Sáng kiến kinh nghiệm Tạo và sử dụng website để hỗ trợ học sinh tự ôn tập phần cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học 12
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo và sử dụng website để hỗ trợ học sinh tự ôn tập phần cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo và sử dụng website để hỗ trợ học sinh tự ôn tập phần cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học 12
1 SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT C NGHĨA HƯNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN “TẠO VÀ SỬ DỤNG WEBSITE ĐỂ HỖ TRỢ HỌC SINH TỰ ÔN TẬP PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ-SINH HỌC 12” Lĩnh vực (mã)/cấp học: Sinh Học (06)/THPT Tác giả: MAI VĂN TƯỞNG Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Sinh học Chức vụ: Giáo viên môn Sinh học Nơi công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng Nam Định, ngày 01/05/2020 3 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Sơ lược về môn học Sinh học Sinh học là môn học Khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống trên trái đất. Có được những thành tựu nghiên cứu to lớn và rực rỡ như ngày nay to lớn như ngày nay có sự đóng góp không hề nhỏ của các môn Khoa học cơ bản khác như Vật lí, Hóa Học, Toán học và Y học, Dược học,. Nên nó tích hợp trong nó nhiều môn Khoa học và thành tựu của chúng. Tuy nhiên, bản thân nó cũng mang lại các giá trị rất lớn phục vụ cho nhiều ứng dụng-nghiên cứu của các lĩnh vực khác nhau mà điển hình là các ngành Dược học, Y học, . Phương pháp nghiên cứu Sinh học là phương pháp thực nghiệm và thông qua thực nghiệm để đi đến chân lí khoa học. Chính vì đặc điểm này nên môn học cần tiến hành nhiều các thí nghiệm-thực nghiệm để người học có thể khám phá, phát hiện và tư duy, tiến hành lại các thí nghiệm để tìm tòi chân lí khoa học. 2. Việc dạy-học Sinh học trong trường THPT Hiện nay, việc dạy Sinh học của giáo viên Sinh học tại các trường THPT đang gặp nhiều khó khăn, mỗi tiết dạy của giáo viên đều rất vất vả do rất nhiều nguyên nhân như: Nội dung bài học rất dài, kiến thức khoa học cơ bản trìu tượng, các hiện tượng không thể tiến hành bằng các thực nghiệm như Hóa học, Vật lí,. Các vấn đề về cấu tạo, hiện tượng trong tế bào và cơ thể không thể tiến hành quan sát, thí nghiệm bằng thực nghiệm được trên lớp bởi các biện pháp thông thường, nếu có tiến hành thí nghiệm thì cần có thời gian dài sinh trưởng và phát triển của sinh vật mới cho kết quả để quan sát nên không thể tiến hành thực nghiệm ngay trên lớp. Chi phí cho các thí nghiệm và thực nghiệm lớn mà sự đầu tư của nhà nước cho môn học có hạn. Đa số giáo viên có đời sống còn nhiều khó khăn nên việc tự đầu tư 5 Chính vì lí do trên nên trong những năm gần đây bộ giáo dục và đào tạo đã khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn-giảng dạy. 4. Điều kiện thực tế của trường THPT C Nghĩa Hưng Trường loại I nên có quy mô lớn, số lượng giáo viên và học sinh nhiều. Trường có bề dày lịch sử hơn 40 năm, được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, có sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân trong các vấn đề xã hội hóa giáo dục. Các lớp đều có smart tivi với kích thước màn hình lớn, có hệ thống đường truyền internet tương đối tốt để phục vụ các lớp học. Nằm trong khu vực mà truyền thống từ lâu đời đến nay phụ huynh và học sinh vẫn có xu hướng ưu tiên chọn khối A (Toán –Lí-Hóa) hoặc C (Văn-Sử-Địa) để định hướng nghề trong tương lai mà không chọn khối B (Toán-Hóa-Sinh) nên việc học thêm tại trường vào thời gian ban ngày là rất ít. Tỉ lệ gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn nhiều nên ban ngày sau giờ học các em còn phải phụ giúp gia đình làm kinh tế, chỉ có thời gian học tập-tham khảo tài liệu vào các buổi tối. Do xu hướng nghề của phụ huynh và học sinh nên các tiết bố trí bên ngoài khung chương trình của trường đối với môn Sinh học để học sinh tìm hiểu thêm kiến thức là rất hạn chế làm cho kết quả học tập Sinh học của học sinh chưa cao. Từ những điều kiện hoàn cảnh như vậy tôi nảy sinh sáng kiến: “Tạo và sử dụng website để hộ trợ học sinh tự ôn tập phần cơ chế di truyền và biến dị-Sinh học 12” Tôi hy vọng rằng sáng kiến kinh nghiệm này của tôi giúp học sinh thêm yêu mến môn Sinh học, góp một phần nhỏ để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sinh học. