Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua giảng dạy bài Hóa học và vấn đề môi trường “Bài 45 sách giáo khoa lớp 12”

docx 19 trang sk12 30/03/2025 30
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua giảng dạy bài Hóa học và vấn đề môi trường “Bài 45 sách giáo khoa lớp 12”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua giảng dạy bài Hóa học và vấn đề môi trường “Bài 45 sách giáo khoa lớp 12”

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua giảng dạy bài Hóa học và vấn đề môi trường “Bài 45 sách giáo khoa lớp 12”
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ 
 TRUNG TÂM GDNN - GDTX HOẰNG HÓA
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
CHO HỌC SINH QUA GIẢNG DẠY BÀI: HOÁ HỌC VÀ VẤN 
ĐỀ MÔI TRƯỜNG “BÀI 45 SÁCH GIÁO KHOA LỚP 12”
 Người thực hiện: Lê Thị Nguyệt
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: Hóa học
 THANH HOÁ, NĂM 2021 I. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài.
 Những năm gần đây nạn ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn 
xã hội. Từ chất thải, rác thải vứt bừa bãi trong sinh hoạt, chăn nuôi cho đến sự 
lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, thuốc kích thích 
sinh trưởng của người dân. Chưa bao giờ lượng rác thải sinh hoạt và các loại hóa 
chất dùng trong sản xuất nông nghiệp nhiều như bây giờ, nó tăng lên một cách 
chóng mặt, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là các loại rác thải không được thu gom và 
xử lí theo đúng quy trình, các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp không dùng 
theo đúng liều lượng mà ngược lại các loại túi nilon, đồ dùng sinh hoạt trong 
nhà hết thời gian sử dụng, rác thải từ việc ăn uống, xác chết động vật... được vứt 
ra khắp nơi, cứ chỗ nào tiện và gần đều có thể là nơi đỗ bến của các loại rác đó 
kể cả ngay sát nhà mình, gặp trời mưa thì trôi đi theo nguồn nước làm ô nhiễm 
môi trường nước, còn trời nắng thì bốc mùi hôi thối từ đó tạo điều kiện cho ruồi, 
muỗi, kí sinh trùng gây bệnh hoạt động từ đó phát tán vào không khí , vào nguồn 
nước rồi ngấm vào nguồn nước ngầm, chưa hết môi trường mà chúng ta đang 
sống còn bị ảnh hưởng rất nặng bởi sự lạm dụng của các loại phân bón hóa học, 
thuốc bảo vệ thực vật của người dân. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra 
các loại bệnh đặc biệt là bệnh ung thư, tim mạch... Do đó, tất cả mọi người trong 
chúng ta đều phải hiểu biết về ô nhiễm môi trường và thực hiện bảo vệ môi 
trường sống của chính mình thường xuyên, không phải một lần mà là suốt đời.
 Là một giáo viên, những việc tôi có thể làm được bây giờ đó là:
 - Giữ gìn môi trường xung quanh nơi tôi đang sống một cách trong sạch, vận 
động và hướng dẫn những người thân và hàng xóm của mình không xả rác bừa 
bãi, khi đổ rác thải phải phân loại các chất dẻo và nhựa để tái chế, các loại rác 
thải còn lại phải thu gom đem xử lí đúng nơi quy định, không đốt rác bừa bãi. 
Khi sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phải đúng liều lượng và theo 
hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật
 - Làm tài liệu giảng dạy cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống của 
mình, biết được môi trường khi bị ô nhiễm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và nếu 
biết được điều này thì các em phải làm gì để ngăn chặn, giảm bớt sự ô nhiễm đó. 
Và sáng kiến của tôi đưa ra ở đây là: Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi 
trường cho học sinh qua giảng dạy bài:Hóa học và vấn đề môi trường “ Bài 
45 sách giáo khoa lớp 12”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, nắm được các yếu tố ảnh 
hưởng đến môi trường, tác hại và cách giảm thiểu sự ảnh hưởng đó đến sức khỏe 
cộng đồng.
- Góp phần tuyên truyền và hướng dẫn những người thân như bố, mẹ, ông, 
bà... của các em giữ gìn môi trường xung quanh nơi mình đang sống như 
không xả rác, đốt rác bừa bãi, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 
một cách hợp lí.
- Tham gia các hoạt động cộng đồng để bảo vệ môi trường.
 1 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 a. Thuận lợi:
 - Do là vấn đề cấp bách đang được toàn xã hội quan tâm nên các tài liệu tuyên 
truyền bằng sách báo, bằng hình ảnh, video rất đa dạng và phong phú.
