Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh qua một số bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 12

doc 23 trang sk12 14/01/2025 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh qua một số bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh qua một số bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh qua một số bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 12
 0
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
 TÍCH HỢP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH 
 HỒ CHÍ MINH CHO HỌC SINH QUA MỘT SỐ BÀI HỌC
 TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12
 Năm học: 2019– 2020
 1
 Phần I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Ngày 27/2/2017, Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Nghị quyết 
số 69-NQ/BCSĐ về “Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về 
“Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”,theo đó, chỉ 
đạo việc “rà soát, biên soạn giáo trình, tài liệu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí 
Minh để tổ chức triển khai trong các cơ sở giáo dục và đào tạo”.
 Việc giáo dục tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết đối 
với ngàng giáo dục. Riêng với đối tượng học sinh trung học phổ thông, việc giáo dục tư 
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thực hiện tích hợp, lồng ghép trong chương 
trình đối với một số môn học và hoạt động giáo dục. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong 
cách Hồ Chí Minh nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về tư 
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó giúp học sinh có được nhận thức, 
thái độ và hành vi đúng đắn theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 
Giáo dục ý thức quan tâm sâu sắc tới việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong 
cách Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ 
Chí Minh trở thành thói quen tự giác và nếp sống hằng ngày của học sinh; Phát triển kĩ 
năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm 
gương đạo đức Hồ Chí Minh; Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân có 
đầy đủ phẩm chất và năng lực; sống và làm việc theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong 
cách Hồ Chí Minh. Vấn đề tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ 
Chí Minh cho học sinh là vô cùng thiết thực và cần có sự quan tâm đúng mức của giáo 
viên trong quá trình dạy học.
 Bộ môn ngữ văn có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách 
Hồ Chí Minh, bởi vì môn Ngữ văn ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc 
thực hiện mục tiêu giáo dục. Môn ngữ văn bên cạnh việc hình thành và phát triển ở học 
sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản văn học, còn giúp cho học 
sinh có những hiểu biết về xã hội , văn hóa,lịch sử, đời sống nội tâm của người, giúp học 
sinh bồi dưỡng năng lực tư duy,làm giàu cảm xúc thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành 
mạnh để hoàn thiện nhân cách. Vì vậy có thể đưa nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức, 
phong cách Hồ Chí Minh vào các nội dung của môn học mà không cần phải đưa thêm 
thông tin, kiến thức làm nặng thêm nội dung môn học.
 Mục tiêu và nội dung môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục nhân 
cách con người, phù hợp với việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, 
phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các 
giá trị của nhân cách Hồ Chí Minh. 3
 1.2. Nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Tư tưởng và đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự phản ánh, phát triển 
những phẩm chất tốt đẹp của nhân lao động từ xưa đến nay, phù hợp với quy luật phát triển 
xã hội. Đạo đức này thể hiện toàn diện, đầy đủ chủ nghĩa nhân văn cách mạng - sự kết hợp 
hài hoà truyền thống đạo đức dân tộc, tinh hoa văn hoá đạo đức nhân loại với những 
nguyên tắc nội dung của đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin được hình thành 
và phát triển trong những điều kiện lịch sử nhất định, có ý nghĩa tác dụng hôm nay và mãi 
mãi sau này.
 Trước hết, đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đạo đức truyền thống Việt Nam, thể 
hiện ở lòng yêu nước, ý chí bất khuất trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, công bằng và 
tiến bộ xã hội; ở tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, “lá lành 
đùm lá rách” trong cảnh nghèo khổ; ở sự say mê lao động, sáng tạo, ham học, hiếu khách.
 Cùng với đạo đức truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh còn tiếp thu một cách chủ 
động, biết lựa chọn tinh hoa văn hoá đạo đức nhân loại ở phương Đông cũng như phương 
Tây. Đó là tư tưởng thương người, lòng vị tha, từ bi, bác ái, bình đẳng. Người khai thác 
những nét đặc trưng, tiến bộ, tích cực của nội hàm các khái niệm này và đưa vào những nội 
dung mới để diễn đạt những ý tưởng, yêu cầu của đời sống, của cuộc đấu tranh cho độc lập 
dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
 Trong việc tiếp nhận tinh hoa văn hoá đạo đức của dân tộc và nhân loại, Nguyễn Ái 
Quốc - Hồ Chí Minh đã lấy những quan điểm, nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-LêNin về 
đạo đức làm cơ sở lí luận cho đạo đức cách mạng, phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của 
nhân dân Việt Nam, cũng như nhân dân thế giới trong thời đại ngày nay.
