Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động học tập trong phần Hóa học hữu cơ lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động học tập trong phần Hóa học hữu cơ lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các hoạt động học tập trong phần Hóa học hữu cơ lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh THPT

MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu của đề tài 5 PHẦN II – NỘI DUNG 6 Chương 1 – Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 6 1.1. Tổng quan về đề nghiên cứu 6 1.2. Cơ sở lí luận 7 1.2.1. Lí thuyết về tự chủ 7 1.2.2. Lí thuyết về tự chủ 8 1.3. Cơ sở thực tiễn 12 1.3.1. Khái quát về địa bàn và mẫu phiếu khảo sát 12 1.3.2. Thực trạng phát triển năng lực tự học ở các trường THPT 12 1.3.3. Đánh giá thực trạng phát triển NLTC vàTH môn Hóa học tại 14 các trường THPT nơi tôi công tác. Chương 2 – Thiết kế các hoạt động học tập trong phần Hóa học hữu 16 cơ lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh THPT 2.1. Chương trình Hóa học hữu cơ 12 16 2.1.1. Mục tiêu của chương trình hóa học hữu cơ 12 16 2.1.2. Nội dung của chương trình hóa học hữu cơ 12 16 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đưa ra triết lý giáo dục “Học cả đời” với nhân tố then chốt là tính tự chủ và tự học trong học tập. Người học tự chủ có thể đưa ra mục tiêu, chọn nội dung và phương pháp học, giám sát và đánh giá quá trình học của mình. Nhân tố tự chủ phát huy sẽ có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần phần hoàn thiện nhân cách của chính người học. Tự học, tự lĩnh hội tri thức bằng nhiều con đường khác nhau thì học sinh mới có thể bù đắp được những thiếu khuyết về tri thức khoa học. Vì vậy cần nhà trường phổ thông thay đổi quan niệm và phương pháp học tập cho học sinh phù hợp với yêu cầu thực tiễn để có thể giúp các em trở thành người có khả năng tự chủ và tự học suốt đời. Từ đó có được sự tự tin trong cuộc sống và công việc. Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ” về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Một trong những điểm sáng của giai đoạn đầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cho người học, kết hợp với dạy chữ, dạy người và dạy nghề. Theo đó trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT cũng chỉ rõ các nhóm năng lực mà học sinh cần đạt được. Trong đó thì năng lực ”tự chủ và tự học” được xem là nhóm năng lực quan trọng nhất đối với học sinh. Thực tế dạy học cho thấy trình độ tiếp cận những kiến thức mới của HS còn hạn chế, khả năng tự chủ và tự học của HS chưa tốt, cách học ở đa số HS còn thụ động và phụ thuộc vào bài dạy trên lớp của GV. Đa số GV chưa có phương pháp hợp lý, truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Việc dạy học hướng tới phát triển các năng lực của người học còn ít được chú trọng, đặc biệt đối với năng lực tự chủ và tự học. Đặc trưng của môn Hóa học trong nhà trường phổ thông mang tính chất tổng hợp và có tính thực tiễn cao, kiến thức Hóa học rộng nhưng thời lượng học trên lớp chỉ có giới hạn. Vậy nên, việc phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Qua thực tiễn đổi mới các hoạt động học tập theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học môn Hóa học ở trường THPT nơi tôi công tác đã đạt được kết quả nhất định, với những lí do trên tôi chọn đề tài: “Tổ chức các hoạt động học tập trong phần hóa học hữu cơ lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu 3 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp nghiên cứu quan sát các sản phẩm hoạt động của học sinh. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thống kê. 