Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Lớp 12 (Ban cơ bản)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Lớp 12 (Ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Lớp 12 (Ban cơ bản)
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng theo tinh thần đổi mới giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo con người của xã hội. Tích hợp trong dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong giáo dưỡng, giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát, trừu tượng hóa. Một số nhà giáo dục đã khẳng định rằng, quá trình nhận thức của học sinh là quá trình mà trong đó, học sinh với tư cách là chủ thể phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của mình, nắm được bản chất và quy luật của nó và vận dụng vào các quy luật này để làm biến đổi nó, cải tạo nó. Đó chính là quá trình nhận thức từ cảm tính sang lý tính và từ nhận thức lý tính trở về với thực tiễn. Qúa trình này chỉ có thể hoàn thành khi học sinh có các phẩm chất nhất định như tự giác, tích cực, độc lập, Học tập, không chỉ nắm kiến thức mà còn hình thành năng lực của bản thân vì vậy, các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được phát triển. Tài liệu Văn học là một nguồn tài liệu phong phú, còn ẩn chứa nhiều tiềm năng có thể khai thác để sử dụng trong dạy học Lịch sử, góp phần nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh. Việc thực hiện vận dụng kiến thức Văn học trong dạy học lịch sử nói chung đã được nhiều giáo viên môn Lịch sử thực hiện trong những năm qua. Tuy nhiên, việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học lịch sử đảm bảo tính vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa ra các phương pháp, cách thức tích hợp kiến thức Văn học trong dạy học môn Lịch sử. Trong những năm học trước, bản thân tôi cũng đã nghiên cứu, áp dụng việc thực hiện tích hợp kiến thức Văn học trong giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam các giai đoạn: 1930 – 1945 và đều được hội đồng sáng kiến cấp cơ sở đánh giá sáng 1 thú, tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh. Việc thực hiện vận dụng kiến thức Văn học trong dạy học lịch sử nói chung đã được nhiều giáo viên môn Lịch sử thực hiện trong những năm qua. Nhưng, việc thực hiện tích hợp kiến thức như thế nào trong dạy học lịch sử đảm bảo tính vừa sức và nâng cao hứng thú, tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập còn nhiều hạn chế, nhất là việc đưa ra các phương pháp, cách thức tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử. Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa của tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử cùng những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện vận dụng kiến thức Văn học trong giảng dạy Lịch sử; với mong muốn nâng cao hứng thú của học sinh trong học tập bộ môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, tôi mạnh dạn lựa chọn nội dung “Tích hợp kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 7.1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Qua đề tài này, tôi muốn giúp học thấy được mối liên hệ giữa kiến thức môn Lịch sử với kiến thức Văn học, vai trò của tài liệu Văn học với việc giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT nói chung và phần Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975 nói riêng. Từ đó giúp cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh mang tính hệ thống, khoa học và sâu sắc hơn. Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tích hợp kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam phần từ năm 1954 đến năm 1975 (ban cơ bản), góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 7.1.3. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu việc vận dụng tích hợp kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. - Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 12A1 trường Trung học phổ thông DTNT - tỉnh Vĩnh Phúc. 7.1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic cùng những phương pháp dạy học gắn liền với đặc trưng bộ môn nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập như: Phương pháp thông tin, tái hiện lịch sử; phương pháp nhận thức lịch sử. - Phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ phỏng vấn trực tiếp một số học sinh về giờ học vận dụng phương pháp tích hợp và trao đổi với một số giáo viên có kinh nghiệm trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích 3 Chương 2. Tích hợp kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. 7.2. NỘI DUNG 7.2.1. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 7.2.1.1 Tổng quan về tích hợp trong dạy học Lịch sử Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Thực hiện môn học tích hợp, các quá trình học tập không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh và được liên hệ với các tình huống cụ thể, có ý nghĩa với học sinh. Khi đó, học sinh được dạy sử dụng kiến thức trong những tình huống cụ thể và việc giảng dạy kiến thức không chỉ là lí thuyết mà còn phục vụ thiết yếu trong cuộc sống con người, để làm người lao động, công dân tốt. Mặt khác, các kiến thức sẽ không lạc hậu do thường xuyên cập nhật với cuộc sống. Theo đó khi đánh giá học sinh, thì ngoài kiến thức cần đánh giá học sinh về khả năng sử dụng kiến thức ở các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học trong cùng một môn học và giữa các môn học khác nhau. Đồng thời, dạy học tích hợp giúp tránh những kiến thức, kĩ năng, nội dung trùng lặp khi nghiên cứu riêng rẽ từng môn học nhưng lại có những nội dung kiến thức, kĩ năng mà nếu theo một môn học riêng rẽ sẽ không có được. Như vậy, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Dạy học theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của học sinh, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. 