 Một nhân tố quan trọng khác góp phần quyết định vào việc hình thành tư tưởng đạo 
đức Hồ Chí Minh là phẩm chất, đạo đức của bản thân Hồ Chí Minh. Ở Hồ Chí Minh đã 
sớm hình thành những phẩm chất tốt đẹp trong cuộc sống của bản thân. Đó là lòng hiếu 
thảo với ông bà, cha mẹ, tình thương yêu anh em trong gia đình, lòng thương người . Thuở 
nhỏ, do cảm thương những người nghèo khổ ở quê nhà, những người phu làm đường đói 
rét, nhọc nhằn, cậu Nguyễn Sinh Cung, được cha mẹ cho phép đã đem tiền, gạo biếu. Lớn 
lên, khi hiểu người dân Việt Nam đang rên xiết dưới ách thống trị của bọn thực dân và tay 
sai phong kiến thì lòng thương người của Hồ Chí Minh đã dần nâng lên thành lòng yêu 
nước, thương đồng bào và thể hiện ở quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Khi trở thành 
người cộng sản, người chiến sĩ quốc tế, Nguyễn Ái Quốc là tượng trưng cho sự kết hợp 
nhuần nhuyễn giữa lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính.
 Điểm nổi bật ở đạo đức Hồ Chí Minh là những biểu hiện về đạo đức của bản thân 
luôn gắn liền với tư tưởng, nguyên tắc về đạo đức học. Vì vậy, học tập đạo đức Hồ Chí 
Minh phải học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
 1.3. Nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 5
trường khác nhau. Mỗi một hình thức có tác dụng nhất định, tuỳ theo nội dung dạy học và 
phương pháp giáo dục. Tổng hợp các hình thức sẽ có tác dụng giáo dục to lớn đối với việc 
hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ bởi các em chính là những chủ nhân tương lai của đất 
nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu 
không có nhân cách tốt các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia 
đình, cộng đồng và đất nước. Hơn nữa, với lứa tuổi học sinh trung học, các em đang ở 
trong giai đoạn hình thành những giá trị nhân cách song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã 
hội. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ 
thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn phải đặt 
vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách 
thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục nhân cách và học tập theo những 
tấm gương đạo đức các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích 
kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Vì thế giáo dục các em theo tấm 
gương đạo đức Hồ chí Minh là một việc làm rất cần thiết.
 1.4. Thực trạng nhận thức về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của 
học sinh Trung học phổ thông hiện nay
 Trong những năm gần đây do những tác động xấu từ xã hội, sự ảnh hưởng của 
những luồng tư tưởng văn hoá xấu, ngoại lai, cùng những ảnh hưởng internet, games, 
mạng xã hội, đã tác động đến phẩm chất, lối sống của không ít giới trẻ, đặc biệt học 
sinh, dẫn đến những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, Các tệ nạn xã 
hội đã xâm nhập vào trong trường học làm băng hoại đạo đức, đã tác động xấu tới các giá 
trị đạo đức truyền thống. 
 Thực tế hiện nay có khoảng 80% học sinh có những hiểu biết cơ bản về tư tưởng, 
đạo đức Hồ Chí Minh qua học tập các môn học khoa học xã hội, sinh hoạt Đoàn, và các 
sinh hoạt khác. Ở mức độ nhất định, các em nhận thức được vai trò, công lao to lớn của 
Bác đối với dân tộc, nhân loại, đối với gia đình và bản thân mỗi người. 
 Học sinh phổ thông có hiểu biết cuộc đời, hoạt động, tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng 
chưa sâu sắc, còn một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện. Hiểu biết của học sinh về Hồ Chí 
Minh và tư tưởng của Người còn đơn giản, nặng về cảm tính, tác động của tư tưởng Hồ 
Chí Minh đến suy nghĩ, hành động của học sinh chưa mạnh mẽ, hiệu quả chưa cao. 
