Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy môn Địa lí lớp 12 – Ban cơ bản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy môn Địa lí lớp 12 – Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy môn Địa lí lớp 12 – Ban cơ bản

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG ===***=== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 (BAN CƠ BẢN) Tác giả sáng kiến : TẠ THỊ THANH HÀ Mã sáng kiến : 38.58.01 Vĩnh Phúc, năm 2020 MỤC LỤC Trang 1. Lời giới thiệu... 1 2. Tên sáng kiến.. 2 3. Tác giả sáng kiến. 2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 2 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. 2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3 7. Mô tả bản chất của sáng kiến... 3 8. Những thông tin cần được bảo mật.. 74 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.. 74 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có). 75 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu... 76 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay nước ta đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, để tiến tới hội nhập với nền kinh tế - xã hội thế giới, nhằm tạo ra một sự phát triển vượt bậc vì mục tiêu nâng cao toàn diện đời sống nhân dân và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Để đạt được điều đó nhất thiết phải nâng cao năng lực về mọi mặt nguồn lực con người. Vì thế, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Giáo dục là phải đào tạo ra những con người lao động mới, có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thời kì đổi mới. Tại Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã ghi: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Nghị quyết đại hội Đảng cũng đã đề ra “Phải xác định rõ mục tiêu, nội dung đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo... Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học” để “đào tạo được những con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, tự lo được việc làm, lập nghiệp, và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Xu hướng mới hiện nay trong quá trình dạy học là “Lấy học sinh làm trung tâm”, tức là người dạy học phải phát huy tối đa tính tích cực chủ động của người học trong quá trình dạy học, phải đề cao vai trò chủ thể của người học trong quá trình nhận thức. Yêu cầu học sinh phải làm việc nhiều hơn để tự nắm kiến thức, tự tìm ra chân lí, thông qua nhiều biện pháp đổi mới về phương pháp cũng như vận dụng các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại. Để phù hợp với xu thế ngày nay, việc dạy và học phải được thay đổi theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học thông qua nhiều con đường như: Đổi mới về phương pháp, phương tiện dạy học... Một trong những hướng đó là thiết kế và sử dụng phiếu học tập, để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Phiếu học tập là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong dạy học Địa lí, phiếu học tập không chỉ là phương tiện truyền tải kiến thức mà còn hướng dẫn cách tự học cho học sinh, đồng thời thông qua đó rèn luyện năng lực tư duy, sáng tạo, sử dụng bản đồ, Atlat, phân tích sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê cho học 1 + Giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn, áp dụng vào công tác giảng dạy bộ môn Địa lí nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong các tiết học. 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ: Tháng 11 năm 2018. 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN 3 * Phạm vi Áp dụng cho nhiều bài học Địa lí lớp 12. * Giá trị sử dụng - Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Địa lí lớp 12. - Dùng cho học sinh tự nghiên cứu, học tập môn Địa lí 12 có hiệu quả hơn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Tổng kết kinh nghiệm giảng dạy môn Địa lí cấp THPT trong 10 năm và kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô giáo khác. - Phương pháp thử nghiệm. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp thống kê toán học – xử lí số liệu. - Phương pháp điều tra thực tiễn sư phạm. - Các phương pháp khác: phân tích – tổng hợp, so sánh 1.5. Cơ sở lí luận và thực tiễn của thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy môn Địa lí 12 (Ban cơ bản). 1.5.1. Khái niệm về phiếu học tập Trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì III, nhà xuất bản Đại học sư phạm, tác giả PGS.TS Nguyễn Đức Thành đã xây dựng khái niệm như sau: “Để tổ chức các hoạt động của học sinh, người ta phải dựng các phiếu hoạt động học tập gọi tắt là phiếu học tập. Còn gọi cách khác là phiếu hoạt động hay phiếu làm việc. Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập hay làm theo nhóm nhỏ, được phát cho học sinh để học sinh hoàn thành trng một thời gian ngắn của tiết học (từ 5-10 phút). Trong mỗi phiếu học tập có ghi rõ một vài nhiệm vụ nhận thức nhằm hướng tới hình thành kiến thức, kĩ năng hay rèn luyện thao tác tư duy để giao cho học sinh”. Theo PGS.TS. Trịnh Văn Biều “Phiếu học tập là bản ghi các yêu cầu hay các câu hỏi của giáo viên mà học sinh phải thực hiện trong giờ học trên lớp”. Như vậy, phiếu học tập là tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tậpkèm theo các gợi ý, hướng dẫn của giáo viên, dựa vào nhiệm vụ đó học sinh thực hiện, hoặc ghi các thông tin cần thiết để mở rộng kiến thức, bổ sung kiến thức, tìm hiểu nội dung hoặc củng cố bài học. 5 - Việc sử dụng phiếu học tập đã giúp đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên từ trình bày, giảng giải sang hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo học sinh. Mọi học sinh được tham gia hoạt động tích cực, không còn hiện tượng thụ động nghe giảng nữa.Việc sử dụng phiếu học tập sẽ giúp cho việc tổ chức hoạt động nhóm dễ dàng và hiệu quả hơn. - Phiếu học tập là một biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ học sinh trong việc tự chiếm lĩnh tri thức. Nó có tác dụng định hướng cho học sinh nắm bắt nội dung kiến thức, nội dung nào là trọng tâm? Học sinh sẽ biết mình phải học những nội dung nào trước, nội dung nào sau. - Thông qua việc hoàn thiện phiếu học tập, học sinh có thể tự đánh giá mình, tạo được hứng thú trong giờ học. Qua đó giáo viên có thể nắm bắt nhanh chóng trình độ, khả năng của học sinh để kịp thời điều chỉnh phương pháp giúp tăng hiệu quả dạy học. - Việc sử dụng phiếu học tập trong giờ học còn giúp giáo viên nghiên cứu bài học kĩ hơn, tự tin vào bài giảng của mình. 1.5.4. Thực trạng thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy môn Địa lí. Phiếu học tập là một phương tiện dạy học rất hữu ích trong quá trình học tập của học sinh. Trong quá trình giảng dạy các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng, đa số các giáo viên đã thiết kế và sử dụng phiếu học tập để giúp học sinh tìm hiểu kiến thức đồng thời củng cố, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên tần suất sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy còn rất ít. Giáo viên thiết kế và sử dụng phiếu học tập chủ yếu để cho HS tìm hiểu kiến thức mới. Thậm chí giáo viên chỉ sử dụng phiếu học tập khi đó là các tiết dự giờ thao giảng, kiểm tra, đánh giá đã có kế hoạch trước. Việc xây dựng và sử dụng phiếu học tập chưa phù hợp, chưa phát huy hết tác dụng của phiếu học tập. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhiều giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của phiếu học tập trong giảng dạy môn Địa lí. Bên cạnh đó thì nguyên nhân cơ bản nhất là việc thiết kế phiếu học tập mất khá nhiều thời gian và kèm theo cả chi phí in ấn. Việc tổ chức các hoạt động học tập khi sử dụng phiếu học tập cũng đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng hơn để có thể hỗ trợ học sinh. 7 18 23 Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt. 19 24 Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp 20 25 Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 21 26 Cơ cấu ngành công nghiệp 22 27 Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm 23 28 Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp 24 29 Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp 25 30 Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc 26 31 Vấn đề phát triển thương mại, du lịch. 27 32 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ 28 33 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. 29 35 Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ 30 36 Vấn đề phát triển kinh tế- xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ 31 37 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên 32 38 Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ 33 39 Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ 34 40 Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ 35 41 Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long 36 42 Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo. 37 43 Các vùng kinh tế trọng điểm 38 44-45 Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố 9 - Bước 6: Xây dựng, kiểm tra phiếu học tập (thông tin phản hồi) - Bước 7: Xây dựng đáp án cho phiếu học tập 2.2.4. Kinh nghiệm khi thiết kế một phiếu học tập - Sử dụng câu dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể. - Nội dung phù hợp, đúng trọng tâm. - Nên thiết kế phiếu học tập kết hợp kênh chữ và kênh hình để tăng hứng thú học tập cho học sinh. - Tùy từng bài học để xây dựng phiếu học tập theo các hình thức khác nhau. - Mỗi bài học chỉ nên thiết kế tối đa 3 phiếu học tập để tránh tình trạng học sinh bị quá tải với khối lượng công việc dẫn đến nhàm chán trong học tập. - Hình thức trình bày đẹp, khoa học. 2.3. Sử dụng phiếu học tập trong dạy học môn Địa lí 2.3.1. Quy trình sử dụng phiếu học tập - Bước 1: GV phát phiếu học tập cho từng học sinh (nhóm học sinh). - Bước 2: GV nêu yêu cầu, nội dung, các hoạt động học sinh cần thực hiện trên phiếu học tập. - Bước 3: GV hỗ trợ, hướng dẫn HS hoàn thiện phiếu học tập khi cần thiết. - Bước 4: GV tổ chức cho HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập đã giao. - Bước 5: GV và HS cùng đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của học sinh. 2.3.2. Một số thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phiếu học tập trong dạy học Địa lí * Thuận lợi - Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp cho việc thiết kế phiếu học tập nhanh và đẹp hơn. - Trong mỗi bài học đều có các câu hỏi, giáo viên có thể dựa vào đó để thiết kế phiếu học tập. - Phương tiện, thiết bị dạy học của các nhà trường tương đối đầy đủ như: bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam, tranh ảnh, máy chiếu. GV có thể đặt các câu hỏi 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_phieu_hoc_tap_tron.docx