Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học Địa lí tự nhiên lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học Địa lí tự nhiên lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học Địa lí tự nhiên lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực

sT SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 ===***=== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Môn: Địa lí Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Hồng Tổ bộ môn: Khoa học xã hội Năm học: 2020 – 2021 Số ĐT: 0386 600 187 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, thiết nghĩ đầu tiên, là người giáo viên, chúng ta nên bắt đầu việc đổi mới từ chính những giờ lên lớp của mình, từ chính những bài dạy của mình. Phải làm sao để lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá phù hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Phải làm thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn nhằm tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh. Giống như Khổng Tử đã từng nói: “Biết mà học, không bằng thích mà học; thích mà học không bằng vui mà học”. Trong việc xây dựng một bài học theo phương pháp dạy học tích cực, tiến trình dạy học gồm 5 bước, trong đó hoạt động củng cố, luyện tập là một hoạt động không kém phần quan trọng trong một giờ học. Hoạt động này giúp học sinh nhìn nhận lại vấn đề một cách khái quát nhất hay có những cái nhìn, đánh giá khách quan hơn qua nhiều kênh thông tin đã được tiếp cận giúp học sinh có cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn.Việc thiết kế một tình huống củng cố, luyện tập phù hợp giúp cho tiết học diễn ra một cách sinh động, giúp cho việc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức trở nên đơn giản hơn. Cũng nhờ thế đem lại sự thích thú cho tiết học, tăng thêm lòng yêu thích bộ môn, nhất là đối với một môn học xã hội như môn Địa lí, học sinh vốn đã không mấy “mặn mà”. Nhận thức được tầm quan trọng đó, là một giáo viên giảng dạy môn Địa lí, tôi luôn trăn trở về vấn đề này. Vì vậy, trong sáng kiến kinh nghiệm lần này tôi mạnh dạn chia sẻ một số suy nghĩ, ý tưởng của mình trong việc thiết kế một số các hoạt động củng cố luyện tập vào dạy học Địa lí Tự nhiên Việt Nam lớp 12 với đề tài: “Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học Địa lí tự nhiên lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực" 1.2. Tính mới của đề tài - Thực hiện được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức dạy học môn Địa lí trong giai đoạn hiện nay. 1 PHẦN II: NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Trước sự thay đổi của xã hội và yêu cầu đổi mới giáo dục, các giáo viên hiện nay cũng phải chuyển mình theo tinh thần của sự đổi mới, đó là đạt tới mục đích phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học, tạo cho học sinh tư duy độc lập để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Và nhất là để đáp ứng chương trình thay sách giáo khoa mới, thực hiện vào năm 2021 bắt đầu ở lớp 10 đối với cấp THPT. Với trọng trách đó, giáo viên cần liên tục phải đổi mới phương pháp, phát triển năng lực chuyên môn, tu dưỡng đạo đức Và việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của một giờ dạy. Với việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, vai trò của người giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh. Dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh đòi hỏi phải tổ chức các hoạt động dạy học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh. Các hoạt động phải hướng đến rèn luyện phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có thể giúp học sinh học tập với niềm say mê, hứng thú, khát khao, lĩnh hội tri thức, chủ động, sáng tạo, theo phương pháp khoa học Trong các hoạt động dạy học thì hoạt động củng cố, luyện tập là một khâu quan trọng. Hoạt động này không những giúp học sinh củng cố lại, hệ thống hóa lại kiến thức sau một tiết học mà còn rèn luyện cho học sinh các năng lực khác như: hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ. Hoạt động củng cố, luyện tập nếu được đầu tư kĩ càng, sẽ đem lại hiệu quả cao cho tiết dạy. Vì vậy, thiết kế các hoạt động củng cố, luyện tập không chỉ là mục đích, nhiệm vụ soạn giảng của người thầy mà còn là điều kiện cần thiết để học sinh học tập tích cực, chủ động và yêu thích bộ môn nhiều hơn. 2.2. Cơ sở thực tiễn Trong những năm gần đây phương pháp kĩ thuật dạy học đã có sự đổi mới song chưa nhiều. Các em học sinh xem môn học này là môn phụ nên dẫn tới kết quả học tập chưa cao như: không học bài cũ, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, không tập trung chú ý, chán học. Nhiều học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học. Số đông học sinh và cả định hướng của phụ huynh là tập trung vào các môn học chính để thi vào các trường đại học.Trang bị cho phòng học còn hạn chế như: Thiếu máy chiếu, ti vi. Một số giáo viên vẫn còn lúng túng với phương pháp dạy học mới, chưa thu hút học sinh, bài giảng chưa hấp dẫn hoặc lối dạy quá nhàm chán. Qua thực tế khảo sát ở một số lớp trong trường cho kết quả như sau: 3 - Báo cáo kết quả và thảo luận: cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh báo cáo trước lớp, các bạn trong lớp nhận xét, góp ý bổ sung để cùng nhau hoàn thiện. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh trao đổi kết quả với nhau hoặc với giáo viên để nhận xét, đánh giá kết quả của mình. Học sinh hoàn thiện sản phẩm học tập. 2.3. Những vấn đề chung về hoạt động củng cố, luyện tập. 2.3.1. Mục đích của hoạt động củng cố luyện tập. - Hệ thống, khái quát và luyện tập thực hành kiến thức học sinh đã được trải nghiệm sau mỗi tiết học. - Hình thành năng lực chung và năng lực chuyên biệt môn địa lí để trải nghiệm các kiến thức mới. - Tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. 