Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và vận dụng hệ thống bài tập Hóa học Hữu cơ 12 theo định hướng chương trình phổ thông mới 2018 tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực cho học sinh

pdf 57 trang sk12 25/03/2025 50
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và vận dụng hệ thống bài tập Hóa học Hữu cơ 12 theo định hướng chương trình phổ thông mới 2018 tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và vận dụng hệ thống bài tập Hóa học Hữu cơ 12 theo định hướng chương trình phổ thông mới 2018 tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và vận dụng hệ thống bài tập Hóa học Hữu cơ 12 theo định hướng chương trình phổ thông mới 2018 tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực cho học sinh
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International 
Student Assessment-PISA) là một khảo sát quốc tế do tổ chức OCED 
(Organisation for Economic Co-operation and Development) đề xuất, để đánh giá 
khả năng của học sinh 15 tuổi của các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài 
OECD, về toán, khoa học và đọc hiểu. Chương trình hướng vào việc đo lường sự 
hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học sinh. 
 Hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua nghị quyết số: 29-NQ/TƯ về đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để 
phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu 
hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Giáo dục Việt Nam đang xích gần với thế 
giới thông qua công nghệ số cũng như các cuộc thi, các hoạt động cùng nhau giữa 
các quốc gia. Cách đánh giá PISA vì thế được lựa chọn cùng với các hoạt động 
kiểm tra, đánh giá đang tiến hành để phát triển năng lực người học vừa để đánh giá 
học sinh theo chuẩn quốc tế. 
 Hiện nay gần 50 cơ sở đại học sẽ sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của 
Đại học Quốc gia Hà Nội để tuyển sinh năm 2022. Trong đó 60-70% chỉ tiêu các 
trường “ TOP ” đầu dựa vào điểm thi này như Đại học ngoại thương, Đại học kinh 
tế quốc dân...vì vậy khi được làm các bài tập câu hỏi dạng PISA theo định hướng 
phát triển năng lực giúp HS làm quen với dạng bài thi, bố cục từng phần, cách thức 
trả lời câu hỏi để không bị bỡ ngỡ khi làm bài thi chính thức. 
 Qua nghiên cứu về PISA, tôi nhận thấy rằng cần thiết mở rộng các bài tập 
dạng này cho học sinh THPT, đặc biệt phù hợp khi Việt Nam đang chuyển từ bối 
cảnh dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực người học. Những 
ưu điểm của bài tập PISA đáp ứng được yêu cầu của cách đánh giá mới này. 
 Với mục đính nhằm thiết kế theo chủ đề các bài tập câu hỏi dạng PISA để sử 
dụng trong quá trình xây dựng kiến thức mới trên lớp, hoặc để ôn bài và có thể sử 
dụng để thiết kế đề kiểm tra kết quả học tập các bài trong hóa học hữu cơ 12 theo 
hướng tiếp cận CTPT 2018. Đây là một chương mà kiến thức các em được học gắn 
liền với các tình huống hay gặp ở thực tiễn cũng như ứng dụng nhiều đời sống và 
khoa học kĩ thuật. Do vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Thiết kế và vận dụng hệ thống 
bài tập Hóa học Hữu cơ 12 theo định hướng chương trình phổ thông mới 2018 
tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực cho học sinh” 
 Đề tài cũng sẽ nghiên cứu các phương pháp để ứng dụng công nghệ thông 
tin vào quá trình kiểm tra, giảm tải áp lực cho người dạy. Với mong muốn những 
học sinh tiếp cận, làm quen được với cách thức ra đề không chỉ trong các tiết kiểm 
tra, mà ngay cả ôn tập hằng ngày, kể cả khi không đến lớp. Tôi mạnh dạn xây dựng 
các bài tập dạng Pisa nhưng có ứng dụng công nghệ thông tin để học sinh có thể 
học tập trực tuyến, mọi lúc mọi nơi. 
 1 
 PHẦN II: NỘI DUNG 
I. CỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 
I.1. Cở sở lí luận 
I.1.1. Vài nét khái quát về PISA – Chương trình “ Đánh giá học sinh quốc tế”? 
 Vào năm 1997, các nước công nghiệp phát triển nhất trí tham gia vào một dự 
án xây dựng các tiêu chí, phương pháp, cách thức kiểm tra và so sánh học sinh 
giữa các nước trong OCED và nước khác trên thế giới, được biết đến với tên gọi 
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programe for International Student 
Assessment – PISA) 
 Tham gia vào dự án này là các chuyên gia giáo dục hàng đầu, phối hợp với 
chính phủ các nước OECD. Hội đồng nghiên cứu giáo dục của Australia đã hộ trợ 
quá trình này thông qua việc xây dựng phương pháp, quy trình điều tra thiết kế 
phiếu điều tra theo tiêu chuẩn thống nhất, xây dựng chương trình kiểm tra trên máy 
tính, xây dựng và phát triển những phần mềm lưu giữ và phân tích số liệu. 
