Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 12 nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 12 nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 12 nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh

Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, chương trình môn Địa lí chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung giáo dục của môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống. Tính tích hợp được thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau: tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, xã hội và địa lí kinh tế trong môn học; lồng ghép các nội dung liên quan (giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo dục dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông,...) vào nội dung địa lí; vận dụng kiến thức các môn học khác (Văn học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử,...) trong việc làm sáng rõ các kiến thức địa lí; kết hợp kiến thức nhiều lĩnh vực khác nhau để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao. Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù của môn học. Địa lý là một bộ môn khoa học có kiến thức rộng, bao gồm cả Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội. Trong đó, phần Địa lí tự nhiên có nhiều nội dung khó, trừu tượng, khô khan. Hiện nay, việc giảng dạy Địa lí tự nhiên ở nhiều trường THPT còn mang nhiều tính lí thuyết, chỉ một bộ phận giáo viên chú ý đến việc liên hệ giữa kiến thức lý thuyết với thực tiễn khiến cho học sinh cảm thấy khó hiểu, khó học và không có hứng thú. Điều đó cũng làm giảm chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Để nâng cao hứng thú học tập, tăng khả năng vận dụng kiến thức được học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn cho học sinh và chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo viên cần phải nắm vững kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, nội dung cho học sinh ghi ngắn gọn, súc tích, từ ngữ dễ hiểu, đổi mới cách kiểm tra đánh giá,... Khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại khi nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Địa lí, riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những biện pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh đó là: tích hợp kiến thức Văn học có liên quan đến nội dung bài học để giảng dạy. Tư liệu văn học có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, quan điểm, tình cảm cho học sinh. Việc dạy học tích hợp liên môn đáp ứng được yêu cầu này. Nó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai. 1 - Báo cáo trước tổ, nhóm, hội đồng khoa học nhà trường nhận được những đóng góp, ý kiến của các thành viên. - Thông qua dạy thể nghiệm và rút kinh nghiệm thực nghiệm giảng dạy đối với Chương trình đổi mới sách giáo khoa bậc THPT. 6. Điểm mới và đóng góp của đề tài - Việc sử dụng tư liệu văn học trong giảng dạy đã được sử dụng ở nhiều môn học, trong đó có Địa lí, nhưng để hệ thống hóa thành nguồn tư liệu thì chưa được các tác giả đề cập. - Đề tài chỉ ra được tính ứng dụng của tư liệu văn học đối với việc tạo hứng thú học tập và nâng cao năng lực giải quyết tình huống thực tiễn trong học tập môn Địa lí. - Phương tiện sử dụng tư liệu văn học là một trong những phương tiện dạy học Địa lí giúp học sinh dễ hiểu, dễ liên hệ kiến thức và yêu thích môn học hơn. - Cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong giảng dạy môn Địa lí lớp Địa lí lớp 12 phần Địa lí tự nhiên Việt Nam và có thể dùng cho học sinh nghiên cứu, đọc thêm. 7. Cấu trúc của đề tài Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Điểm mới và đóng góp của đề tài 7. Cấu trúc của đề tài PHẦN II - NỘI DUNG 1. Cơ sở khoa học 2. Nội dung nghiên cứu 3. Kết quả nghiên cứu PHẦN III - KẾT LUẬN 1. Hiệu quả của sáng kiến 2. Nhận định về áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và khả năng mở rộng đề tài 3. Kiến nghị 3 nhân văn và Địa lý tự nhiên. Môn học này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về Trái Đất và những hoạt động của con người trên đó, làm cơ sở cho việc hình thành thế giới quan khoa học; giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại. Cùng với các môn học khác, môn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức trách nhiệm, sự hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước. Theo đó, mục tiêu của môn Địa lí chú trọng đến việc hình thành và rèn luyện cho học sinh các năng lực cần thiết của người lao động mới. Để đạt được mục tiêu này, cần thiết phải đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học một cách phù hợp và đồng bộ. Việc phát triển kĩ năng tư duy cho học sinh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của mục tiêu giáo dục, để hướng học sinh học tập tích cực và tự chủ, chúng ta không phải chỉ giúp các em khám phá những kiến thức mới mà còn phải giúp các em nắm kĩ và hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: Ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tưởng và khả năng vận dụng sáng tạo để giải quyết các tình huống có trong thực tiễn một trong những công cụ hữu hiệu nhất để tạo nên các hình ảnh liên kết là tích hợp kiến thức văn học vào trong việc dạy và học Địa lí. Vận dụng thành thạo và linh hoạt kiến thức văn học trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ. Học sinh sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo và phát triển được tư duy. Với học sinh việc tự sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thơ ca, hò vè, có liên quan đến nội dung bài học thì sẽ phát