Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng câu hỏi để kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945-1975) ở trường THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng câu hỏi để kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945-1975) ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng câu hỏi để kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945-1975) ở trường THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945 - 1975) Ở TRƯỜNG THPT Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Phương Loan Mã sáng kiến: 12.57 Lập Thạch, Năm 2020 3. Nội dung báo cáo BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu * Lý do chọn đề tài Dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình sư phạm phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố hợp thành như mục tiêu, nội dung dạy học, phương tiện, hình thức dạy học, phương pháp dạy học, môi trường dạy học, kiểm tra đánh giá Các yếu tố này không tách rời mà có mối quan hệ chặt chẽ bổ xung cho nhau. Chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông chỉ có thể nâng lên theo hướng tích cực nếu có sự tham gia đồng bộ của các yếu tố trên, một yếu tố lạc hậu sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố còn lại và đến chất lượng dạy học. Kiểm tra, đánh giá là một yếu tố quan trọng có mối quan hệ tương tác phản hồi với các yếu tố khác của quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá giúp nhìn nhận một cách chính xác hơn trình độ năng lực học tập của học sinh, giúp giáo viên thu được đầy đủ thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập, mức độ đạt được hay chưa đạt được của học sinh theo mục tiêu môn học. Đồng thời, kiểm tra, đánh giá cũng góp phần điều chỉnh, hỗ trợ các yếu tố khác của quá trình dạy học, mở đầu một chu trình mới để chuyển hóa quá trình này lên một giai đoạn phát triển cao hơn. Chính vì vậy, muốn đổi mới quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì đổi mới kiểm tra, đánh giá là điều quan trọng và cần thiết. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ:“Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá lực và việc hành thành, phát triển năng lực cho học sinh. Tác giả Nguyễn Đình Chỉnh trong cuốn “Vấn đề đặt câu hỏi của giáo viên đứng lớp, kiểm tra, đánh giá việc học tập của học sinh”, NXB Hà Nội, 1995 đã trình bày khá chi tiết về câu hỏi trong dạy học. Tác giả cho rằng “Đặt câu hỏi của giáo viên đứng lớp là việc hết sức quan trọngNó vừa là kiến thức, vừa là kinh nghiệm sống vừa là nghệ thuật”[10; tr 5]. Tác giả Dương Triệu Tống trong cuốn “Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập (phương pháp thực hành)”, Bộ Giáo dục Đào tạo trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 1995 đã trình bày khá đầy đủ chi tiết về trắc nghiệm khách quan và đo lường. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những dạng câu trắc nghiệm về một số môn học trong đó có môn Lịch sử. Tác giả Trần Bá Hoành trong cuốn “Đánh giá trong giáo dục (dùng cho các trường Đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm)”, NXB Giáo dục, 1996 đã đề cập đến các vấn đề như khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá, các phương pháp kĩ thuật đánh giá Đặc biệt trong phần 3 Các phương pháp kiểm tra, đánh giá, tác giả đã đề cập đến vấn đề làm thế nào để sử dụng câu hỏi có hiệu quả. Những công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục lịch sử Trong giáo trình “Phương pháp dạy học, tập 2”, tác giả Phan Ngọc Liên (Chủ biên), NXB Đại học Sư phạm, xuất bản năm 1992, sau đó được tái bản có sửa chữa và bổ xung vào các năm như 1998 – 1999, 2001 – 2002, 2011 – 2012 các tác giả đã đề cập đến vai trò, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá cũng như vấn đề sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tác