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường THPT C Nghĩa Hưng nói riêng của tỉnh Nam Định nói chung. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 7 livestream trực tiếp, có thể tạo các group giáo viên để trao đổi-thảo luận chuyên môn. Nhược điểm: Làm phân tán tư tưởng học sinh trong quá trình học tập khi có quá nhiều người thuộc nhiều mối quan hệ với nhiều lứa tuổi, thành phần hoạt động và bình luận, chia sẻ mọi vấn đề trên nó. Sự phân mục cha con trên facebook không thể diễn ra. Các khảo sát dạng trắc nghiệm trên facebook chỉ là dạng đơn thuần, có thể tiến hành nhưng lại lộ về số người chọn đáp án, làm phân tán người học khi chọn đáp án khi luyện tập và làm bài kiểm tra. Tùy biến chức năng mong muốn của người dùng là không có mà hoàn toàn lệ thuộc vào facebook. Shub: Ưu điểm nổi bật: Có thể tạo bài kiểm tra và bài giảng nhanhd. Nhược điểm: Gần đây đã thu phí (nếu muốn sử dụng đủ chức năng) Tùy biến chức năng mong muốn của người dùng là không có mà hoàn toàn lệ thuộc vào nhà phát triển Shub. Google form Ưu điểm: Tạo bài kiểm tra tương đối dễ đối với giáo viên Nhược điểm: Tính phổ biến không cao, người dùng khó sử dụng (đặc biệt là trò) Tùy biến chức năng mong muốn của người dùng là không có mà hoàn toàn lệ thuộc vào google. Zoom Ưu điểm: Có thể dạy học trực tuyến, hỏi đáp trực tuyến. Nhược điểm: 9 mền, trang mạng xã hội khác (zalo, facebook,) để hỗ trợ trao đổi và chia sẻ link kiến thức cần thiết trên web. Giải được bài toán kinh tế và thời gian của học sinh không có điều kiện trao đổi, học tập và ôn tập ban ngày. Giảm chi phí học tập cho học sinh. Thời gian học tập linh động do học sinh có thể chủ động. Cập nhật kiến thức: Các câu hỏi, đề thi và nội dung ôn tập có thể tiến hành đưa đến học sinh ngay tức thì trong bất kì thời gian trong ngày mà giáo viên cần khi chia sẻ link đến nhóm lớp được lập trên các group do giáo viên lập. Phân dạng, xây dựng được hệ thống các câu hỏi, hệ thống bài tập được thiết kế mang đặc điểm riêng, phù hợp với học sinh mà giáo viên đang trực tiếp dạy thể hiện ở phần phụ lục và trên website. Có sự phân mục nội dung thư mực bài đăng rõ ràng. Đánh giá được câu hỏi trắc nghiệm ở các đặc điểm: mức độ câu hỏi (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) và phân loại được câu hỏi một cách chính xác khi người dùng làm bài kiểm tra trắc nghiệm trên web. mức độ gây nhiễu của các đáp án sai. Có khả năng tùy biến cao (thêm các chức năng cho web), không lệ thuộc vào nhà pháy triển. Tạo được website thaytoi.vn 2.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Phù hợp với lực học, đặc điểm của học sinh, tiến độ học tập trên lớp mà chỉ có giáo viên trực tiếp dạy mới biết (các trang web khác không làm được) 11 Bước 6: Theo dõi và hỗ trợ, phản hồi nội dung bài học thông qua website và các phần mềm hoặc ứng dụng khác. III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả về mặt kinh tế Giảm được chi phí đi lại của cả giáo viên và học sinh. Giảm được chi phí in ấn tài liệu học tập Giảm được học phí cho học sinh tham gia học tập, ôn tập online. Tạo được tài liệu tham khảo miễn phí, học sinh không phải tham gia học tập online của các trang mạng học tập trực tuyến. Giảm được chi phí phát hành các video, các mô hình, các thí nghiệm và thực nghiệm do được thay bằng các video mô phỏng và kéo link web từ các nguồn khác nhau. 2. Hiệu quả về mặt xã hội, môi trường, giao thông, chất lượng học tập Sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy, tôi thu được một số hiệu quả về mặt xã hội như sau: Về tâm lí xã hội: Gia đình hoàn toàn yên tâm khi còn cái học tập tại nhà, không phải lo lắng khi di chuyển đến nơi học. Góp phần giảm lượng