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài - Về lý luận: Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về năng lực tự chủ và tự học. Trong đó bao gồm hệ thống các khái niệm, quy trình thiết kế các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học. - Về thực tiễn: + Đánh giá được thực trạng năng lực tự học môn Hóa học của HS và thực trạng dạy học nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT tỉnh Nghệ An + Thiết kế các dạng hoạt động học tập theo hướng phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh qua dạy phần “Hóa học hữu cơ lớp 12”. + Thông qua nội dung bài viết này chúng tôi muốn đóng góp thêm với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Hóa học nói chung về đổi mới PPDH nhằm phát huy năng lực học cho học sinh hiện nay. 5 Như vậy, tự chủ và tự học là một khái niệm được ra đời rất sớm, lịch sử nghiên cứu về tự chủ và tự học bắt đầu muộn hơn và nó gắn liền với việc nghiên cứu người học là trung tâm của quá trình giáo dục, cho đến ngày nay vấn đề tự chủ và tự học vẫn được tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa đặc tính của người tự học, tuy nhiên với những thành công nghiên cứu bước đầu các tác giả đã xác định được tự chủ và tự học không hẳn là học một mình, tự chủ và tự học nên được diễn ra trong các cơ sở giáo dục, vị trí để học thì do người học tự quyết định, các tác giả đã tập trung vào quá trình nhận thức của chủ thể người học, tìm ra những yếu tố chi phối đến quá trình tự học để từ đó đề ra các biện pháp tác động tích cực đến quá trình tự chủ và tự học của người học. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Lý thuyết về tự chủ 1.2.2.1. Khái niệm tự chủ Thuật ngữ tự chủ của người học được sử dụng trong giáo dục từ đầu những năm 1980, khi nó được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà giáo dục Henri Holec. Ông định nghĩa tự chủ của người học là khả năng người học chịu trách nhiệm về việc học của chính mình. Theo quan niệm của ông, chịu trách nhiệm học tập của một người học là phải có và chịu trách nhiệm cho tất cả các quyết định liên quan đến tất cả các khía cạnh học, bao gồm cả việc xác định mục tiêu, xác định nội dung và tiến trình, lựa chọn phương pháp học, giám sát và đánh giá quá trình học. Để chịu trách nhiệm cho việc của mình, người học cần phải hợp tác với giáo viên và các học sinh khác. 1.2.2.2. Những kỹ năng cần có của người tự chủ Với định nghĩa như trên, người học tự chủ là người có khả năng chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc của mình và cần có một số kỹ năng cần thiết. Cụ thể là: - Khả năng xác định và thiết lập mục tiêu học tập; - Khả năng lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động học tập; - Sự hiểu biết về mục đích học tập của họ; - Sự hiểu biết về quá trình học tập của chính họ; - Kiến thức về một loạt chiến lược và kỹ năng học tập; - Động lực rõ ràng, biết rõ bản thân học vì mục đích gì. 1.2.2.3. Những lợi ích chính mà người học tự chủ có được Khi có được sự tự chủ trong quá trình học thì người học sẽ nhận thấy rõ những lợi ích chính mà học có được. Thứ nhất, người học có tính chủ động. Thực tế hiện nay việc học đang cần chuyển đổi từ sự phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên sang xu hướng tăng cường khả 7 + Tự học qua tài liệu hướng dẫn; + Tự lực thực hiện một số hoạt động học dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của GV ở lớp; - Các hình thức tổ chức học sinh tự học + Tư học trên lớp + Tự học ở nhà + Tự học cá nhân + Tự học theo nhóm - Những kĩ năng cần có khi tự học +Kỹ năng định hướng + Kỹ năng lập kế hoạch học tập + Kỹ năng thực hiện kế hoạch + Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm 1.2.2.2. Năng lực tự học (NLTH) - Khái niệm năng lực tự học: Năng lực tự học (NLTH) là khả năng của bản thân người học tự giải quyết những vấn đề đặt ra một cách nhanh chóng và hiệu quả băng cách áp dụng