giả Vũ Quang Hiển – Hoàng Thanh Tú (đồng chủ biên) trong giáo trình “Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014 đã tập trung nghiên cứu về các phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông và một số khái niệm có liên quan. Các tác giả đã đề cập đến dục số 191, năm 2008. Hệ thống câu hỏi, bài tập trong dạy học lịch sử triều Nguyễn và xã hội Việt Nam thế kỷ XIX ở trường THPT, tác giả Trần Quốc Tuấn, tạp chí giáo dục số 121, năm 2005 Như vậy, có thể nhận thấy vấn đề kiểm tra, đánh giá và sử dụng câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra, đánh giá đã được nhiều nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước đề cập đến. Tuy nhiên việc sử dụng câu hỏi để kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho học sinh, vận dụng vào chương trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, lớp 12 THPT – Chương trình chuẩn, tính đến thời điểm hiện tại chưa có một tác giả nào đề cập đến. Vận dụng và kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đó, đề tài tập trung vào việc nghiên cứu một số biện pháp thiết kế và sử dụng câu hỏi để kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực khi dạy học phần lịch sử Việt Nam (1945 – 1975) ở trường THPT. 2. Tên sáng kiến: Thiết kế và sử dụng câu hỏi để kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945 – 1975) ở trường THPT 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LOAN - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch – Vĩnh Phúc 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Phương Loan 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : 8/10/2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: Chương 1. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN năng lực và nhân cách cho người học. Muốn làm được điều đó, giáo viên cần chú trọng vào tất cả các khâu trong quá trình dạy học từ nội dung, hình thức đến phương pháp và cuối cùng là kiểm tra, đánh giá. Thông qua việc đặt câu hỏi trong kiểm tra, đánh giá giáo viên có thể kiểm tra được mức độ tiếp thu của học sinh đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa để từ đó có những điều chỉnh phù hợp. * Xuất phát từ đặc trưng của việc dạy học lịch sử Dạy học lịch sử cũng như dạy học bất cứ môn học nào trong nhà trường phổ thông đều nhằm cung cấp kiến thức, hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục nhân cách cho học sinh. Điều này giúp các em hiểu được sự phát triển hợp quy luật của tự nhiên và xã hội, vận dụng sáng tạo những hiểu biết vào thực tiễn. Tuy nhiên, so với các môn học khác lịch sử cũng có một số đặc điểm riêng mà các môn học khác không có. Một là, dạy học lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài người từ nguồn gốc đến nay trên tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội. Do đó, trong học tập lịch sử học sinh không thể trực tiếp quan sát các sự kiện lịch sử đã từng tồn tại trong quá khứ, kể cả những sự kiện hiện tượng đang diễn ra nhưng ngoài tầm mắt của các em. Hai là, lịch sử là cái đã xảy ra, không lặp lại, không thể tái diễn nguyên vẹn như cũ nên trong dạy học, giáo viên không thể tái hiện lại các sự kiện trong phòng thí nghiệm để học sinh trực tiếp quan sát. Do đó, để hiểu được lịch sử học sinh phải vận dụng nhiều kỹ năng như phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá hay suy luận Ba là, xuất phát từ đặc trưng của bộ môn mà việc dạy học Lịch sử phải vừa tuân theo quy luật của nhận thức vừa phải tính đến đặc thù của môn học. Quy luật chung của quá trình nhận thức đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa, trong khi việc nhận tức Lịch sử lại đi từ xa tới gần đòi hỏi người dạy phải vụ của học sinh tiếp thu và ghi nhớ. Các kỹ năng như liên hệ, so sánh, phân tích, tổng hợp, liên hệ thực tếrất ít được áp dụng vì thế nó triệt tiêu tính sáng tạo và chủ động của người học. Vì vậy, phương án đổi mới kiểm tra, đánh giá chú trọng đến năng lực của học sinh sẽ là bước đột phá nhằm khắc phục những hạn chế trên. Việc giáo viên đưa ra những câu hỏi phù hợp để kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình dạy học, sau một bài, một chương hay một kỳ học không chỉ giúp kiểm tra những kiến thức mà học sinh đã tiếp thu được mà còn giúp các em phát triển kĩ năng, rèn luyện thái độ qua đó hình hành năng lực cho học sinh. 1.1.2. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài Khái niệm câu hỏi, câu hỏi trong dạy học lịch sử. Câu hỏi (tiếng Anh và tiếng Pháp – “Question”) là “thuật ngữ dùng để chỉ việc nêu vấn đề trong nói hoặc viết, đòi hỏi phải có cách giải quyết”[12; tr 50] hay “Câu hỏi là kiểu câu nghi vấn có mục đích tìm hiểu, làm rõ sự kiện hay sự vật nhất định, đòi hỏi sự cung cấp, giải thích, nhận xét, đánh giá thông tin về sự vật, sự mô tả, phân tích, so sánh có liên quan đến sự vật và về bản thân sự vật dưới hình thức trả lời, đáp lại”[29; tr 231]. Câu hỏi được sử dụng phổ biến trong cuộc sống và trong dạy học. Trong cuộc sống hàng ngày, trước các vấn đề còn hoài nghi hay thắc mắc con người thường đặt ra các câu hỏi. Không chỉ dùng trong cuộc sống, câu hỏi còn được dùng trong dạy học, tuy nhiên câu hỏi trong cuộc sống và câu hỏi trong dạy học không hoàn toàn giống nhau. Nếu như, trong cuộc sống muốn hỏi ai đó một điều gì thì người hỏi thường chưa biết điều đó hoặc biết một cách chưa rõ ràng. Ngược lại, câu hỏi giáo viên đưa ra trong quá trình dạy học lại là những câu hỏi mà giáo viên đã dự kiến trước câu trả lời và mục đích đặt câu hỏi của giáo viên không phải là đánh đố hay làm khó học sinh mà những câu hỏi đó chủ yếu xoay quanh những vấn đề học sinh đã học hoặc trên cơ sở những kiến thức đã học, học sinh có thể đưa ra câu trả lời một cách thông minh, sáng tạo. Vì vậy, “nghệ thuật đặt câu hỏi của giáo viên trong quá trình giảng dạy bao giờ cũng mang yếu tố mở, mang yếu tố Ví dụ, giáo viên có thể đặt câu hỏi: “Trình bày những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám?”, nhưng với bài tập thì phải là: “Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn:“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”. Dựa vào những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến ngày 19 – 12 – 1946, em hãy làm rõ nhận định trên”. Từ đó chúng ta nhận thấy, bài tập có thể chứa đựng hai hay nhiều câu hỏi nhưng không phải bất kỳ câu hỏi nào cũng có thể trở thành bài tập. Chỉ khi câu hỏi mang yếu tố nêu và giải quyết vấn đề kèm theo dữ kiện thì câu hỏi đó mới được xem là bài tập. Do đó, để giải quyết được những bài tập như vậy đòi hỏi học sinh phải đầu tư nhiều thời gian công sức và trí tuệ cao hơn khi giải quyết các câu hỏi. Từ sự phân tích trên, theo chúng tôi câu hỏi là khái niệm có nội hàm rộng nhất, tùy vào cách ra câu hỏi của giáo viên, một số trường hợp câu hỏi trở thành bài tập và một số trường hợp câu hỏi trở thành bài tập nhận thức “Nếu câu hỏi được sử dụng để yêu cầu học sinh rèn luyện vận dụng những điều đã biết, đã học nhằm hoàn thành một nhiệm vụ hoặc thực hiện một mục đích đề ra thì đó là bài tập. Nếu câu hỏi mà việc trả lời nó không chỉ là tái hiện kiến thức, không chỉ đòi hỏi sự nhớ lại đơn thuần mà nhằm hình thành kiến thức với chất lượng mới bằng các thao tác tư duy phức tạp thì trở thành bài tập nhận thức”[12; tr 52]. Năng lực là một khái niệm phức tạp và có nhiều cách giải thích khác nhau. Trong bài nghiên cứu: “Khái niệm năng lực nhìn từ góc độ tâm lí học”, sau khi đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau về năng lực, tác giả Đào Thị Oanh đã tổng kết một số điểm chung về năng lực như sau:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_cau_hoi_de_kiem_tr.docx