Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng tình huống có vấn đề để dạy một số bài trong chương I Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực

pdf 30 trang sk12 20/12/2024 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng tình huống có vấn đề để dạy một số bài trong chương I Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng tình huống có vấn đề để dạy một số bài trong chương I Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng tình huống có vấn đề để dạy một số bài trong chương I Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1.1 Lý do chọn đề tài 
 Giáo dục phổ thông đang thực hiện bước chuyển từ chương trình tiếp cận 
giáo dục nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm 
đến việc học sinh học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì thông 
qua việc học. Để làm được điều đó, thì phải thực hiện thành công việc chuyển từ 
phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận 
dụng kiến thức, rèn luyện kỷ năng, hình thành năng lực và phẩm chất người học. 
 Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và 
học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng 
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi 
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ 
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. 
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý 
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng 
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. 
 Trong những năm qua phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các 
phương pháp dạy học tích cực. Các thuật ngữ như phương pháp dạy học tích 
cực, dạy học dựa trên dự án, dạy học theo Stem, dạy học theo Modunle, dạy học 
giải quyết vấn đề, dạy học theo chủ đềNhằm để hình thành và phát triển năng 
lực cho học sinh như năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; 
năng lực sáng tạo ; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và 
truyền thôngTrong đó, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải 
quyết vấn đề của học sinh là mục tiêu quan trọng, qua đó thúc đẩy sự hình thành 
và phát triển các năng lực khác. 
 Để có thể đạt được mục tiêu đó, phương pháp dạy học cần phải đổi mới 
sao cho phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học, để học sinh có thể tham gia 
vào hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề; góp phần hình thành năng lực 
hành động, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, từ đó bồi 
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời. 
Vì vậy tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết vấn đề gặp phải 
trong học tập, trong cuộc sống cá nhân , gia đình và cộng đồng. 
 Để góp phần thực hiện đổi mới trong dạy học bộ môn sinh học chúng tôi 
đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng tình huống có vấn đề để dạy một số bài 
trong chương I – Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học lớp 12 theo định hướng 
phát triển năng lực” 
 1 
 - Dự giờ, thăm lớp, kiểm tra khả năng thiết lập tình huống có vấn đề trong 
dạy học chương trình Sinh học THPT và khả năng tiếp thu của học sinh. 
 - Tọa đàm, trao đổi trực tiếp với GV và học sinh. 
 1.5.4. Thực nghiệm sư phạm. 
 - Giảng dạy một số tiết học theo giáo án đã soạn, có sử dụng những tình 
huống có vấn đề đã xây dựng trong phần phần cơ chế di truyền và biến dị. Nhằm 
đánh giá khả năng tiếp thu bài mới của phương pháp mới. 
 - Lớp đối chứng giảng day theo phương pháp truyền thống 
 1.5.5. Phương pháp xử lý số liệu 
 Các số liệu thu được trong thực nghiệm khảo sát và thực nghiệm sư phạm 
được xử lý bằng các tham số thống kê toán học trên phần mềm Microsoft Exel. 
Sau đó phân tích kết quả định lượng bằng thống kê toán học để phân loại trình 
độ HS và đánh giá mức độ lĩnh hội của từng HS. Các số liệu thu được của lớp 
TN và lớp ĐC được chấm theo thang điểm 10 và được xử lí bằng thống kê toán 
học. 
 3 
 2.1.3. Mục đích và ý nghĩa của việc áp dụng tình huống có vấn đề 
trong dạy học. 
 Tình huống có vấn đề hạt nhân của dạy học nêu vấn đề, hay nói cách 
khác bản chất của dạy học nêu vấn đề là các tình huống có vấn đề. Như vậy việc 
tạo ra tình huống có vấn đề là vô cùng quan trọng, có vai trò quyết định đến sự 
thành công của giờ học. Mặt khác việc sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy 
học không chỉ giúp học sinh hiểu sâu, nắm vững kiên thức, kĩ năng, kĩ xão mà 
còn làm tăng sự hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh. Việc sử dụng tình 
huống có vấn đề trong dạy học còn có ý nghĩa quan trọng là nó có khả năng biệt 
hóa cao độ. 
 Việc tạo tình huống có vấn đề trong dạy học còn có các mục đich sau: 
 + Việc tạo tình huống có vấn đề nhằm lôi cuốn sự chú ý của học sinh đối 
với câu hỏi, nhiệm vụ, chủ đề học tập, gây cho học sinh hứng thú nhận thức. 
 + Đặt ra trước mắt học sinh những khó khăn nhận thức vừa phải và sự 
khắc phục những khó khăn để đẩy mạnh hoạt động nhận thức của học sinh. 
 + Tạo tình huống có vấn đề nhằm tạo ra trước mắt học sinh những mâu 
thuẫn giữa yêu cầu nhận thức của học sinh và sự không thõa mãn với vốn kiến 
thức, kĩ năng, kĩ xão đã có. 
 + Giúp học sinh xác định được vấn đề cơ bản của nhiệm vụ nhận thức 
trong câu hỏi, trong bài tập và kế hoạch giải quyết những khó khăn nhận thức 
đó. 
