Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp nội dung học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh ở trường Trung học phổ thông

docx 82 trang sk12 09/02/2025 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp nội dung học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh ở trường Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp nội dung học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh ở trường Trung học phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp nội dung học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh ở trường Trung học phổ thông
 MỤC LỤC Trang
PHẦN MỘT – ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Điểm mới. đóng góp của đề tài 4
PHẦN HAI – NỘI DUNG 6
Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn trong dạy học tích hợp tư tưởng, 6
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm phát triển năng lực, phẩm 
chất học sinh ở trường THPT
1.1.Cơ sở lí luận 6
1.2. Cơ sở thực tiễn 7
1.3. Giải pháp 9
Chương 2: Nội dung tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí 10
Minh cần khai thác , sự dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12.
2.1. Giới thiệu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh 10
2.2. Giới thiệu nội dung chủ yếu của đạo đức Hồ Chí Minh 11
2.3. Giới thiệu nội dung chủ yếu của phong cách Hồ Chí Minh . 11
2.4. Vai trò và ý nghĩa của trường học trong việc tuyên truyền TT, ĐĐ, PC 13
HCM
2.5. Mối liên hệ giữa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nội 15
dung dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT
Chương 3: Các biện pháp sự dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ 28
Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở Trường THPT 
(Ban cơ bản)
3.1. Sử dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy học bài 28
nội khóa lịch sử 12 Việt Nam ở trường THPT
3.2. Tiến hành các hoạt động ngoại khóa lịch sử nhằm giáo dục đạo đức, tư 43
tưởng, phong cách Hồ Chí Minh cho HS
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm về việc tích hợp TT, ĐĐ, PC HỒ 47
CHÍ MINH trong dạy hoc lịch sử nhằm phát triển năng lực, phẩm 
chất học sinh ở trường THPT
4.1.Đối tượng thực nghiệm 47
 1 PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lí do chọn đề tài:
 Tôn sư trọng đạo, ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý tốt đẹp trong truyền 
thống của dân tộc Việt Nam. Trân trọng quá khứ và ghi nhận công lao của lớp 
người đi trước là yếu tố quan trọng để tạo lập nên những giá trị bền vững cho 
tương lai. Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một gia tài 
đồ sộ, một di sản hết sức quý báu: Tư tưởng Hồ Chí Minh; đạo đức Hồ Chí 
Minh; phong cách Hồ Chí Minh. Đó là di sản vô cùng đa dạng và phong phú, 
thấm đượm trong toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, trong tư tưởng, đạo đức, phong 
cách của Người; tỏa sáng trong những trước tác, trong từng việc làm, cử chỉ và 
mối quan tâm sâu sắc, ân cần đối với con người, với nhân dân, đất nước và nhân 
loại, nhất là nhân dân các dân tộc bị áp bức.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ngày 
15/5/2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh việc học 
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” - trong đó yêu cầu: 
"Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong 
cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học 
viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù 
hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo. Đối với học sinh 
phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, học tập về đạo đức, phong cách 
Hồ Chí Minh gắn với giáo dục công dân, đạo đức nghề nghiệp".
 Trước những nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của nền giáo dục nước nhà 
hiện nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu, học tập và vận dụng 
TT, ĐĐ, PC của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền giáo dục 
Việt Nam, về đào tạo nguồn nhân lực, về sự nghiệp trồng người.
 Chúng ta đều biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc, là 
danh nhân văn hóa của thế giới. Người là kết tinh của tư tưởng “Đại nhân, Đại 
nghĩa” Người để lại cho dân tộc ta một tư tưởng cách mạng, một nhân cách đạo 
đức cao cả. Người đã làm “rạng rỡ non sông ta, đất nước ta, dân tộc ta”. Hiện 
nay đất nước ta đang trên con đường đẩy nhanh, đẩy mạnh sự nghiệp công 
nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước và chủ động hội nhập thế giới để đưa đất nước 
phát triển.Vì vậy việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo 
tấm giương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết 
trong gian đoạn hiện nay. Bởi vì tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là 
nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách để phát triển 
kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.
 Nhưng hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường vẫn 
chưa đạt được hiệu quả cao, vì do ảnh hưởng nhiều tác động như phim ảnh, lối 
sống hưởng thụ, các trò chơi điện tử mang nặng lối sống bạo lực, một bộ phận 
học sinh có biểu hiện suy thoái về đạo đức.. Bên cạnh đó một số phụ huynh ít
 3 Góp phần đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để 
tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục học sinh: 
hình thành và phát triển một số phẩm chất và năng lực nói chung cho học sinh 
trong quá trình dạy học như phẩm chất nhân ái và khoan dung, làm chủ bản 
thân, thực hiện nghĩa vụ học sinh. Cũng như năng lực tự học, năng lực sáng tạo, 
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực 
sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
 Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về TT, ĐĐ, PC HCM; 
trên cơ sở đó giúp học sinh có được nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn theo 
tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
 Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc 
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
 Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và 
làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với gia 
đình, với đất nước
 Kết quả này giúp tôi và đồng nghiệp vận dụng trong quá trình dạy học 
thực tiễn, đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho HS, GV trong quá trình 
dạy và học.
 5 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo 
đức, phong cách Hồ Chí Minh”, theo đó, chỉ đạo việc "rà soát, biên soạn giáo 
trình, tài liệu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tổ chức triển 
khai trong các cơ sở giáo dục và đào tạo",tổ chức biên soạn "Tài liệu hướng dẫn 
tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí 
Minh" theo tinh thần vừa kế thừa chất lượng của "Tài liệu hướng dẫn tích hợp 
nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" (thực hiện Chỉ 
thị 03-CT/TW trước đó), vừa bổ sung cập nhật các vấn đề mới của Chỉ thị 05- 
CT/TW, để dạy học chính thức trong chương trình đối với các môn học và hoạt 
động giáo dục ở cấp Trung học cơ sở (các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công 
dân, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp), cấp Trung học 
phổ thông (các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp); đồng thời tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo 
viên để triển khai dạy học tích hợp ở tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.
 Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo 
dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức 
tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc 
các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng lẻ. Tích hợp là một trong 
những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo 
những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc 
sống hiện đại.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Về phía giáo viên
 Hầu hết GV đều nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tích hợp 
nội dung học tập TT, ĐĐ, PC HCM trong chương trình lịch sử dân tộc. 100% 
GV cho rằng nên đưa nội dung giáo dục TT, ĐĐ, PC HCM vào chương trình 
SGK để dạy học cho HS. Tuy nhiên, vấn đề còn dừng lại ở nhận thức lý luận.
Nhiều GV còn tỏ ra khá lúng túng khi khai thác các nội dung lịch sử liên quan 
đến TT, ĐĐ, PC HCM trong chương trình giảng dạy, nhất là việc lựa chọn và 
vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với nội dung yêu cầu.
 Khi giảng dạy một tiết lịch sử Việt Nam có liên quan đến Hồ Chí Minh 
rất đơn giản, chỉ cần kể cho các em một số mẩu chuyện là được nhưng thông 
qua câu chuyện thì giáo viên chưa giáo dục cho các em về các TT, ĐĐ, PC của 
Người để các em thấm nhuần và học tập theo.
 Số giáo viên thường xuyên chủ động sáng tạo trong việc vận dụng , tích 
hợp TT, ĐĐ, PC HCM vào bài dạy nhằm phát huy được năng lực tự học, năng 
lực giải quyết các tình huống thực tiễn cho HS chưa thực sự được quan tâm, 
chưa phổ biến. Vì vậy trong các tiết dạy – học lịch sử thường không thu hút và 
gây hứng thú đối với HS, nặng về cung cấp kiến thức, liệt kê sự kiện lịch sử
 7 - Khoảng 40% học sinh trung học phổ thông hiểu biết cuộc đời, hoạt động, TT, 
ĐĐ, PC HCM chưa sâu sắc, có một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện.
- Một phần rất nhỏ không nhiệt tình trong việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp 
Hồ Chí Minh, mà chỉ học thuộc để trả bài
Hầu như các em chưa có thói quen tìm hiểu, sưu tầm mà chỉ thụ động ghi chép 
những gì mà GV nói. Hơn nữa chương trình lịch sử quá rộng, tư tưởng đạo đức 
của Người thì nhiều mà GV chưa rút gọn được những gì cần truyền đạt, những 
gì chỉ giới thiệu qua và vấn đề nào cần nhấn mạnh, giáo dục cho các em
- Về mặt lý tưởng, tình cảm cách mạng, các em khẳng định trong thực tế đã 
“sống, học tập, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại”, nhưng chưa hiểu gì nhiều 
về TT, ĐĐ, PC của Bác.
1.3. Giải pháp
- Tìm ra mối liên hệ giữa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nội 
dung dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT
-Thiết kế và tổ chức dạy học TT, ĐĐ, PC Hồ Chí Minh với các phương pháp, kĩ 
thuật, hình thức dạy học đa dạng, phong phú phát huy tích cực, chủ động, hứng 
thú cho HS. Qua đó phát triển NL, PC cho các em.
- Để tổ chức dạy học TT, ĐĐ, PC Hồ Chí Minh theo định hướng phát triển NL, 
PC học sinh một cách hiệu quả, trong tiết học, theo tôi nên tiến hành các bước:
 Bước 1: Nêu vấn đề, thu hút sự chú ý của HS vào nội dung trọng tâm của sự 
kiện bằng cách GV đặt HS vào tình huống có vấn đề thông qua các bài tập nhận 
thức; sử dụng phim tư liệu; thơ ca; tổ chức trò chơi; sử dụng tranh ảnh, lược 
đồtạo không khí thoải mái nhưng cũng tạo ra sự “trở ngại” trong tư duy định 
hướng nhận thức của HS.Từ đó, gây sự tập trung chú ý, kích thích trí tò mò, 
mong muốn tìm hiểu, khám phá kiến thức mới cho HS.
 Bước 2: Cung cấp và hướng dẫn HS khai thác các nguồn sử liệu để tìm hiểu 
nội dung tích hợp lịch sử.(Nguồn sử liệu do GV cung cấp qua bài giảng hoặc 
HS có thể tự tìm hiểu SGK, tư liệu tham khảo, đồ dùng trực quan, mạng 
internet). Thông qua nghiên cứu sử liệu giúp HS khôi phục lại sự kiện, hiện 
tượng, phản ánh nội dung kiến thức một cách chính xác, sinh động. Đây là cách 
giúp HS từng bước thực hiện nhiệm vụ học tập với các phương pháp dạy học 
tích cực của GV. Qua đó, HS chủ động chiếm lĩnh các nội dung kiến thức của 
việc tích hợp để phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết.
 Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận, đánh giá về các sự 
kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử trong tích hợp. GV cần sử dụng linh hoat, đa 
dạng, phong phú các phương pháp dạy học như (thuyết trình, nêu vấn đề, dự án, 
tích hợp liên môn, đồ dùng trực quan, trao đổi, đàm thọai, tranh luận, ); kĩ 
thuật dạy học : (đóng vai, khăn trải bàn, nhóm, tổ chức trò chơi...) để khai thác 
và phát triển các năng lực, phẩm chất HS
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_noi_dung_hoc_tap_tu_tuong_dao.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Tích hợp nội dung học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong dạy.pdf