Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng E-learning chương Đại cương về kim loại giúp học sinh tự ôn tập có hiệu quả trong dạy học môn Hóa học lớp 12

pdf 51 trang sk12 25/03/2025 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng E-learning chương Đại cương về kim loại giúp học sinh tự ôn tập có hiệu quả trong dạy học môn Hóa học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng E-learning chương Đại cương về kim loại giúp học sinh tự ôn tập có hiệu quả trong dạy học môn Hóa học lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng E-learning chương Đại cương về kim loại giúp học sinh tự ôn tập có hiệu quả trong dạy học môn Hóa học lớp 12
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Tên đề tài: 
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG 
 VỀ KIM LOẠI GIÚP HỌC SINH TỰ ÔN TẬP CÓ HIỆU QUẢ 
 TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 12 
 Tác giả: Vũ Văn Thành 
 Tổ chuyên môn: KHTN 
 Nghệ An, tháng 4 năm 2021 
 i 
 4.1. Mục tiêu thực nghiệm sư phạm . 41 
4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm .... 41 
4.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ... 41 
4.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm .. 41 
4.4.1. Phân tích định lượng .. 41 
4.4.2. Phân tích định tính ..... 44 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 46 
1. Kết luận ... 46 
2. Kiến nghị .. 46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO  48 
 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
 GV Giáo viên 
 HS Học sinh 
 ĐC Đối chứng 
 TN Thực nghiệm 
 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 
 THPT Trung học phổ thông 
 PPDH Phương pháp dạy học 
 KTDH Kĩ thuật dạy học 
 VĐH Vấn đề hỏi (trong các bảng hỏi, bảng kiểm) 
 MĐ Mức độ 
 SL Số lượng 
 TL Tỷ lệ % 
 BTNT X Bảo toàn nguyên tố X 
 BTKL Bảo toàn khối lượng 
 BT e Bảo toàn e 
 BTĐT Bảo toàn điện tích 
 QTVT Quy tắc vòng tròn 
 iii 
 như vậy đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho người học, đồng thời hệ thống 
LMS rất khó quản lí tiến trình học tập nghiêm túc của học sinh được. 
 - Xuất phát từ vai trò của bài giảng E-Learning trong dạy học trực tuyến và 
phong trào thiết kế, sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học trực tuyến của bộ 
môn Hóa Học nói riêng, của giáo viên THPT nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An 
và phong trào tham gia cuộc thi Thiết kế bài giảng E-Learning do Bộ GD&ĐT tổ 
chức của giáo viên phổ thông tỉnh Nghệ An. 
 Hệ thống giáo dục trực tuyến E-Learning là phương pháp học với sự hỗ trợ 
của công nghệ hiện đại. Hình thức này hấp dẫn người học bởi các tài liệu được thiết 
kế sinh động hơn thông qua hệ thống hình ảnh và video và bài tập tương tác để người 
học có thể tự kiểm tra kiến thức của mình thông qua quá trình tự học tập. Người dạy 
và người học có thể tương tác, trao đổi, tham khảo tài liệu học mà không cần đến 
gặp trực tiếp. Lượng kiến thức cũng được dễ dàng truyền tải và tiếp thu một cách 
nhanh chóng. 
 Cũng ngay chính trên hệ thống bài giảng E-Learning luôn có các điều kiện 
yêu cầu học tập để ràng buộc người học phải hoàn thành đủ yêu cầu của bài giảng 
mới được ghi nhận kết quả học tập. Thông qua điều kiện hoàn thành đó sẽ tạo ra 
động lực vô cùng to lớn và kích thích người học luôn có nhu cầu chiếm lĩnh kiến 
thức, tự kiểm tra đánh giá để hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách chủ động. 
 Xuất phát từ những lí do trên, thông qua quá trình nghiên cứu ưu điểm của 
các phần mềm hỗ trợ, thông qua thực nghiệm thực tiễn tôi quyết định chọn đề tài: 
“Thiết kế bài giảng E-learning chương Đại cương về kim loại giúp học sinh tự 
ôn tập có hiệu quả trong dạy học môn hóa học lớp 12” 
 2. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của đề tài 
 - Mục tiêu của đề tài: đề tài 
 + Lựa chọn một số nội dung của chương để thiết kế bài giảng E-Learning trên 
nền tảng tích hợp giữa phần mềm iSpring Suite trong Office PowerPoint và các phần 
mềm bổ trợ khác. 
 + Xây dựng quy trình xây dựng một bài giảng E-Learning dựa trên nền tảng 
chính là bài giảng PowerPoint có sẵn được tích hợp với phần mềm iSpring Suite và 
Viettel AI hiệu quả nhất. 