 PISSA được tổ chức 3 năm một lần. Lần đầu tiên PISSA được triển khai vào 
năm 2000 với 43 nước tham gia trong đó có 14 nước không thuộc khối OECD. 
PiSA cung cấp cho chính phủ các nước tham gia dự án những kết quả mang tính 
thực nghiêm giúp cho chính phủ các nước điều chỉnh hệ thống giáo dục trên cơ sở 
dữ liệu mang quy mô lớn và đáng tin cậy. PISA kiểm tra, đánh giá khả năng thích 
nghi của học sinh đối với những thách thức của xã hội tri thức. PISA kiểm tra, 
đánh giá tập trung vào ba mảng kỹ năng đó là: Khoa học, đọc hiểu và toán học( 
năm 2003 PISA bổ sung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, năm 2012 bổ sung 
đánh giá năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và năng lực tài chính, năm 
2015 bổ sung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm) 
 I.1.2. Đặc điểm của bài thi dạng PISA. 
Các câu hỏi của PISA đều xuất phát từ bối cảnh, tình huống và những vấn đề thực 
tiễn gắn với cuộc sống cá nhân, cộng đồng hay toàn cầu và có thể xảy ra hàng 
ngày. Các câu hỏi của PISA đề cập nhiều phương diện, nhiều chủ đề. Vì thế, đề thi 
PISA rất phong phú về chủng loại, bao phủ toàn bộ nội dung trong chương trình ở 
trường phổ thông. Hơn nữa, chúng được thiết kế dưới dạng các bài tập, đa dạng, 
sinh động, có minh hoạ bằng hình ảnh, bảng biểu, đồ thị và thách thức người giải 
bởi lời dẫn hay cách đặt các câu hỏi, từ dễ đến khó. 
Một vài đặc điểm nổi trội tạo nên tính đặc thù của các câu hỏi dạng PISA, đó là: 
+ Tất cả các bước của quy trình cần tập trung vào đánh giá năng lực của học sinh 
như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng đã học.... 
+ Tích hợp nội dung hóa học trong một tình huống gắn với một bối cảnh thực tế 
nào đó. 
+ Việc xác định nội dung cần dạy hay bài toán thực tiễn tương ứng cần đảm bảo 
hết sức chặt chẽ, sao cho lời giải tối ưu (hay kết quả gần đúng nhất, sát hợp nhất) 
của bài toán thực tiễn phải tương thích nội dung dạy học. 
 3 
Các bài thi, câu hỏi của Pisa như đã nói ở trên không tập trung vào các kiến thức ở 
trong trường phổ thông mà tập trung vào việc học sinh vận dụng được chúng như 
thế nào vào cuộc sống. Thông qua những nhiệm vụ được giao ở thực tiễn, người 
học phải vận dụng kiến thức kĩ năng đã được học ở trường để giải quyết nó. Pisa 
đề ra những tình huống gắn liền với thực tiễn, không bắt buộc người học phải học 
thuộc một cách máy móc mà chú trọng đến việc người học sẽ sử dụng những kiến 
thức đó như thế nào. 
 Và hơn hết đánh giá của Pisa hướng đến việc để học sinh phát huy được ý kiến 
cá nhân, không phải ghi nhớ một cách thụ động, các câu hỏi của Pisa không đơn 
thuần là câu hỏi trắc nghiệm, mà các câu trắc nghiệm này có những ý kiến của bản 
thân. Đáp án nhận được không bao giờ cũng là đúng hoặc sai như ta vẫn gặp, mà 
đáp án tôn trọng câu trả lời của người học, có trả lời đúng một cách đầy đủ, trả lời 
đúng nhưng chưa đầy đủ hoặc không trả lời. Câu hỏi của Pisa đã phát huy ưu điểm 
của hai hình thức thi cử hay gặp là trắc nghiệm và tự luận. Các câu hỏi trả lời ngắn 
hay trả lời dài của Pisa đã hạn chế được nhược điểm của câu hỏi trắc nghiệm chúng 
ta vẫn dùng là không thể hiện được tính sáng tạo, tư duy logic, khả năng biểu cảm 
trước các vẫn đề hay gặp. 
 Tóm lại, bài thi của Pisa chú trọng phát triển năng lực người học, phù hợp với 
đổi mới kiểm tra đánh giá mà chúng ta đang tích cực hướng đến. Về lâu về dài việc 
học tập cần thiết gắn liền với cuộc sống, quay lại phục vụ cuộc sống thì việc học 
mới thiết thực, việc đổi mới mới có ý nghĩa. Hình thức kiểm tra Pisa cũng phù hợp 
với sự thay đổi những năm tiếp theo mà giáo dục đang hướng tới. 
 I.1.5. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA. 
 Bước 1:Xác định chủ đề PISA 
- Với kì thi khảo sát của Pisa trong mỗi bộ đề thi sẽ có nhiều đề, trong mỗi một đề 
sẽ có các bài, trong mỗi bài lại có những câu hỏi liên quan đến bài đó. Bài ở đây 
không nhất thiết phải là bài học trên lớp mà có thể là một nội dung cụ thể nào đó. 
