bằng các buổi tập 
huấn, sinh hoạt theo nghiên cứu bài học...
 2.2.1.2. Đánh về định lượng.
 Thông qua phương pháp điều tra số liệu bằng các phiếu điều tra (phụ lục 1) 
cho 165 em học sinh tại trường THPT nơi tác giả đang công tác, sau khi tập hợp 
thống kê thu lại 165 số phiếu phát ra, kết quả số liệu điều tra tác giả thu được 
kết quả dưới đây.
 Kết quả phiếu thăm dò ý kiến của học sinh:
 Câu 1. Thái độ của em đối với học tập môn Toán học theo cách dạy học 
truyền thống của các thầy/cô giáo của mình hiện nay.
 Nội dung Số ý 
 Tỷ lệ%
 kiến
 A. Rất hay, đánh giá được năng lực của học sinh. 10 6,06%
 B. Hay, chú trọng kiểm tra kiến thức của học sinh. 36 21,82%
 C. Hay, nhưng còn mang nặng đọc thuộc lý thuyết, chưa thực tế. 23 13,94%
 D. Chưa hay, chưa kiểm tra năng lực vận dụng của học sinh. 96 58,18%
 Từ số liệu trên ta có biểu đồ so sánh kết quả thăm dò ý kiến về thái độ học 
tập học sinh trong giờ học môn Toán học hiện nay: 56.36
 60 50.3 50.91
 47.88 47.28
 49.69
 50
 40.6 36.38
 38.19 37.58
 40 36.98 Thường 
 28.88
 xuyên
 30
 Đôi khi
 13.93 13.93
 20 12.12 12.72 11.51
 14.76
 Chưa bao 
 Tỷ lệ % mức độhoạt các động giờ
 10
 0
 HĐ truyền HĐ trao đổi HĐ Tự làm ... HĐ tự đưa HĐ vận HĐ thuyết 
 thụ... ... ra... dụng... trình...
 Các hoạt động được lấy phiếu thăm dò học sinh
 * Nhận xét: Nhìn vào kết quả phiếu thăm dò và các biểu đồ trên, ta thấy đa 
số HS có thái độ đối với học tập môn Toán học theo cách dạy học truyền thống 
của các thầy/cô giáo hiện nay chưa hấp dẫn, chưa kiểm tra được năng lực của 
học sinh chiếm (58,18%), hoạt động dạy học của thầy cô giáo vẫn nặng kiến 
thức, phương pháp dạy học vẫn mang tính truyền thụ kiến thức ở mức thường 
xuyên chiếm (56,36%), trong khi đó các hoạt động dạy học như: trao đổi thảo 
luận với bạn bè để giải quyết một vấn đề gì đó; tự thực hành giải toán được; tự 
đưa ra vấn đề mà em quan tâm; vận dụng kiến thức học được để giải quyết 
những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày hay thuyết trình, bảo vệ các chính kiến 
trước nhóm/lớp về một vấn đề gì đó đang còn ít.
 Điều này chứng tỏ việc tổ chức các hoạt động dạy học giúp cho học sinh 
hình thành và phát triển năng lực là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu thời đại 
hiện nay
 2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dạy học theo định 
hướng phát triển năng lực học sinh trong bộ môn Toán học bậc THPT.
Hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực chỉ đạo thực hiện nội dung đổi mới giáo 
dục với phương pháp chuyển từ tiếp cận nội dung (học sinh học được gì) sang 
tiếp cận năng lực của người học (học sinh làm được gì thông qua việc học), lấy 
học sinh là trung tâm và thầy, cô giáo chỉ giữ vai trò để tổ chức các hoạt động 
cho học sinh.
Bên cạnh hiệu quả tích cực thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng 
tích cực vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
 Khó khăn hơn cả là về cách tiếp cận vấn đề. Hiện nay ở nhiều trường thuộc 
nhiều cấp học, đội ngũ thầy, cô giáo lớn tuổi chiếm tỷ lệ tương đối cao. Ở họ, ý phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp vì phương pháp dạy học 
truyền thống không phải lúc nào cũng hạn chế, phương pháp mới cũng không 
phải lúc nào cũng tốt. Làm sao để học sinh tự mình làm chủ kiến thức, tự ghi bài 
theo hướng dẫn của giáo viên.
 Để có thể phát triển năng lực học sinh, giáo viên cần chú ý đến hệ thống 
câu hỏi dẫn dắt học sinh đi từ dễ đến khó.
