Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận lịch sử trong dạy học phần Tiến hóa - Sinh học 12 THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận lịch sử trong dạy học phần Tiến hóa - Sinh học 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận lịch sử trong dạy học phần Tiến hóa - Sinh học 12 THPT
MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu....................................................................................................1 2. Tên sáng kiến:..................................................................................................2 3. Tác giả sáng kiến:............................................................................................2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ...........................................................................2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ..........................................................................2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng .......................................................................2 7. Mô tả nội dung sáng kiến................................................................................2 7.1. Thực trạng ................................................................................................3 7.2. Nội dung của sáng kiến ............................................................................4 7.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến .....................................................19 8. Những thông tin cần được bảo mật .............................................................19 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.............................................19 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến ......................................20 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả ...................................................................24 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân ..................................................26 11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến .....................26 Tiến hóa cũng trở thành một bối cảnh lịch sử cho sự phát triển nhận thức về các sự vật, hiện tượng của thế giới sống. Tuy nhiên, trên thực tế việc dạy và học phần Tiến hóa không mấy dễ dàng. Lý thuyết Tiến hóa khá trừu tượng, nếu không có cách dạy, cách tiếp cận phù hợp thì khó có thể giúp cho HS hiểu được tường tận bản chất của Tiến hóa và như vậy dễ nảy sinh những quan niệm lệch lạc và sai lầm trong nhận thức các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên. Dựa trên những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tiếp cận lịch sử trong dạy học phần Tiến hóa - Sinh học 12 THPT”. Qua nghiên cứu, xây dựng quy trình tổ chức dạy học phần Tiến hóa theo hướng tiếp cận lịch sử, chúng tôi hi vọng sáng kiến kinh nghiệm này sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc phát triển năng lực nhận thức của HS, nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học ở trường THPT. 2. Tên sáng kiến “Tiếp cận lịch sử trong dạy học phần Tiến hóa – Sinh học 12 THPT” 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Nguyễn Thị Ninh - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên môn Sinh học trường THPT Nguyễn Thị Giang - Huyện Vĩnh Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0987137096; Email: ninhsp@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: giáo viên Nguyễn Thị Ninh - Chức vụ: Tổ phó tổ chuyên môn, giáo viên môn Sinh học trường THPT Nguyễn Thị Giang. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Đề tài nghiên cứu việc áp dụng quy trình tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận lịch sử trong dạy học phần Tiến hóa – Sinh học 12. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 30/11/2017 7. Mô tả nội dung sáng kiến 2 mang tính chất nghiên cứu, kích thích hoạt động nhận thức, rèn luyện tư duy logic và sáng tạo cho HS. 7.1.2. Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên Có nhiều nguyên nhân dẫn tơi thực trạng trên, nguyên nhân chính là do GV giảng dạy chủ yếu vẫn vận dụng phương pháp dạy học truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều mà ít quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu bài học cho HS. Tâm lí ngại đổi mới, ngại vận dụng các phương pháp dạy học tích cực của đa số GV đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học môn Sinh học. Một số lượng không nhỏ HS không yêu thích và quan tâm đến môn Sinh học, coi bộ môn này chỉ là môn học xét tốt nghiệp. HS vẫn còn nặng tâm lí thi cử, dành phần lớn thời gian học các bộ môn theo khối mình chọn đi thi. Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập và giảng dạy môn Sinh học đặc biệt là phần Tiến hóa – Sinh học 12 THPT. 7.2. Nội dung của sáng kiến 7.2.1. Tiếp cận lịch sử trong dạy học ❖Khái niệm tiếp cận lịch sử trong dạy học Theo tác giả Vũ Cao Đàm: “Mỗi một đối tượng đều có thể được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau với những mục đích khác nhau, tiếp cận là sự chọn lựa chỗ đứng để quan sát đối tượng nghiên cứu” [4]. Tiếp cận lịch sử trong dạy học là cách tiếp cận tập trung chủ yếu vào cách thức, con đường hình thành, phát triển của tri thức trong lịch sử, giúp người học lĩnh hội được tri thức khoa học như là một hành động có quan hệ mật thiết với cuộc sống của họ. ❖Phương pháp tiếp cận lịch sử Phương pháp tiếp cận quan điểm lịch sử (tiếp cận lịch sử) là phương pháp nghiên cứu đối tượng trên cơ sở xem xét lịch sử quá trình hình thành, phát triển của đối tượng đó cùng với những nguyên tắc và quy luật nhất định. ❖Các hướng tiếp cận lịch sử Theo tác giả Trịnh Xuân Vũ [7], có 3 hướng tiếp cận lịch sử: 4 Menđen mà nên đưa HS trở lại thời của Menđen. Thời đó, người ta cho rằng, con cái thừa hưởng vật chất di truyền của bố mẹ dưới dạng pha trộn, có nghĩa là tính trạng của con là dạng hòa trộn giữa tính trạng của bố và của mẹ. Để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết này, Menđen thực hiện các thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan. Kết quả thí nghiệm của ông đã cho thấy điều đó là không đúng. Bằng việc lặp lại thí nghiệm rất nhiều lần, ông đã đưa ra kết luận quan trọng, trái ngược hẳn với quan điểm đương thời đó là trong tế bào của cơ thể con các nhân tố di truyền tồn tại một cách độc lập, không pha trộn vào nhau. Để kiểm tra giả thuyết của mình có đúng không, Menđen đã tiến hành phép lai phân tích và kết quả của phép lai đã chứng minh giả thuyết ông đưa ra là đúng. Giả thuyết của Menđen đã được rất nhiều nhà khoa học kiểm nghiệm và chứng minh, nên được gọi là học thuyết Menđen. Tương tự, khi dạy học thuyết tiến hóa của Đacuyn, thay vì trình bày cho HS nội dung của học thuyết, chúng ta có thể cho HS thấy Đacuyn đã quan sát và lí giải sự tiến hóa hình thành các loài qua con đường chọn lọc tự nhiên ra sao, nên thu thập, phân tích các mẫu vật như thế nào... Bằng cách này, chúng ta đã giúp HS rèn luyện được cách làm việc, tư duy khoa học, biết cách tiến hành thực nghiệm để chứng minh giả thuyết, cũng như biết rút ra các kết luận từ các thí nghiệm. Có rất nhiều người quan niệm rằng, kiến thức khoa học là những tri thức hiển nhiên, khách quan của các sự vật, hiện tượng, liên quan đến những thí nghiệm, phát minh hay như các định luật, định lý khô khan do đó sử dụng kiến thức lịch sử để dạy kiến thức khoa học là việc làm khó khăn. Tuy nhiên, điều đó là không đúng, nếu chúng ta biết khai thác các yếu tố lịch sử , vận dụng chúng một cách khéo léo và hợp lý thì sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ , khắc phục được lối tư duy truyền đạt tri thức khoa học một cách máy móc, không hiệu quả. 7.2.2. Vai trò của tiếp cận lịch sử trong dạy học phần Tiến hóa – Sinh học 12 THPT Dạy học theo hướng tiếp cận lịch sử, GV sẽ giúp HS vào vai các nhà khoa học, tự trải nghiệm và khám phá ra tri thức theo một tiến trình lặp lại các sự kiện 6 và phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 7.2.3. Xây dựng quy trình tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận lịch sử phần Tiến hóa – Sinh học 12 THPT 7.2.3.1. Hai hình thức dạy học theo hướng tiếp cận lịch sử a. Thiết