người tham gia giao thông do đi lại học tập. Góp phần bảo vệ môi trường do giảm lượng cây rừng phải chặt để lấy gỗ làm giấy. giảm lượng xăng dầu, điện do nhu cầu đi lại để học, ôn tập. Đáp ứng được yêu cầu đổi mới về hình thức thi cử trực tuyến trong tương lai Tạo được hứng thú học tập cho học sinh, tạo tâm lí hứng thú, chờ đón và sẵn sàng tiếp nhận hình thức thi trực tuyến vô cùng mới mẻ của các trường đại học, của bộ giáo dục và đào tạo. Nâng cao được chất lượng đào tạo, thể hiện qua bảng dưới đây Trước khi đổi mới Sau khi đổi mới 13 3. Bộ giáo dục và đào tạo, đề thi tốt nghiệp THBT (GDTX) năm 2008, 2009, 2011, 2013, 4. Bộ giáo dục và đào tạo, đề thi tuyển sinh cao đẳng (cao đẳng-đại học, đại học) các năm từ năm 2007 đến 2019, 2020. 6. Quyết định về việc ban hành quy chế xét công nhận sáng kiến cấp cơ sở, cấp ngành Giáo dục và Đào tạo Nam Định (quyết định số 465/QĐ-SGDĐT ngày 08/04/2020). 7. Tài liệu lập trình online tại website: https://vietjack.com/series/it-lap-trinh.jsp 8. Một số video trên youtube (lưu trên web) -Video về nhân đôi ADN: Nhóm sinh viên (Minh Nguyệt, Công Hiệu, Quốc Đạt) đại học khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh. -Bộ giáo dục và đào tạo: Video quá trình nhân đôi của ADN. PHỤ LỤC 15 +Trên phân tử tARN có một bộ ba đối đặc hiệu (anticôđon) để khớp với bộ ba mã sao (côđon) tương ứng trên mARN khi dịch mã tạo prôtêin. +Một đầu của tARN gắn với axít amin mà nó vận chuyển còn một đầu tự do. -Chức năng: tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm để dịch mã. c. rARN (ARN ribôxom) -Chức năng rARN: Tham gia cấu tạo Ribôxôm Cấu tạo Ribôxôm: Gồm hai tiểu đơn vị tồn tại riêng rẽ trong tế bào chất, khi tổng hợp prôtêin chúng (hai tiểu phần) mới liên kết với nhau thành ribôxôm hoạt động. Chức năng riboxom: Giữ vai trò chính trong quá trình tổng hợp protein. 3. Cơ chế phiên mã (Video về quá trình phiên mã: Quá trình trọng tâm từ 0phút40s đến 1phút40 của video)) (Nội dung: Xem tại link website https://thaytoi.vn/2020/10/09/bai-2-phien-ma-va- dich-ma/) Quá trình phiên mã (tổng hợp mARN) -Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’→5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiêm mã). -ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’→5’ để tổng hợp nên phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung (A bắt đôi với U, T bắt đôi với A, G bắt đôi với X và ngược lại) theo chiều 5’→3’. -Khi enzim di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã và phân tử mARN vừa được tổng hợp giải phóng. -Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì hai mạch đơn đóng xoắn ngay lại. -Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp nên phân tử prôtêin. -Ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành rồi đi qua màng nhân ra ngoài tế bào chất 17 peptit. +Ribôxôm lại dịch chuyển đi một côđon trên mARN và cứ tiếp tục như vậy đến cuối mARN. -Kết thúc +Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN (UAG) thì quá trình dịch mã hoàn tất. +Nhờ enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu (Met) được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp. +Chuỗi pôlipeptit tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn, trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học. +Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với từng ribôxôm riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm ribôxôm (gọi tắt là pôlixôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. +Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền (và ảnh hưởng của môi trường) được thể hiện theo sơ đồ sau PHẦN II-PHÂN DẠNG, HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ HỌC SINH TỰ LUYỆN TẬP BÁM SÁT ĐỀ THI TỐT NGHIỆP-CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO I. Phiên mã 1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN a. Nhóm câu hỏi về cấu trúc ARN, ARN liên quan đến ADN Hướng dẫn làm
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tao_va_su_dung_website_de_ho_tro_hoc_s.docx