7.2.1.2 Vị trí, vai trò của môn Lịch sử trong chƣơng trình giáo dục phổ thông Môn Lịch sử là một môn học bắt buộc trong trường phổ thông. Đây là một trong những con đường giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua hoạt động dạy và học. Theo chương trình đổi mới, bộ môn Lịch sử ở các cấp học nói chung và ở trường THPT nói riêng sẽ cung cấp, củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh một cách tương đối có hệ thống về Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam, kể từ khi loài người xuất hiện cho đến nay. 5 năng lực sử dụng công nghệ thông tin. * Năng lực chuyên biệt: - Thực hành bộ môn Lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến bài học; - Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động của các sự kiện lịch sử. - Năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (Điều tra, thu thập, xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống). 7.2.1.3 Thực trạng việc dạy và học Lịch sử hiện nay Thực tiễn dạy học lịch sử cho thấy, hiệu quả giờ dạy lịch sử còn nhiều hạn chế, học sinh chưa yêu thích và ham học môn lịch sử. Căn cứ vào phổ điểm các môn thi kì thi THPT Quốc gia trong năm học 2019 - 2020 thì kết quả của môn Lịch sử so với các môn học khác chưa cao. - Điểm trung bình môn Lịch sử trên cả nước: 4.695 - Tỉnh Vĩnh Phúc: 5,65 - Trường THPT DTNT tỉnh là: 5,3 -Ở lớp 12A1 Tôi đã dạy ôn thi THPT quốc gia năm học 2019 - 2020 có điểm trung bình là 5.1. Có thể thấy chất lượng môn Lịch sử trong kì thi THPT quốc gia của cả nước nói chung đã nhích hơn so với những năm trước, tuy nhiên so với các môn khác còn thấp. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Một trong những nguyên nhân không thể không kể đến đó là đa số học sinh không thích học sử vì khó nhớ, khó thuộc. Kết quả khảo sát về thái độ yêu thích môn Lịch sử của 36 học sinh lớp 12A1 tôi giảng dạy trong năm học 2019 – 2020 tại trường THPT DTNT tỉnh như sau: Thái độ Thích Bình thƣờng Không thích Tổng số Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) Số HS Tỉ lệ (%) HS 26 4 15,4 10 38,4 12 46,2 Môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục học sinh nhưng chỉ có 15,4 % số học sinh hứng thú với lịch sử, còn 46,2 số học sinh được khảo sát lại không hề thích lịch sử, đó là một nỗi băn khoăn, trăn trở không chỉ của riêng bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Lịch sử mà còn là vấn đề mà giáo dục và cả xã hội rất quan tâm. Hơn nữa, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trường THPT DTNT tỉnh là trường có phần lớn học sinh có học lực yếu, trung bình với điểm đầu vào thấp (Năm 2019: 3,5 điểm/1 môn; Năm 2020: 4 điểm). 7 Việc tích hợp kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục thống nhất, khắc phục tình trạng nắm kiến thức lịch sử một cách rời rạc, phát huy tính chủ động, sánbg tạo, năng lực tư duy, phân tích và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hoạt động học tập của học sinh. Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi lựa chọn nội dung: “Tích hợp kiến thức Văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Lớp 12 (Ban cơ bản)” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 7.2.2. CHƢƠNG 2 TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 7.2.2.1. Vị trí, ý nghĩa của tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Trong các nguồn tài liệu tham khảo, tài liệu Văn học có khả năng to lớn trong việc tạo biểu tượng cho học sinh bởi lẽ bản thân các tác phẩm văn học đã chứa đựng những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức có giá trị về mọi mặt của đời sống xã hội. Đối tượng của Văn học cũng như Sử học là toàn bộ thế giới nhưng Văn học không miêu tả, tái hiện những con người cụ thể, cá biệt có thật trong đời sống như lịch sử mà xuất phát từ những mẫu hình có thật để dựng nên những hình tượng văn học giàu tính nghệ thuật khiến học sinh dễ hình dung kiến thức và nhớ lâu. Tài liệu văn học được sử dụng sẽ làm cho sự kiện trở nên cụ thể, sinh động. Những hình ảnh văn học sinh động đó chính là cơ sở để tạo biểu tượng lịch sử. Hiệu quả của việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sử dụng tài liệu văn học có lợi thế đặc biệt. Trong dạy học lịch sử, việc miêu tả, tường thuật, giải thích, so sánh, nêu đặc điểm nhân vật lịch sử v.vrất được coi trọng. T ài liệu văn học có cơ sở để giúp giáo viên lịch sử thực hiện điều đó. Tài liệu văn học với sự phản ánh thực qua cách nhìn, thái độ quan điểm của tác giả đối với hiện tượng được miêu tả nên có tác động mạnh mẽ vào tâm hồn người đọc. Người đọc sẽ hình thành tình cảm tích cực hay tiêu cực qua tác động của các tác phẩm văn học. Học sinh không chỉ được giáo dục về tư tưởng, đạo đức khi tiếp xúc với văn học mà những hình tượng văn học điển hình còn tạo hứng thú học tập lịch sử cho các em. Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử cũng là nhằm làm cho các kiến thức lịch sử dễ tiếp nhận đối với học sinh, các em dường như được tham 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_van_hoc_trong_day_h.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm.pdf