2.3.2. Các phương pháp kĩ thuật dạy học thường dùng trong thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập. - Hoạt động củng cố, luyện tập bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. - Hoạt động củng cố, luyện tập bằng việc thảo luận câu hỏi đưa ra vào đầu tiết học. - Hoạt động củng cố, luyện tập bằng sơ đồ tư duy, sơ đồ hóa kiến thức, điền sơ đồ trống. - Hoạt động củng cố, luyện tập bằng trò chơi: ô chữ, mảnh ghép bí mật, nhanh như chớp. - Hoạt động củng cố, luyện tập bằng phương pháp đóng vai – phỏng vấn. 2.3.3. Các hình thức tổ chức hoạt động học * Hoạt động cá nhân - Loại hoạt động này yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập/nhiệm vụ một cách độc lập nhằm tăng cường khả năng làm việc độc lập của học sinh. - Nó diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là với các bài tập/nhiệm vụ có yêu cầu khám phá, sáng tạo hoặc rèn luyện đặc thù. - Giáo viên cần đặc biệt coi trọng hoạt động cá nhân vì nếu thiếu nó, nhận thức của học sinh sẽ không đạt tới mức độ sâu sắc và chắc chắn cần thiết, cũng như các kĩ năng sẽ không được rèn luyện một cách tập trung. * Hoạt động cặp đôi - Loại hoạt động này nhằm giúp học sinh hoàn thiện cá nhân, phát triển năng lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ và tính cộng đồng. - Thông thường, hình thức hoạt động cặp đôi được sử dụng trong những trường hợp các bài tập/nhiệm vụ cần sự chia sẻ, hợp tác trong nhóm nhỏ gồm 2 5 - Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - Thực hiện nhiệm vụ học tập. - Báo cáo kết quả và thảo luận. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. g. Sản phẩm dự kiến. 2.4. Các phương pháp củng cố, luyện tập được sử dụng và các bài học địa lí tự nhiên 12 được thiết kế. STT Phương pháp Bài, chủ đề 1 Trả lời hệ thống câu hỏi Bài 2:Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. trắc nghiệm. 2 Trả lời cho câu hỏi đưa ra Bài 2:Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. đầu tiết học. 3 Sơ đồ tư duy, sơ đồ hóa Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc kiến thức, sơ đồ trống. của biển. Chủ đề:Thiên nhiên phân hóa đa dạng. Chủ đề: Đất nước nhiều đồi núi. Trò chơi ô chữ Chủ đề: Đất nước nhiều đồi núi Trò chơi mảnh Bài 14:Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên ghép bí mật nhiên 4 Trò chơi Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai Trò chơi nhanh Chủ đề: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa như chớp. 5 Phỏng Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng vấn chống thiên tai nhanh 2.5. Thiết kế hoạt động củng cố, luyện tập trong dạy học địa lí tự nhiên 12 2.5.1. Củng cố luyện tập bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Mục đích: Việc sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cuối mỗi tiết học là hình thức củng cố, luyện tập mà được nhiều giáo viên lựa chọn. Bởi việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm giúp cho học sinh hệ thống lại kiến thức vừa mới học được đồng thời giúp giáo viên đánh giá được khả năng tiếp thu của học sinh. Thông qua các đáp án cho sẵn học sinh sẽ phải lựa chọn, từ đó ghi nhớ nhanh và lâu hơn, đồng 7 Câu 5: Đường biên giới trên biển và trên đất liền của nước ta dài nên gặp khó khăn lớn nhất về : A. thu hút đầu tư nước ngoài. B. bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. C. thiếu nguồn lao động. D. phát triển nền văn hóa. Câu 6: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là : A. tự nhiên phân hóa đa dạng giữa Bắc - Nam, Đông - Tây. B. nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản vô cùng giàu có. C. thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. D. thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tương đồng với khu vực. Câu 7: Sự đa dạng về bản sắc dân tộc của nước ta là do vị trí : A. có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn với văn minh bản địa. B. diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động. C. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế lớn. D. liền kề của hai vành đai sinh khoáng lớn. Câu 8: Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên và hình thành các vùng tự nhiên khác nhau ở nước ta chủ yếu do: A. khí hậu và sông ngòi. B. vị trí địa lí và hình thể. C. khoáng sản và biển. D. gió mùa và dòng biển. Câu 9: Khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ vì: A. nước ta nằm liền kề với 2 vành đai sinh khoáng lớn. B. ảnh hưởng của biển Đông và các khối khí di chuyển qua biển. C. nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu. D. thiên nhiên chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió Tín phong Câu 10: Vị trí địa lí của nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho: A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. B. bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng. C. phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. D. phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt đới. 2.5.2. Củng cố luyện tập bằng thảo luận trả lời cho câu hỏi đưa ra đầu tiết học. Mục đích: Trước khi vào bài mới trong phần khởi động giáo viên thường nêu một vấn đề cần giải quyết và ghi câu hỏi lên bảng. Sau đó lưu ý học sinh theo dõi bài học để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi. Trong quá trình giảng bài giáo viên 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_hoat_dong_cung_co_luyen_tap_t.pdf