 - Kết hợp đa dạng các PPDH: Phương pháp dạy học là cách thức giáo 
viên hướng dẫn học sinh tìm kiến thức. Nếu giáo viên chỉ chọn một PPDH nhất 
định nào đó thì sẽ không mang lại hiệu quả cao trong dạy học.
 Vì vậy, đòi hỏi cần phải kết hợp đa dạng các phương pháp và hình thức 
dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học để phát huy tính tích cực chủ động của 
học sinh và nâng cao chất lượng dạy học.
 Tùy vào nội dung của bài học, giáo viên lựa chọn PPDH phù hợp; tùy vào 
cách đặt câu hỏi, nội dung của câu hỏi, giáo viên có thể cho từng cá nhân trả lời 
trực tiếp, hay cho học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập 
với thời gian qui định (theo nhóm ghép đôi hay nhóm lớn có nhiều học sinh).
 - Dạy học giải quyết vấn đề: Dạy học giải quyết vấn đề có nghĩa là giáo 
viên giới thiệu một tình huống có vấn đề hoặc cho một bài tập có vấn đề, tạo sự 
mâu thuẫn giữa kiến thức cũ với kiến thức mới để kích thích học sinh phải tư 
duy tìm ra đáp án, giải thích tại sao lại xảy ra như vậy.
 - Dạy học theo chủ đề: Dạy học theo chủ đề là quan điểm dạy học gắn lý 
thuyết với thực tiễn, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức 
hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. 
 Dạy học theo chủ đề là giúp giáo viên hệ thống kiến thức lại thành những 
chủ đề riêng biệt, các chủ đề này có thể nằm trong chương trình một khối lớp, 
hai khối lớp hoặc ba khối lớp.
 Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và báo 
cáo các chủ để của mỗi nhóm, giáo viên nhận xét và bổ sung kiến thức. Ví dụ 
Toán học 12, GV có thể sắp xếp mỗi bài: Tính đồng biến nghịch biến, Cực trị, 
Tiệm cận,... như là 1 chủ đề để dạy.
 - Dạy học theo dự án: Dạy học theo dự án là hình thức dạy học mà HS 
thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm, có sự kết hợp linh 
hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Mỗi nhóm cùng nhau thảo 
luận tìm kiếm thông tin, hình ảnh, số liệu, tự lực hoàn thành nhiệm vụ học tập 
mà giáo viên phân công. Mỗi nhóm có tạo ra các sản phẩm có thể công bố sản 
phẩm.
 Trong dạy học theo dự án, có thể vận dụng nhiều nguyên lý và quan điểm 
dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học 
hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, 1.Kiến thức: 
 2.Kỹ năng: ..
 Lưu ý: Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành, 
trên quan điểm phát triển năng lực học sinh.
 3. Thái độ: .................................................
 4. Năng lực cần phát triển
 - Các năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng 
lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, 
năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ.
 - Gồm các năng lực chuyên biệt như: Năng lực quan sát, năng lực tìm mối 
liên hệ, năng lực tính toán, năng lực đưa ra các tiên đoán, năng lực hình thành 
giả thuyết khoa học, năng lực thực nghiệm.
 - Lưu ý:
 a. Các năng lực ở từng đơn vị kiến thức, bài hoặc chương cần phát triển 
cho học sinh khi học xong bài hay chủ đề. 
 b. Trong số các năng lực cần phát triển đó, giáo viên sắp xếp theo thứ tự ưu 
tiên từ trên xuống dưới tùy vào mục đích, yêu cầu và dung lượng của các đơn vị 
kiến thức được tích hợp trong chủ đề đó.
 II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC 
ĐƯỢC HÌNH THÀNH
 Nội dung 
 Vận dụng 
 hoạt Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
 cao
 động/chủ đề
 ...................... ...................... ...................... ...................... ......................
 ...................... ...................... ...................... ...................... ......................
 Lưu ý:
 1. Giáo viên mô tả chi tiết các mức độ cần đạt để phát triển năng lực cho 
HS, cơ sở của bảng mô tả này là các năng lực mà giáo viên đã đưa ra ở mục 3 
phần I (mục tiêu).
 2. Giáo viên không nhầm lẫn giữa bảng mô tả với ma trận đề kiểm tra.
 III. BIÊN SOẠN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP (để dùng trong quá trình dạy 
học – giao nhiệm vụ học tập cho HS và kiểm tra, đánh giá HS; đây là các nhiệm 
vụ, bài tập phát triển nhận thức)
 1. Nhận biết
 2. Thông hiểu

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_tren_lop_phan_ha.docx