 - Như vậy đầu tiên chúng ta cần xác định mục tiêu giáo dục đó là với chủ đề này 
chúng ta sẽ hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực nào, lựa chọn các 
đơn vị kiến thức gồm chương nào, bài nào, chủ đề nào từ đó cần xác định nội dung 
kiến thức mà học sinh phải đạt được sau khi làm bài tập. 
 - Lựa chọn và xây dựng chủ đề có ý nghĩa về mặt khoa học, gắn liền với thực tiễn 
và đời sống, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề của học sinh. Xây dựng hoặc 
trích dẫn thông tin để tạo ngữ cảnh của bài tập, đồng thời lựa chọn các kiểu câu hỏi 
theo mẫu của PISA sao cho phù hợp với nội dung kiến thức và sự phát triển năng 
lực của học sinh. 
Bước 2: Thiết kế các câu hỏi theo các mức độ, xây dựng hướng dẫn chấm và mã 
hóa cho từng câu trong bài. 
Mỗi bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA thường rất mở, sát thực tiễn và có 
nhiều cách giải nên đáp án trả lời của bài tập này được xây dựng rất công phu theo 
các mức độ khác nhau đã được mã hóa:mức tối đa, mức chưa tối đa và không 
 5 
Bước 3: Đưa vào sử dụng trong các tiết học. 
- Trước khi đưa vào sử dụng trong các tiết dạy cần kiểm tra thử. Việc kiểm tra thử 
sẽ phát hiện những bất hợp lý và là thước đo tính khả thi của bài tập để từ đó giáo 
viên có phương pháp sử dụng bài tập đã xây dựng theo hướng tiếp cận PISA một 
cách khoa học hơn, giúp cho học sinh phát triển năng lực tốt hơn. 
- Đưa vào sử dụng trong các tiết học, sau đó xem xét lại mức độ phù hợp của các 
câu hỏi hay chưa. Từ đó chỉnh sửa và lưu trữ để sử dụng cho các tiết dạy lần sau. 
Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá lại sự phù hợp của các phương pháp dạy học 
trên lớp cũng như sự nắm được kiến thức kĩ năng của học sinh ra sao để có những 
cách làm cho phù hợp. 
I.2. Cở sở thực tiễn 
 Năm 2022-2023 Việt Nam sử dụng chương trình sách giáo khoa mới thực 
hiện dạy, học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực HS, vì vậy càng 
cần thiết khi tham gia PISA chu kì 2022 và các chu kì tiếp theo để đánh giá năng 
lực người học một cách bài bản, khoa học. Các bài tập theo định hướng PISA góp 
phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, học tập quốc tế về đánh giá 
chất lượng giáo dục, nhất là đổi mới về kỹ thuật và phương pháp đánh giá, đưa ra 
cách tiếp cận mới về dạy – học, kiểm tra thi và đánh giá. 
 Bên cạnh đó năm học 2021- 2022 tình hình dịch bệnh COVID- 19 phức tạp 
và kéo dài vì vậy đa HS phải học trực tuyến nên có nhiều khó khăn trong quá trình 
kiểm tra đánh giá HS. Để khắc phục khó khăn đó chúng tôi đã tìm hiểu, sử dụng và 
hướng dẫn sử dụng một số phần mềm để hỗ trợ quá trình kiểm tra đánh giá năng 
lực HS, vừa giúp cho GV có thể kiểm tra đánh giá năng lực và quá trình học tập 
của HS, vừa giúp cho HS học tập mọi lúc mọi nơi. 
 Thực tế hiện nay các em học sinh việc thi cử chú trọng ghi nhớ, tái hiện, quay 
cuồng với các bài toán hóc búa làm các em khá mệt mỏi và mất đi tình yêu đối với 
môn học, nhiều khi không biết học để làm gì. Đổi mới dạy học theo hướng phát 
triển năng lực không bắt buộc phải ghi nhớ quá nhiều vì mỗi bài kiểm tra đã có 
phần dẫn để các em trả lời các câu hỏi, những câu hỏi có câu trả lời mang màu sắc 
cá nhân giúp các em thể hiện được cái tôi trước những vấn đề gặp phải. 
 Trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh chúng tôi 
luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, để HS ngày 
càng hứng thú và yêu thích bộ môn hóa học. Từ đó, chúng tôi luôn suy nghĩ, tìm ra 
giải pháp hiệu quả nhất nhằm làm phong phú hơn tiết dạy của mình, giúp học sinh 
hứng thú với môn học góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như góp phần 
vào công cuộc đổi mới mạnh mẽ phương pháp và hình thức đánh giá học sinh, tạo 
hứng thú, khơi dậy sự sáng tạo, tìm tòi khám phá cho HS tôi mạnh dạn trình bày 
SKKN “Thiết kế và vận dụng hệ thống bài tập Hóa học Hữu cơ 12 theo định 
hướng chương trình phổ thông mới 2018 tiếp cận PISA nhằm phát triển năng 
lực cho học sinh” 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_van_dung_he_thong_bai_tap.pdf