huy được tính sáng tạo, lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động của bài giảng, tạo điều kiện phát triển kĩ năng tích cực, chủ động và phát huy được sở thích của bản thân học sinh qua đó, các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên với hứng thú học tập cao hơn. Với giáo viên sử dụng kiến thức văn học vào bài giảng một cách khoa học và logic, thì nội dung bài học và một số sự kiện Địa lí sẽ không bị bỏ sót và giúp các em nhanh chóng lĩnh hội được nội dung bài học và sự kiện Địa lí một cách thoải mái không bị gò bó. Không những thế, sử dụng kiến thức văn học còn giúp giáo viên tạo ra các hình thức học tập khác nhau, liên kết được giữa các môn học với nhau, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học với nhau (bản đồ, thiết bị công nghệ số,) góp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 5 Các vấn đề nội dung kiến thức các môn có liên quan cần được chia nhỏ trong từng bài học, trong từng nội dung của bài. Chỉ tích hợp các mức độ phù hợp (có thể là tích hợp toàn phần, bộ phận hay chỉ ở mức độ liên hệ). Giáo viên cần tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn khi đưa tích hợp kiến thức Ngữ văn vào giảng dạy. Không phải người giáo viên nào cũng có tài thu hút người đối diện - các em học sinh. Để tạo được sự hấp dẫn ấy, đòi hỏi người giáo viên phải biết tự rèn luyện - từ giọng điệu, hành động hay nhờ những tác động tích cực của các đối tượng khác như: tranh ảnh, video, sự khích lệ Trong khi soạn bài phải cân nhắc thật kỹ những nội dung cần đưa vào bài giảng, phải khéo léo lồng ghép để làm rõ được nội dung mà mình muốn cho học sinh đạt được. Bên cạnh đó, phải hệ thống câu hỏi rõ ràng, rành mạch; chịu khó sưu tầm những câu văn, câu thơ, tục ngữ, ca dao liên quan đến bài dạy; đảm bảo tính chính xác của những nội dung mình cần đưa vào bài dạy. Sử dụng triệt để đồ dùng dạy học, kết hợp giữa văn học với các đồ dùng trực quan để hình thành cho các em khái niệm mang tính trực quan cao. Giáo viên phải làm tốt công tác tổ chức giờ học, quán xuyến học sinh, không sa đà vào nội dung văn học. Học sinh phải tích cực tham gia xây dựng bài, chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài; tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi khám phá môn học; chịu khó sưu tầm ca dao tục ngữ nói về thiên nhiên, đất nước con người Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng học tập môn Địa lí ở trường THPT Thái Lão Thực trạng của việc dạy và học Địa lí hiện nay cho thấy vẫn còn nhiều HS ở phổ thông nói chung và trường THPT Thái Lão nói riêng không thích học và thậm chí là sợ học môn Địa lí, quan niệm Địa lí là môn phụ và học Địa lí chỉ là học thuộc lòng, tình trạng HS học lệch, chỉ học những môn thi Đại học là phổ biến. Nó dẫn đến một hệ quả nghiêm trọng khác là khiến cho người dạy nhiều khi cũng chán dạy, không có mục đích dạy. Giờ học Địa lí trở nên nặng nề với cả GV và HS. Trong đó phần địa lí tự nhiên Việt Nam được xem là nội dung khó, đòi hỏi HS phải có kiến thức tổng hợp, hiểu biết thực tiễn để lí giải các đặc điểm tự nhiên. Một trong những nguyên nhân không thể phủ nhận cho tình trạng trên là: đổi mới phương pháp dạy học mới dừng lại ở lý thuyết, hay ở các tiết hội giảng, các tiết thanh tra còn trên thực tế trong phần lớn các tiết dạy GV chỉ là người truyền thụ kiến thức một chiều mà chưa khơi dậy được tính chủ động, hứng thú học tập cho HS. Kết quả thi THPT năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021 của tỉnh Nghệ An cho thấy trường THPT Thái Lão điểm trung bình thấp hơn so với trung bình chung cả nước 0,05 điểm. Vì vậy việc tạo hứng thú cho học sinh trong nội dung khó phần 7 kiến thức để giải thích nguyên nhân, diễn biến, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, làm cho kiến thức văn học cũng trở nên cụ thể và sâu sắc hơn. 2.3. Cách tích hợp kiến thức văn học trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam 2.3.1. Tích hợp kiến thức văn học để khởi động vào bài mới tạo hứng thú học tập cho học sinh Hoạt động khởi động trong giờ dạy có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp giúp học sinh định hướng nội dung bài học, bước đầu giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học. Hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên. Hoạt động khởi động dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm kiến thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng phấn cho học sinh vào đầu giờ học. Yêu cầu với phần giới thiệu bài cần ngắn gọn, súc tích, khái quát cao và gợi mở sự hứng thú của học sinh. Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ bài dạy. Vậy nên sử dụng kiến thức văn học để khởi động sẽ tạo được không khí hào hứng, sôi nổi cho tiết học. Ví dụ: Khi dạy bài 2 - Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ - Địa lí 12, nhằm khẳng định về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Việt Nam, giáo viên sử dụng bài thơ: Nam Quốc Sơn Hà - Lý Thường Kiệt (Bản dịch của Trần Trọng Kim) Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam là một bản trường ca về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, người Việt Nam luôn nêu cao tinh thần bất khuất và bảo vệ bằng mọi giá chủ quyền lãnh thổ thiêng thiêng, chân lý toàn vẹn lãnh thổ bất di bất dịch của dân tộc Việt Nam. Một trong những minh chứng hùng hồn nhất cho tinh thần đó là bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” được cho là của danh tướng Lý Thường Kiệt. 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_van_hoc_trong_day_h.doc