Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp văn học sử, hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 12

doc 30 trang sk12 14/01/2025 390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp văn học sử, hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp văn học sử, hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp văn học sử, hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 12
 TÍCH HỢP VĂN HỌC SỬ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH 
 ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH 
 NGỮ VĂN LỚP 12
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
 1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của Giáo dục
 Dạy học theo định hướng nội dung là quan điểm và cách dạy một 
thời, không còn phù hợp vì không đáp ứng được những nhu cầu mới của 
người học, yêu cầu mới của cuộc sống và thời đại. Thực tiễn đặt ra phải đổi 
mới, dạy học theo hướng hình thành năng lực cho học sinh.
 Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những cách đáp ứng yêu 
cầu và nhu cầu đó, chuẩn bị cho đổi mới chương trình và sách giáo khoa thời 
gian tới.
 2. Xuất phát từ thực tế chương trình
 1.1. Chương trình Ngữ Văn 12, bên cạnh các văn bản, các đơn vị kiến 
thức Tiếng Việt, Làm văn còn có các bài Văn học sử:
 - Văn học sử về một giai đoạn VH: Khái quát VHVN từ CM tháng 8 
 đến hết thế kỉ XX
 - Văn học sử về một tác gia văn học: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn 
 Tuân. 
 1.2. Một trong những nội dung thuộc tinh thần đổi mới của chương trình 
 là: chú ý dạy học theo hướng tích hợp (ngang và dọc). Ví dụ: Phần 
 hướng dẫn học bài KQVHVN chương trình Nâng Cao tích hợp kiến thức 
 VHS và văn bản THCS như sau: Hãy phân tích những đặc điểm khuynh 
 hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong VHVN 1945 – 1975 qua tác 
 phẩm Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) và Chiếc lược ngà (Nguyễn 
 Quang Sáng) trong chương trình Ngữ Văn 9.
 1 Trong quá trình dạy, người dạy chưa thực sự chú ý mối liên hệ giữa tác 
phẩm và tác giả, giữa tác phẩm và một giai đoạn văn học. Thực trạng đó 
dẫn đến các vấn đề sau:
- Dạy tác phẩm mà không thấy tác giả (đặc biệt các tác giả lớn, phong 
 cách nghệ thuật độc đáo). Trong khi đó, đối với văn chương, một 
 trong những vấn đề bản chất là sự sáng tạo, một trong những vấn đề 
 sinh tử là dấu ấn riêng của người nghệ sĩ, nên, cố nhiên, một trong 
 những cái đích của giờ dạy đọc hiểu văn bản là sao cho HS thấy được 
 tiếng nói riêng, đóng góp riêng, sáng tạo riêng, sức hấp dẫn riêng của 
 tác giả ấy khi viết về một đề tài đã quen, một hình tượng đã cũ.
- Dạy tác phẩm nào biết tác phẩm đó, thấy cây mà không thấy rừng. 
 Đó là sự thiếu vắng tư duy khoa học, tư duy hệ thống. Trong khi đó, 
 vạn vật trong vũ trụ này đều là một thể thống nhất, giữa các môn học 
 đều có liên quan thì cố nhiên, giữa các đơn vị kiến thức trong một bộ 
 môn không thể đứng riêng lẻ, tách rời. Dạy tác phẩm nào biết tác 
 phẩm đó khiến chính người dạy cũng thấy ngợp (bởi kiến thức như 
 đại dương, biết bao nhiêu cho đủ) và mệt mỏi. Hậu quả là, dạy ca dao 
 mà không thấy dân gian, không khác thơ trữ tình hiện đại; dạy thơ 
 trung đại mà không thấy chất cổ điển, không khác thơ mới 1930 – 
 1945. Khi đã không đặt được tác phẩm vào cái chung thì đương nhiên 
 cũng rất khó thấy được khám phá riêng của từng tác giả. Sức hấp dẫn 
 của văn chương bị ảnh hưởng, tư duy khoa học mờ nhạt, hiệu quả 
 khó cao.
- Tích hợp VHS, hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản không phải là vấn đề 
 mới mẻ. Tuy nhiên, người dạy chúng ta hoặc chưa ý thức được sự cần 
 thiết của vấn đề; hoặc có ý thức song chưa thành một hệ thống. Bài 
 viết của chúng tôi với cố gắng hệ thống thành một số vấn đề cơ bản, 
 có ý nghĩa như một chìa khóa nhỏ mở cánh cửa vào tác phẩm, góp 
 3 Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. 
dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước 
trên thế giới thực hiện.
 2.1.2. Ý nghĩa của dạy học tích hợp
 Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh 
vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, 
dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện 
tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có 
nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội 
của các loại hình nhà trường vốn có.
 Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội 
dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền 
thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội 
dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội 
dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông 
trong các môn học Giáo dục công dân, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
 Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong 
việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây 
dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp 
được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và 
quá trình dạy học.
 Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong giáo dục. 
Hiểu đúng và làm đúng quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ 
thể đối với từng phân môn trong một thể thống nhất của các môn học ở các 
cấp học.
 Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết phải 
thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành 
của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống xảy ra trong cuộc 
sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một 
 5 - Hoàn cảnh ra đời Việt Bắc của Tố Hữu (Tháng 7/1954, hiệp định Giơ 
 – ne – vơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại trên miền Bắc. 
 Một giai đoạn mới của cách mạng, một trang sử mới của dân tộc 
 được mở ra. Tháng 10/1954, cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ 
 rời căn cứ chiến khu về Hà Nội. Nhân sự kiện có tính lịch sử đó, Tố 
 Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc) chỉ cho HS thấy ngay một nét 
 phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: thơ trữ tình chính trị - mọi sự 
 kiện của đời sống chính trị đều trở thành đề tài và cảm hứng nghệ 
 thuật thực sự; 
- Hoàn cảnh ra đời Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là kết quả 
 viên mãn của hành trình đi tìm chất vàng mười của thiên nhiên và 
 tâm hồn Tây Bắc, có thể cho HS thấy ngay phong cách nghệ thuật 
 của Nguyễn Tuân: người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp; 
*Tích hợp VHS về một giai đoạn văn học, tìm hiểu hoàn cảnh để thấy 
được nét chung chi phối tất cả các tác phẩm ra đời cùng giai đoạn, cũng 
là cơ sở để phân biệt với các giai đoạn khác
Ví dụ
 Hoàn cảnh ra đời các tác phẩm sau 1975 (Đò Lèn – Nguyễn Duy; Đàn 
ghita của Lorca – Thanh Thảo; Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh 
Châu; Một người Hà Nội – Nguyễn Khải; Hồn Trương Ba, da hàng thịt 
– Lưu Quang Vũ) phải đặt nó vào các vấn đề của VH thời kì này, đó là 
sự đổi mới mạnh mẽ trên tinh thần dân chủ ở các phương diện: đề tài, 
cảm hứng, nhận thức về hiện thực, quan niệm về con người ...
*Tích hợp VHS, tìm hiểu hoàn cảnh lại có thể tìm ra nét riêng, độc đáo 
của văn bản đó.
Ví dụ
 Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ra đời năm 1967, kết quả chuyến đi thực 
tế ở Diêm Điền. Năm 1967 là thời điểm Xuân Quỳnh còn trẻ nên dễ hiểu 
Sóng là tiếng nói của tâm hồn người con gái trẻ tuổi trẻ lòng. Năm 1967 
 7 cá của Huy Cận, bởi Nguyễn Tuân luôn tiếp cận con người ở phương 
 diện tài hoa nghệ sĩ.
 - Phân tích nội dung thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu trong 
 văn bản Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn học dân tộc 
 của Phạm Văn Đồng, không chỉ trả lời câu hỏi nội dung thơ văn yêu 
 nước Nguyễn Đình Chiểu là gì mà còn hướng dẫn HS tìm hiểu vì sao 
 Phạm Văn Đồng lại chọn Nguyễn Đình Chiểu mà không phải là 
 Nguyễn Khuyến, Tú Xương, dù họ đều là những đại biểu của văn học 
 Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Rõ ràng, phải quay về những vấn đề 
 văn học sử mà giúp HS lý giải. Đó là do bài viết nhân kỉ niệm 75 năm 
 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu; do Nguyễn Đình Chiểu là người 
 Nam Bộ; do thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đấu tranh trực 
 diện kẻ thù, có sức mạnh cổ vũ nhân dân đứng lên chống Pháp; do 
 bài viết hướng tới cổ vũ động viên nhân dân Nam Bộ đứng lên chống 
 giặc cứu nước; do nền VHCM gắn với sự nghiệp CM nên những con 
 người phải là con người lịch sử, của sự nghiệp đấu tranh ở mũi nhọn 
 tiên phong; do VH được xác định là vũ khí tinh thần nên phải mượn 
 thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu mà cổ vũ tinh thần yêu nước 
 chống giặc của nhân dân. Lý giải được điều này, chúng ta cũng đồng 
 thời giúp HS hiểu được ý nghĩa của trình tự sắp xếp luận điểm trong 
 bài viết (thơ văn yêu nước ra đời sau nhưng được đẩy lên nói trước và 
 Lục Vân Tiên ra đời trước lại đẩy xuống nói sau).
 - Phân tích nhân vật cô Hiền (Một người Hà Nội), cần cho HS hiểu 
 được vì sao Nguyễn Khải chọn nv cô Hiền – một người HN, chứ 
 không phải người HN chung chung vì VH sau 1975 quan tâm đến 
 con người cá nhân, đến các đề tài vĩnh hằng của đời sống (cái đẹp, 
 văn hóa).