 - Học sinh được tiếp cận với các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại, máy 
tính
b. Khó khăn:
- Tài liệu trong sách giáo khoa viết về tác động của con người đến môi trường và 
tác hại ngược của nó còn hạn chế do đó nội dung để cung cấp cho học sinh chưa 
được nhiều. 
- Đa số các em học sinh khi truy cập mạng đều phục vụ sở thích riêng của mình 
như chơi điện tử, nghe nhạc hay xem phim  
2.3. Biện pháp thực hiện các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm.
Đề tài này được trình bày theo hai phần:
 - Phần 1: Ô nhiễm môi trường do sinh hoạt vứt rác thải bừa bãi, do đốt rác 
không đúng quy trình.Tác hại của nó và biện pháp phòng ngừa.
 - Phần 2: Ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa 
học.Tác hại của nó và biện pháp phòng ngừa.
2.3.1. Ô nhiễm môi trường do sinh hoạt vứt rác thải bừa bãi, do đốt rác không 
đúng quy trình.Tác hại của nó và biện pháp phòng ngừa.
a. Ảnh hưởng do sinh hoạt vứt rác thải bừa bãi và biện pháp phòng ngừa.
 + Ảnh hưởng do sinh hoạt vứt rác thải bừa bãi
 Kinh tế phát triển đi kèm theo đó là nạn ô nhiễm môi trường, do ý thức gìn giữ 
môi trường của người dân chưa cao, hàng năm khu vực nông thôn ở Việt nam 
phát sinh trên 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, 7500 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ 
thực vật.
 3 định gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng, gây ngộ độc cho người và động vật 
thủy sinh
 Chai, lọ, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được vứt bừa bãi sau khi sử dụng
+ Biện pháp phòng ngừa
 Với sự ảnh hưởng nghiêm trọng của rác thải đến sức khỏe con người như thế, 
chúng ta phải làm gì?
 - Các hộ gia đình nên có thùng chứa rác và tự phân loại rác trước khi cho vào 
thùng, các loại chất dẻo và nhựa nên bỏ riêng để được thu gom xử lí riêng, còn 
các loại rác khác sẽ được gom và xử lí tập trung (phương pháp dân gian hay sử 
dụng là phương pháp ủ) để làm phân bón hữu cơ bón cho cây
 - Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thu gom vỏ chai, lọ, bao bì đựng đến 
đúng nơi quy định để được xử lí, không rửa bình bơm và dụng cụ pha chế ở nơi 
ao, hồ sông, suối.
b. Ảnh hưởng do đốt rác sinh hoạt bừa bãi và biện pháp phòng ngừa.
+ Ảnh hưởng do đốt rác sinh hoạt bừa bãi
 - Do không có sự đầu tư về xử lí rác thải của các cơ quan chức năng và do sự 
thiếu hiểu biết về ảnh hưởng của việc đốt rác thải đến môi trường mà hiện nay ở 
bất kì nơi nào ở khu vực nông thôn chúng ta đều có thể bắt gặp các hộ gia đình 
thu gom rác sau đó tự xử lí bằng cách đem đốt, những tưởng việc đó là dọn vệ 
sinh , làm sạch môi trường nhưng họ không biết rằng đó chính là nguyên nhân 
góp một phần rất lớn gây ô nhiễm môi trường, từ đó ảnh hưởng ngược trở lại 
đến sức khỏe của chính mình và cho người khác.
 5 - Việc đốt rác bừa bãi gây nguy hiểm cho con người vì nó thải ra khí CO2 , 
Hg các loại hạt lơ lửng có kích thước nhỏ có thể dễ dàng đi vào phổi con 
người, khi hít phải các loại khí này nguy cơ mắc các bệnh về phổi, đường hô hấp 
là rất cao. Ngoài ra khi con người chỉ cần hít một lượng rất nhỏ Hg cũng có thể 
gây vô sinh.
+ Biện pháp phòng ngừa
- Các hộ gia đình nên có thùng chứa rác và tự phân loại rác trước khi cho vào 
thùng, các loại chất dẻo và nhựa nên bỏ riêng để được thu gom xử lí riêng, còn 
các loại rác khác sẽ được gom và xử lí tập trung (phương pháp dân gian hay sử 
dụng là phương pháp ủ) để làm phân bón hữu cơ bón cho cây. Tuyệt đối không 
được dùng phương pháp đốt tại nhà để xử lí rác. Rác sau khi được thu gom sẽ có 
đội vệ sinh mang đi chôn lấp hoặc xử lí theo đúng quy trình.
2.3.2. Ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa 
học.Tác hại của nó và biện pháp phòng ngừa.
a. Ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bón hóa học. 