 Ngoài ra tạo tình huống có vấn đề còn giúp học sinh xác định giới hạn 
kiến thức cần nắm vững cần thiết trước đây và chỉ ra hướng tìm kiếm con đường 
phù hợp hơn từ tình huống có vấn đề. 
 2.1.4 Ưu- nhược điểm của dạy học tình huống. 
 * Ưu điểm. 
 Đây là phương pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực 
của học sinh vào quá trình học tập; phát triển các kỹ năng học tập, giải quyết vấn 
đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán kết quả, kỹ năng giao tiếp của học sinh; tăng 
cường khả năng tư duy độc lập, tính sáng tạo, tiếp cận tình huống dưới nhiều 
góc độ; cho phép phát hiện ra những giải pháp cho tình huống phức tạp; chủ 
động điều chỉnh được các nhận thức, hành vi kỹ năng của học sinh. 
 * Nhược điểm 
 Để thiết kế được tình huống phù hợp nội dung, mục tiêu đào tạo, trình độ 
học sinh, kích thích được tính tích cực của học sinh đòi hỏi cần nhiều thời gian 
và công sức. Đồng thời giáo viên cần phải có kiến thức, kinh nghiệm sâu rộng; 
có kỹ năng kích thích, phối hợp tốt trong quá trình dẫn dắt, tổ chức thảo luận và 
giải đáp để giúp học sinh tiếp cận kiến thức, kỹ năng. 
 5 
 Việc chuẩn bị bài và hoàn thành các nội dung của giáo viên giao trước khi 
đến lớp đạt 45,5%. Số học sinh cho rằng việc học bài chỉ mang tính chất học 
thuộc lòng nhằm đối phó giáo viên chiếm 47,5%. Số HS chịu khó đọc bài mới, 
ghi lại thắc mắc để hỏi GV chỉ chiếm 7,1%. Như vậy phần lớn HS chỉ học bài ở 
nhà một cách thụ động. 
 Về ý thức học tập trên lớp: Đa số HS chờ GV trả lời boặc giải bài tập 
chiếm 71,7%; một số HS nghe sự trả lời boặc giải bài tập của bạn chiếm 15,5%. 
Số HS suy nghĩ, chủ động xây dựng bài chiếm tỉ lệ thấp 12,8%. 
 2.2.1.2. Về giảng dạy của giáo viên 
 Bảng 2.2. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên Sinh 
 học 
 Mức độ sử dụng 
 Số Thường Không Không 
 Phương pháp 
 TT xuyên thường xuyên sử dụng 
 SL % SL % SL % 
 1 Thuyết trình 11 55,0 9 45,0 0 0 
 Hỏi đáp tái hiện 
 2 14 70,0 5 25,0 1 5,0 
 thông báo 
 Dạy học có sử dụng 
 3 2 10,0 13 65,0 5 25,0 
 bài tập thực nghiệm 
 Làm việc với SGK, 
 4 12 60,0 6 30,0 2 10,0 
 tài liệu 
 5 Hỏi đáp tìm tòi 5 25,0 9 45,0 6 30,0 
 Dạy học hợp tác 
 6 6 30,0 8 40,0 3 30,0 
 theo nhóm 
 Dạy học có sử dụng 
 7 tình huống có vấn 5 25,0 11 55,0 4 20,0 
 đề 
 Dạy học có sử dụng 
 8 7 35,0 10 50,0 3 15,0 
 sơ đồ, bảng biểu 
 Dạy học có sử dụng 
 9 6 30,0 11 55,0 3 15,0 
 phiếu học tập 
 7 
 Do thi cử kiểm tra vẫn còn nặng về tái hiện kiến thức, nên học sinh vẫn 
chọn theo cách học thuộc lòng. 
 Phần nhiều học sinh chưa biết cách học, chỉ quen với cách học thuộc lòng 
những nội dung mà giáo viên cho ghi, chưa chú ý phân tích, chứng minh bản 
chất nội dung đó. Học sinh chưa chủ động sáng tạo để lĩnh hội kiến thức. 
 Học sinh chưa có thói quen tự làm việc với sách giáo khoa, tham khảo các 
tài liệu khác để chủ động lĩnh hội kiến thức. Chỉ có một số ít học sinh tự nghiên 
cứu sách giáo khoa, tài liệu để học ở nhà. 
 2.3. Xây dựng tình huống có vấn đề 
 2.3.1. Nguyên tắc xây dựng tình huống có vấn đề. 
 Các nguyên tắc xây dựng tình huốn có vấn đề là cơ sở để xây dụng tình 
huống có vấn đề. Vì vậy, xây dựng tình huống có vấn đề phải tuân theo những 
nguyên tắc sau: 
 2.3.1.1 Tình huống có vấn đề phải có mâu thuẫn nhận thức 
 Tình hống có vấn đề phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, hay mâu thuẫn 
giữa cái đã biết và cái phải tìm, giữa nhiệm vụ nhận thức với trình độ học sinh 
về kiến thức, kĩ năng sẵn có. Do đó học sinh ý thức được những khó khăn trong 
tư duy hoặc hành động mà những hiểu biết chưa đủ để vượt qua. 