kiến thức đã lĩnh hội vào những tình huống, những hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó. Hay năng lực tự học là một khả năng trong đó người học là chủ thể tự giác tích cực, chủ động, độc lập (hoặc hợp tác) chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong học tập, trong cuộc sống nhằm đạt được mục đích nhất định. -Cấu trúc năng lực tự học: Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Bộ GD&ĐT, 2017), cấu trúc của NLTH bao gồm 3 NL thành phần như sau: + NL xác định mục tiêu học tập, bao gồm: Xác định nhiệm vụ học tập, tự đặt mục tiêu học tập. + NL lập kế hoạch và thực hiện cách học, bao gồm: Lập kế hoạch học tập, thực hiện kế hoạch học tập (chủ động tiếp nhận thông tin từ sách giáo khoa,kênh chữ, kênh hình), từ tài liệu tham khảo; lưu giữ thông tin có chọn lọc). + NL đánh giá và điều chỉnh việc học, bao gồm: Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi được GV, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập. 1.2.2.3. Hoạt động học tập theo định hướng phát triển NLTH - Khái niệm hoạt động học tập (HĐHT) theo định hướng phát triển NLTH: là hoạt động HS thực hiện các kĩ năng (KN) tự học và vận dụng các KN đóđể có thể tự tìm tòi, khám phá kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. 9 - Bước 1: Xác định chủ đề học tập. GV xác định chủ đề học tập, phân tích mục tiêu về kiến thức, KN, thái độ và phát triển NL, chú trọng mục tiêu phát triển NLTH. Trên cơ sở đó, xác định những nội dung có thể phát triển NLTH của HS. - Bước 2: Phân tích nội dung, xác định các HĐHT phát triển NLTH. Phân tích nội dung của chủ đề nhằm xác định thành phần kiến thức, mối quan hệ giữa kiếnthức mới và kiến thức đã biết của HS để thiết kế HĐHT sao cho phù hợp với NLTH của HS. Sau khi phân tích nội dung, GV sẽ phác họa trình tự logic nội dung phù hợp, thậm chí có thể cải tiến cách trình bày các mạch kiến thức ở sách giáo khoa làm cơ sở để thiết kế các hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập - vận dụng trong bài một cách thích hợp. Trên cơ sở phân tích đó, GV xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành các dạng HĐHT phát triển NLTH trong khâu của quá trình dạy học. - Bước 3: Sưu tầm, lựa chọn, xây dựng tư liệu cho việc thiết kế các HĐHT. GV cần thu thập tư liệu từ sách, báo, tạp chí giáo dục, trang web khoa học có liên quan để xây dựng kho tư liệu nhằm tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nội dung của chủ đề. - Bước 4: Thiết kế các HĐHT theo định hướng phát triển NLTH. Từ nguồn tư liệu thô, GV cần sàng lọc, cấu trúc lại cho HS sử dụng thuận tiện, dễ hiểu, dễ vận dụng. GV lựa chọn tư liệu và mã hóa tư liệu thành HĐHT trong dạy học Sinh học 11, bao gồm: hoạt động quan sát, phân tích kết quả TN; hoạt động thực hành TN; hoạt động thực hành xác định mẫu vật; hoạt động tìm hiểu tranh ảnh, sơđồ, bảng biểu, văn bản; hoạt động giải quyết tình huống trong thực tiễn, đời sống - Bước 5: Thiết kế kế hoạch sử dụng các HĐHT. Các HĐHT được xem như một biện pháp dạy học nhằm phát triển NLTH. Xác định các hình thức dạy học (cá nhân, hợp tác hay các nhóm nhỏ) và thời lượng của HĐHT, hoạt động ở nhà hay trên lớp, sử dụng trong khâu nào. Trên cơ sở đó, GV soạn kế hoạch bài học cho phù hợp. 1.2.2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực tự học - Công cụ đánh giá năng lực tự học +Dựa vào chuẩn KT – KN + Phối hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá nhà trường và gia đình, xã hội. + Kết hợp giữa các hình thức đánh giá. - Các tiêu chí đánh giá năng lực tự học + Cách giải quyết vấn dề trong một tình huống cụ thể + Kết quả thu thập được quá trình tự hoc (ghi chép, nghiên cứu...) + Kết quả các bài kiểm tra. 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_dong_hoc_tap_trong_ph.docx