 Hình ảnh một số loại phân bón hoá học
 7 Khi nhiễm độc Hg sẽ làm cho chân tay bị run, 
 Thủy ngân suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, mờ 
4 0,001
 (Hg) mắt, mắc các chứng bênh về thận, ảnh hưởng đến 
 khả năng sinh sản và thai nhi,
 Ni có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống: luyện 
 thép, pin sạc, chất xúc tác, đúc tiền, bảng kim 
 loại, các sản phẩm đúc, Ngộ độc niken cũng 
 như các hợp chất của nó sẽ gây đau đầu tức ngực, 
5 Niken (Ni) 0,02
 ho, khó thở, cực kỳ mệt mỏi tổn thương tim 
 mạch-hệ hô hấp, suy thận, Ngoài ra với người 
 có da nhạy cảm có thể bị dị ứng Ni làm cho da bị 
 ngứa, đỏ, xuất hiện mụn nước rất khó điều trị.
 Khi tiếp xúc với chì làm cho mắt, cổ họng, và 
 mũi đau rát. Nhiễm độc chì gây nhức đầu, cáu 
 kỉnh, giảm trí nhớ, mất ngủ, ăn không ngon, sụt 
6 Chì(Pb) 0,01 cân, buồn nôn, đau bụng, vận động khó khăn, bị 
 chuột rút, tăng nguy cơ cao huyết áp, về lâu dài 
 sẽ gây các bệnh về thận, tổn hại não, thiếu máu, 
 ảnh hưởng đến sinh sản và thai nhi,
 + Cr được xem là nguyên tố vi lượng cần thiết 
 cho cơ thể nên nếu thiếu hụt Cr sẽ gây bệnh 
 “thiếu hụt crom”.
7 Crom (Cr) 0,05 + Hợp chất Cr(VI) rất độc: nếu sử dụng một 
 lượng khoảng nửa thìa trà thì sẽ gây tử vong 
 ngay. Khi nhiễm đôc Cr(VI) sẽ gây tổn thương 
 mắt, ung thư, đột biến gen,
 Mn rất quan trọng đối với cơ thể, mỗi ngày mỗi 
 người cần khoảng 2-5mg Mn. Tuy nhiên ngộ độc 
8 Mangan(Mn) 0,5
 Mn vẫn có thể xảy ra gây rối loạn hoạt động thần 
 kinh với biểu hiện rung giật như bệnh Parkinson
 9 bệnh như vi khuẩn Ecoli gây bệnh đường ruột, các ấu trùng sán lá, thương hàn, 
kí sinh trùng như giun, sán.
- Phân hữu cơ làm thay đổi các hệ mạch nước ngầm, cung cấp cho hệ mạch 
nước ngầm và hệ thống nước bề mặt những ấu trùng gây bệnh và các kim 
loại nặng.
- Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo ra các khí nhà kính như CO 2, H2S, 
NOx, SO2
 Hình ảnh ô nhiễm không khí
+ Biện pháp phòng ngừa
 Khi sử dụng phân bón phải sử dụng với lượng vừa đủ, sau mỗi lần sử dụng 
phân bón chúng ta nên để 15 - 20 ngày mới nên sử dụng sản phẩm nông nghiệp. 
b.Ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
 Với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của Việt Nam là một môi trường thuận 
lợi cho sự phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng do đó việc sử dụng 
thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh dịch hại bảo vệ mùa màng là cần 
thiết. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 
chưa đúng cách, sử dụng một cách tràn lan, thuốc không rõ nguồn gốc làm 
cho hệ sinh thái bị nhiễm độc, gây đe dọa đối với sức khỏe con người.
 11 Hình ảnh ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Tiên Dương ( Đông Anh, Hà Nội)
 Theo cục y tế dự phòng và môi trường Việt nam hàng năm có trên 5000 
trường hợp nhiễm đọc hóa chất thuốc bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện 
và có trên 3000 trường hợp tử vong do ngộ độc cấp tính vì lượng hóa chất tồn 
đọng quá cao trong thực phẩm. Trong khi chỉ với liều lượng ít được đưa gián 
tiếp vào cơ thể thông qua thực phẩm về lâu dài từ 3 - 5 năm sẽ phát bệnh ung 
thư, tim mạch, gây rối loạn hoạt động ở hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, gây các 
tổn thương bệnh lí ở các cơ quan, đặc biệt đây là một trong những tác nhân gây 
bệnh ung thư khá cao ,hiện nay ở nước ta số người bị ung thư ngày càng gia tăng 
và trẻ hóa do môi trường nước, đất, không khí bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.
Vậy ta phải làm gì?
+ Biện pháp phòng ngừa
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_tr.docx