 + Thiết kế một số bài giảng E-Learning thuộc môn Hóa Học 12 để áp dụng dạy 
học trực tuyến trong các thời điểm dạy học ứng phó với đại dịch Covid-19 nhằm bồi 
dưỡng và phát triển năng lực tự học cho học sinh. 
 - Phương pháp nghiên cứu của đê tài: đề tài vận dụng 4 phương pháp nghiên 
cứu thường quy là: 
 + Nghiên cứu lý thuyết về cơ sở lí luận về phát triển năng lực tự học và năng 
lực số cho học sinh trong dạy học trực tuyến bằng bài giảng E-Learning. 
 2 
 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 
1.1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu 
 Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói 
chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học phát triển 
phẩm chất, năng lực là sự “tích tụ” dần dần các yếu tố của phẩm chất, năng lực 
người học để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển nhân cách. Giáo dục 
phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội 
dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực người học, từ chỗ quan tâm tới việc HS học 
được gì đến chỗ quan tâm tới việc HS làm được gì qua việc học. Có thể thấy, dạy 
học phát triển phẩm chất, năng lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất 
lượng đào tạo trong giáo dục phổ thông nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân 
lực cho quốc gia nói chung. 
 Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; 
cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Chương trình giáo dục phổ thông 
2018 đã xác định các phẩm chất chủ yếu cần hình thành và phát triển cho HS phổ 
thông bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. 
 Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ vào các tố chất 
và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kinh 
nghiệm, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ... 
thực hiện đạt kết quả các hoạt động trong những điều kiện cụ thể. Chương trình giáo 
dục phổ thông 2018 đã xác định mục tiêu hình thành và phát triển cho HS các năng 
lực cốt lõi bao gồm các năng lực chung và các năng lực đặc thù. Năng lực chung 
là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động 
của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Năng lực đặc thù là những 
năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định 
hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình 
huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu 
cầu của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao, ... 
 Để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học theo chương 
trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động dạy học cần quan tâm đến cá nhân mỗi 
HS, bao gồm năng khiếu, phong cách học tập, các loại hình trí thông minh, tiềm lực 
và nhất là khả năng hiện có, triển vọng phát triển (theo vùng phát triển gần nhất) của 
mỗi HS,  để thiết kế các hoạt động học hiệu quả. Đồng thời, cần chú trọng phát 
triển năng lực tự chủ, tự học vì yếu tố “cá nhân tự học tập và rèn luyện” đóng vai 
trò quyết định đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi HS. Như 
vậy, việc tổ chức các hoạt động học của người học phải là trọng điểm của quá trình 
dạy học, giáo dục để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực HS. Vì vậy, 
việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người 
học cần đảm bảo 6 nguyên tắc sau: 
 4 
 tin về năng lực người học được thu thập trong suốt quá trình học tập thông qua một 
loạt các phương pháp khác nhau như: đặt câu hỏi; đối thoại trên lớp; phản hồi thường 
xuyên; tự đánh giá và đánh giá giữa các HS với nhau; giám sát sự phát triển qua sử 
dụng năng lực, sử dụng bảng danh sách các hành vi cụ thể của từng thành tố năng 
lực; đánh giá tình huống; đánh giá qua dự án, hồ sơ học tập  
 Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ GD&DT quy định về 
quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo 
dục thường xuyên đã xác định: 
 1. Hệ thống dạy học trực tuyến là hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến và 
hạ tầng công nghệ thông tin (sau đây gọi chung là hạ tầng kỹ thuật dạy học trực 
tuyến) cho phép quản lý và tổ chức dạy học thông qua môi trường Internet, bao gồm: 
phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp; hệ thống quản lý học tập trực tuyến; 
hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến. 
 2. Dạy học trực tuyến là hoạt động dạy học được tổ chức thực hiện trên hệ 
thống dạy học trực tuyến. 
 3. Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông là 
hình thức dạy học trực tuyến thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề trong 
chương trình giáo dục phổ thông để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó 
tại cơ sở giáo dục phổ thông. 
 4. Dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông 
là hình thức dạy học trực tuyến thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong 
chương trình giáo dục phổ thông để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề 
đó tại cơ sở giáo dục phổ thông. 
 Hoạt động dạy học trực tuyến được thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề 
trong chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên và học 
sinh trong quá trình dạy học. 
 Học sinh học tập trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau: tham dự giờ 
học trực tuyến do giáo viên tổ chức; thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, 
đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học 
trực tuyến; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với giáo viên và các học sinh khác. 