2.2.3. Tích hợp VHS, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tư tưởng văn bản
 9 nền VH mới với sức mạnh động viên, cổ vũ con người; là đặc điểm của 
nền văn học CM – nền văn học hướng về đại chúng với chủ đề nổi bật: 
sự đổi đời của nhân dân, sự phục sinh về tinh thần nhờ CM; đó còn là 
cảm hứng lãng mạn CM được viết bằng phương pháp sáng tác mới: pp 
sáng tác hiện thực XHCN...
- Khi phân tích các văn bản sau 1975 như Chiếc thuyền ngoài xa của 
Nguyễn Minh Châu; Một người Hà Nội của Nguyễn Khải; Hồn Trương 
Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ; Đò Lèn của Nguyễn Duy, cũng cần 
hệ thống cho HS thấy có một cảm hứng mới trong VH sau 1975: cảm 
hứng nhận thức lại hiện thực, nhận thức mới về con người. Cụ thể:
+ Nguyễn Duy trong Đò Lèn nhận thức lại về con người ngây thơ, ảo 
tưởng một thời.
+ Nguyễn Khải trong Một người Hà Nội nhận thức mới về con người: 
không thể nhìn con người bằng cái nhìn định kiến giai cấp mà phải nhìn 
ở chiều sâu văn hóa.
+ Nguyễn Minh Châu nhận thức về hiện thực cuộc đời đa sự, con người 
đa đoan nên cần có cái nhìn đa diện nhiều chiều...
+ Lưu Quang Vũ trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt, thể hiện cảm hứng 
giải thiêng, cảm hứng nhận thức lại về con người bản năng, trần thế
Lý giải những điều này, cần hướng dẫn HS tìm hiểu VHS sau 1975: do 
đời sống chuyển sang hòa bình, do nhu cầu của bạn đọc, do yêu cầu về 
đổi mới (đổi mới là nhu cầu bức thiết, là vấn đề có ý nghĩa sống còn, 
như tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI – 1986) cũng như 
nhu cầu tự thân của người nghệ sĩ nên VH có sự vận động đổi mới trên 
tinh thần dân chủ nhân văn: nhận thức mới hiện thực (hiện thực phong 
phú phức tạp: màu đen và màu đỏ, ánh sáng và bóng tối đan xen – 
Nguyễn Khải); quan niệm mới về con người (con người là sinh thể 
phong phú, phức tạp) như một cách đối thoại lại quan niệm về hiện thực 
cũng như nhận thức về con người có phần xuôi chiều, dễ dãi ở giai đoạn 
 11 - Tìm hiểu ngôn ngữ hào hùng, tráng lệ; giọng điệu mang chất tráng ca của 
văn học CM đều do đặc điểm của cả nền VH mang khuynh hướng sử thi.
- Tìm hiểu hình ảnh khỏe khoắn, tươi mới, trẻ trung và luôn vận động theo 
hướng tích cực, hướng tới sự sống, ánh sáng và tương lai trong văn học 
kháng chiến đều do cảm hứng lãng mạn cách mạng; đều được nhìn bằng 
nhãn quan của nhà văn chiến sĩ ...
Trên đây là kết quả một số khảo sát và định hướng của chúng tôi trong việc 
tích hợp VHS, hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ Văn 
12. Những kết quả này chúng tôi sẽ dùng làm cơ sở để tiến hành đề xuất 
phương pháp, thiết kế giáo án thực nghiệm.
IV. THỰC NGHIỆM
 1. Giáo án thực nghiệm
 MỘT NGƯỜI HÀ NỘI
 Nguyễn Khải
 Thời gian: 2 tiết – 12 Văn 2
 Ngày soạn: 6/9. Ngày dạy: 7, 10/9/2015
Mục tiêu cần đạt
 • Biết tìm kiếm, chọn lọc và xử lí các thông tin liên quan đến ngữ cảnh 
 văn bản (Khái quát VHVN từ CM tháng 8 đến hết thế kỉ XX); qua tài 
 liệu tham khảo và Internet.
 • Biết hợp tác với bạn bè trong tìm kiếm thông tin.
 • Hiểu nội dung, ý nghĩa tác phẩm (Cảm nhận vẻ đẹp Hà Nội, văn hoá 
 Hà Nội thông qua hình tượng nhân vật cô Hiền, giá trị truyền thống 
 gia đình)
 • Biết cách đọc hiểu một văn bản văn xuôi tự sự sau 1975
 • Biết ứng dụng kiến thức kĩ năng đọc hiểu văn bản trong đời sống thực 
 tiễn.
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_van_hoc_su_huong_dan_hoc_sinh.doc