kế bài dạy theo cách tư duy của các nhà khoa học Thông thường một định luật hay một học thuyết khoa học được hình thành theo một trình tự sau: (1) Quan sát hoặc thực nghiệm phát hiện ra vấn đề cần được giải đáp. (2) Bằng những hiểu biết của mình thử đưa ra những cách giải thích khác nhau về vấn đề mình vừa phát hiện (đưa ra giả thuyết). (3) Kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết mà mình nêu ra bằng các thí nghiệm. (4) Hình thành học thuyết khoa học. Một giả thuyết khi được rất nhiều thực nghiệm chứng minh là không sai trên nhiều đối tượng khác nhau, trong nhiều môi trường khác nhau hoặc những tiên đoán của giả thuyết khoa học đều nghiệm đúng trong nhiều trường hợp thì lúc đó giả thuyết trở thành một học thuyết khoa học. Tuy nhiên, các nhà khoa học luôn chấp nhận học thuyết khoa học một cách tạm thời. Thực tế, trong khoa học chẳng có gì là tuyệt đối đúng. Một học thuyết có thể chỉ đúng trong một trường hợp hoặc đúng trong một thời gian nhất định nhưng trước những thành tựu khoa học mới nó có thể sẽ không còn đúng nữa hoặc phải điều chỉnh lại cho phù hợp. Chính vì vậy, người GV cần chú trọng hướng dẫn HS học cách các nhà khoa học thu thập các chứng cứ để phản bác hay chấp nhận một giả thuyết khoa học ra sao hơn là chỉ đơn thuần ghi nhớ những số liệu, học thuyết một cách máy móc mà không biết vận dụng hoặc tìm cách chứng minh một giả thuyết nào đó là đúng hay sai. GV cần tổ chức các hoạt động dạy học nhằm kích thích HS tự đặt ra các câu hỏi như làm thế nào mà người ta biết được điều này? làm thế nào mà người ta lại chứng minh được? hoặc tại sao lại như vậy?.... Ví dụ khi dạy về học thuyết tiến hóa của Đacuyn. Chúng ta có thể giúp HS hình dung cách Đacuyn hình thành học thuyết như sau: 8 chọn lọc, con người đã tạo ra rất nhiều giống vật nuôi và cây trồng từ một số ít các loài hoang dại mới được thuần dưỡng ban đầu. Từ những quan sát trên đã giúp Đacuyn hình thành nên học thuyết tiến hóa với ba nguyên lý cơ bản là: Di truyền, biến dị và chọn lọc tự nhiên. Như vậy, mặc dù Đacuyn chưa biết về cơ chế di truyền cũng như các cơ chế phát sinh các biến dị nhưng bằng những quan sát và nhận xét tinh tế, ông đã đưa ra được sự giải thích hợp lý tại sao các loài sinh vật lại rất đa dạng nhưng thống nhất với nhau. Các loài giống nhau bởi vì được phát sinh từ một tổ tiên chung nhưng khác nhau vì các biến dị luôn phát sinh trong quá trình sinh sản và những biến dị nào giúp cá thể sống sót và sinh sản tốt hơn thì những biến dị đó sẽ ngày càng phổ biến hơn trong các thế hệ sau. Kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên như vậy làm xuất hiện nên các loài khác nhau về nhiều đặc điểm, giúp chúng thích nghi hơn với các môi trường khác nhau. b. Thiết kế bài dạy theo một tường thuật lịch sử Tường thuật lịch sử có nghĩa là giải thích về các sự kiện đặc biệt trong lịch sử tiến hóa dựa trên các đặc điểm của sinh vật sống ngày nay cũng như trong quá khứ. Ví dụ, dữ liệu phân tử và các hiện tượng giống như các cơ quan tương đồng cùng với địa lý sinh vật học đã ủng hộ cho các giả thuyết về mối quan hệ giữa tổ tiên và con cháu của các loài được thể hiện trên cây phát sinh. Bằng chứng cổ sinh vật học và địa chất học đã hỗ trợ thêm cho việc tái hiện lại lịch sử cuộc sống. Dựa trên bằng chứng này, một tường thuật lịch sử có thể mô tả lại quá trình chuyển đổi từ động vật lưỡng cư sang động vật sống trên cạn. Chúng ta biết rằng, kết quả của quá trình tiến hóa không thể nào dự đoán được mà chỉ có thể giải thích dưới dạng một tường thuật lịch sử trong đó chứa đựng các quan sát thực tế cũng như các chi tiết lịch sử. Ví dụ, có thể có 3 giả thuyết khác nhau được đưa ra về sự tuyệt chủng đột ngột của loài khủng long vào cuối kỷ Kreta (Phấn trắng): dịch bệnh hủy diệt; thảm họa của sự biến đổi khí hậu và va chạm của một tiểu hành tinh, theo thuyết của Alvarez. Hai câu chuyện đầu tiên cuối cùng bị bác bỏ vì có bằng chứng không tương hợp. Còn tất cả các sự kiện đã biết khớp với thuyết của Alvarez hiện được công nhận rộng rãi. Do 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tiep_can_lich_su_trong_day_hoc_phan_ti.doc