 Giáo viên dạy học trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau: tổ chức giờ 
học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn học sinh học tập; giao nhiệm vụ học tập 
và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai 
thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi 
và giải đáp thắc mắc của học sinh. 
 Học liệu dạy học trực tuyến được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ 
thông, bao gồm: bài giảng đa phương tiện (video bài giảng, bài giảng tương tác E-
Learning, dạy học trên truyền hình, ); hướng dẫn thí nghiệm, thực hành; phần 
mềm mô phỏng; hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập và kiểm tra, đánh giá; tài liệu 
tham khảo, bổ trợ theo quy định của Bộ GD&ĐT. Học liệu dạy học trực tuyến phải 
phù hợp với nội dung bài học, chủ đề học tập và hoạt động dạy học của giáo viên và 
 6 
 3. Nhóm kĩ năng tự đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tự học của bản thân, bao 
gồm các kĩ năng: 
 - Kĩ năng nhận ra những ưu, nhược điểm của bản thân dựa trên kết quả học tập. 
 - Kĩ năng điều chỉnh những sai sót, hạn chế và vạch kế hoạch điều chỉnh cách 
học để nâng cao chất lượng học tập. 
1.2.2. Bài giảng E-Learning 
 Sử dụng bài giảng E-Learning trở thành xu hướng giáo dục mới mẻ, thông 
dụng và được áp dụng ngày càng nhiều, nhất là trong thời gian dạy học ứng phó với 
đại dịch Covid-19 nói riêng và mục tiêu chương trình giáo dục tiếp cận chuyển đổi 
số theo chương trình giáo dục công nghệ 4.0 nói chung. 
 Khi công nghệ thông tin phát triển vô cùng mạnh mẽ thì việc khai thác, ứng 
dụng trong giáo dục đào tạo mang tới những lợi ích lớn, được tin tưởng sử dụng 
nhiều hơn. Tìm hiểu để biết bài giảng E-Learning là gì, những ưu điểm nổi bật khi 
dùng bài giảng E-Learning trong giảng dạy trực tuyến để đưa ra cho GV những quyết 
định chính xác, khả năng ứng dụng hiệu quả như yêu cầu thực tế. 
 E-Learning chính là phương pháp dạy, học trực tuyến mà ở đó chúng ta tận 
dụng kết nối internet để hỗ trợ cho quá trình học tập của bản thân mỗi người. Với hệ 
thống E-Learning được phát triển đảm bảo giúp việc tham khảo tài liệu giảng dạy, 
trao đổi trực tuyến với GV dễ dàng mà hoàn toàn không cần gặp mặt trực tiếp. Nó 
mở ra môi trường học tập mà ở đó có công nghệ lưu trữ, truyền tải dữ liệu được phát 
triển và hoàn thiện tốt. Qua đó việc tương tác ngay trên hệ thống được thực hiện tốt, 
đem lại hiệu quả học tập được cải thiện đáng kể. E-Learning chính là phương pháp 
học trực tuyến giúp học tập hiệu quả hơn. 
 Bài giảng E-Learning chính là hình thức tổ chức dạy học thông qua việc khai 
thác những thiết bị công nghệ tiêu biểu như máy tính, máy tính bảng, hay điện thoại, 
 qua môi trường internet để tiến hành giảng dạy đáp ứng cho nhu cầu học tập của 
mọi người. Với bài giảng E-Learning mở ra một hệ sinh thái giáo dục số hóa hoàn 
chỉnh giúp việc lưu trữ, mã hóa, hay truyền tải dữ liệu, kiến thức tới người học được 
thực hiện tốt. Việc tương tác với GV, với hệ thống dễ dàng khi có thể tự do chọn lựa 
được phương pháp, công cụ hỗ trợ sao cho phù hợp nhất. 
 Sử dụng bài giảng E-Learning phát triển mạnh mẽ trong thời đại công nghệ 
4.0 ngày càng tiên tiến, hiện đại không ngừng nghỉ. Với hình thức học tập này khi 
áp dụng mang tới những ưu điểm, những thế mạnh riêng mà việc khai thác, tận dụng 
tốt càng nâng cao chất lượng giảng dạy tối đa. Trong đó những ưu điểm chính và nổi 
bật phải kể tới chính là: 
 - Tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo: GV và HS có thể giảng dạy, học tập ở 
bất kỳ đâu mà không cần gặp mặt trực tiếp, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển. Điều 
này giúp giảm thời gian đào tạo, học tập lên đến 40%. Bên cạnh đó còn giúp tiết 
kiệm chi phí di chuyển, cơ sở vật chất, ; Đối với HS còn tiết kiệm được chi phí 
 8 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_bai_giang_e_learning_chuong_d.pdf