 Từ thực trạng đó, chúng ta nhận thấy rằng: sự hiểu biết về Hồ Chí Minh và tư 
tưởng của Người ở học sinh còn đơn giản, nặng về cảm tính, nên tác động của tư tưởng Hồ 
Chí Minh đến suy nghĩ, hành động của các em chưa nhiều, các em chưa thật sự học tập và 
làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
 2. Cơ sở thực tiễn
 Bộ môn Ngữ Văn có nhiều ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho học 
sinh; bởi vì môn Ngữ Văn ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc thực hiện 
mục tiêu giáo dục. 7
 Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, về đạo đức cách mạng nói riêng được hình thành 
trên những cơ sở lí luận và thực tiễn; vì vậy, việc giáo dục cho học sinh phải thực hiện 
nguyên tắc nói và làm, nêu gương những điều học sinh được tiếp nhận phải trở thành hiện 
thực, không thể dừng ở nhận thức lí luận, mang tính tư liệu.
 Việc giáo dục tư tưởng nói chung, về đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh nói riêng 
phải lưu ý những vấn đề sau:
 - Làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập Ngữ văn và học 
tập tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở các em nhận thức được sự cần thiết phải học tập; say 
mê, hứng thú học tập.
 - Bồi dưỡng năng lực, rèn luyện năng lực trong việc học tập, tự giác giáo dục, vận 
dụng kiến thức đã học.
 - Chỉ trên cơ sở nỗ lực chủ quan, trau dồi kiến thức, kĩ năng mới thu được kết quả.
 Thứ tư, việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cũng như giáo dục 
các mặt khác cần có những điều kiện về môi trường giáo dục, có sự kết hợp giáo dục nhà 
trường với giáo dục gia đình và xã hội. Thiếu môi trường giáo dục, không có việc nêu gương 
của người thầy, cô, cha, mẹ và những cá nhân khác trong cộng đồng thì việc giáo dục không 
có kết quả. Hơn thế nữa, việc giáo dục phải được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi nhằm tạo cơ 
hội cho học sinh vận dụng những bài học về tư tưởng Hồ Chí Minh vào những tình huống 
thực trong cuộc sống. Trong nhà trường, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh phải được 
thực hiện đồng bộ trong các giờ học của các môn học và các hoạt động giáo dục khác.
 Thứ năm, phải tạo điều kiện cần thiết về thiết bị và và các phương tiện dạy học để 
hiệu quả giáo dục được nâng cao. Để giáo dục đúng về tư tư tưởng, về tấm gương đạo đức 
Hồ Chí Minh, làm cho việc giáo dục không mang tính lí thuyết hay kêu gọi động viên, thì 
sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn là rất hiệu quả.
 3. Cách thức tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 
trong chương trình Ngữ văn 12
 Việc tích hợp để giáo dục tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh trong dạy học 
môn Ngữ văn có thể có nhiều cách thức. Bên cạnh các biện pháp đặc trưng của bộ môn, 
chúng ta có thể tích hợp ngang, tích hợp dọc với phân môn, tích hợp liên môn. Để phát 
huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức vào việc giáo dục học 
sinh, thì trong mỗi bài dạy có thể vận dụng kết hợp nhiều biện pháp, thủ pháp, hình thức, 
như: hình ảnh, thước phim tư liệu, kể chuyện về Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nói của 
Bác mang tính đúc kết Để liên kết nội dung bài học với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, 
giáo viên cần khéo léo trong việc tích hợp, vận dụng các phương pháp nhằm giáo dục tư 
tưởng, đạo đức HồChí Minh vào các bài học một cách nhuần nhuyễn mà vẫn đảm bảo tính 
chính xác, khoa học, khắc sâu được kiến thức trọng tâm, đồng thời làm cho bài học trở nên 
nhẹ nhàng, xúc động, giúp học sinh hiểu sâu hơn về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Qua 
đó, giúp học sinh trang bị kiến thức, kỹ năng mới trong hoạt động thực tiễn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_tu_tuong_dao_duc_pho.doc