 Các sự kiện trong tình huống có vấn đề phải tồn tại với tư cách là một bài 
toán nhận thức gồm hai yếu tố : 
 - Các dữ kiện, bao gồm mọi thông tin đã cho một cách tường minh (những 
điều đã biết). 
 - Các yêu cầu, bao gồm những thông tin cần phải tìm ra cho tình huống đó 
(cái cần tìm). 
 Vì vậy khi xây dựng tình huống có vấn đề cần phải đảm bảo được 2 yếu 
tố trên và giáo viên phải gia công sư phạm cho những nội dung kiến thức của bài 
dựa trên những tri thức, kĩ năng sẵn có. 
 2.3.1.2. Tình huống có vấn đề phải gây ra nhu cầu nhận thức 
 Tình huống có vấn đề phải chứa yếu tố mới gây ngạc nhiên, hấp dẫn học 
sinh, thu hút sự chú ý và mong muốn giải quyết vấn đề của học sinh. Nếu tình 
huống đưa ra mà quá xa lạ, không thể giải quyết nó thì cũng chưa thể trở thành 
tình huống có vấn đề được. Vì vậy giáo viên phải cân nhắc tỉ lệ hợp lí giữa cái 
đã biết và cái chưa biết để gây cho học sinh trạng thái tâm lí có nhu cầu nhận 
thức, tạo ra tính tự giác tìm tòi của học sinh, đòi giải quyết vấn đề. 
 9 
 2.3.2.1. Xác định mục tiêu bài dạy 
 Xác định mục tiêu bài dạy là cơ sở quan trọng cho việc tiến hành thiết kế 
một bài cụ thể và đo lường thành quả học tập của học sinh. Trong kiểu dạy học 
truyền thống, người dạy thường lấy trình độ chung của toàn lớp làm căn cứ. 
Trong dạy học nêu vấn đề, giáo viên cần có sự phân hóa đối với những nhóm 
học sinh có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau, để mỗi học sinh đều phải nỗ 
lực tham gia xây dựng bài giảng; cần tính toán độ khó của nhiệm vụ, sao cho 
thích hợp cả nhóm học sinh giỏi và học sinh yếu. Nghĩa là bên cạnh mục tiêu 
chung cả lớp cũng cần phải tính đến mục tiêu riêng cho từng nhóm học sinh. Vì 
vậy cần căn cứ vào mục tiêu dạy học để lựa chọn tình huống dạy học. 
 2.3.2.2. Phân tích logic nội dung bài dạy, xác định các đơn vị kiến thức 
 dạy 
 Nội dung của một môn học, bài học đều có sự logic với nhau. Nội dung 
phần trước và phần sau luôn có mối quan hệ logic với nhau, phần trước là cơ sở 
để tiếp thu và nghiên cứu phần sau. Tình huống dạy học là tạo cho học sinh 
trạng thái tâm lí của chủ thể nhận thức khi vấp phải một mâu thuẫn, kích thích 
khả năng học tập và giải quyết vấn đề. Vì vậy phân tích logic nội dung bài học 
rất quan trọng, giúp giáo viên cân đối tỉ lệ hợp lý giữa điều chưa biết và điều đã 
biết. 
 Mặt khác, sách giáo khoa là tài liệu học tập, vừa là nguồn cung cấp kiến 
thức cho học sinh, vừa là phương tiện chủ yếu để giáo viên tổ chức hoạt động 
dạy học và gia công tình huống có vấn đề. Vì vậy, giáo viên cần phải phân tích 
nội dung bài dạy, phải xác định vị trí của bài trong chương, lượng kiến thức 
trong chương, trong bài, phải xác định trong tâm của bài của chương, phải xác 
định kiến thức nào cần cung cấp cho học sinh, kiến thức nào có thể hướng dẫn 
hướng tự lĩnh hội,.. 
 2.3.2.3. Thiết kế tình huống cho từng đơn vị kiến thức 
 Dựa trên phân tích nội dung bài học và xác định được các đơn vị kiến 
thức dạy, giáo viên xây dựng tình huống trên cơ sở đơn vị kiến thức đã xác định. 
 Theo GS. Đinh Quang Báo : "Tình huống có vấn đề là một trạng thái tâm 
lí của chủ thể nhận thức khi vấp phải một mâu thuẫn, một khó khăn về nhận 
thức. Mâu thuẫn và khó khăn đó vượt ra khỏi giới hạn của tri thức vốn có của 
chủ thể, bao hàm một điều gì đó chưa biết, đòi hỏi một sự tìm tòi tích cực, sáng 
tạo. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là phải gia công nội dung kiến thức, bài học 
để tạo cho học sinh xuất hiện mâu thuẫn chủ quan, xuất hiện trạng thái tâm lí 
muốn tìm tòi, khám phá, sáng tạo,...để giải quyết mâu thuẫn đó. Tuy nhiên 
không phải nội dung kiến thức nào cũng xây dựng được thành những tình huống 
có vấn đề. Nên giáo viên phải phân tích kỹ mục tiêu, nội dung, ...để có thể xây 
dựng tình huống có vấn đề. 
 11 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_tinh_huong_co_van.pdf