Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập và giảng dạy nội dung tích hợp phòng, chống tham nhũng trong môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Buôn Hồ hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập và giảng dạy nội dung tích hợp phòng, chống tham nhũng trong môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Buôn Hồ hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập và giảng dạy nội dung tích hợp phòng, chống tham nhũng trong môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Buôn Hồ hiện nay

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK TRƯỜNG THPT BUÔN HỒ Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đề tài Tạo hứng thú học tập và giảng dạy nội dung tích hợp phòng, chống tham nhũng trong môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Buôn Hồ hiện nay. Giáo viên: Trần Đình Đào - 1 - 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Qua việc tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng môn GDCD lớp 12 của học sinh, đề tài tìm ra nguyên nhân và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập nội dung tích hợp trong môn GDCD lớp 12 cho học sinh. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài có một số nhiệm vụ sau: 1. Làm rõ các vấn đề lý luận về hứng thú học tập và hứng thú học tập nội dung tích hợp phòng chống tham nhũng môn GDCD lớp12 2. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập nội dung tích hợp phòng chống tham nhũng môn GDCD lớp12 cho học sinh. - 3 - Qua đó có thể thấy được rằng hứng thú liên quan đến việc cá nhân đó có cảm xúc, tình cảm thực sự đối với đối tượng mà mình tiếp xúc, qua đó có niềm vui, nhận thức về đối tượng. Từ đó hình thành nên động cơ lôi cuốn chủ thể có những mong muốn về trạng thái tình cảm, cảm xúc và hành động. Như vậy với nhiều cách hiểu khác cả trên thế giới và Việt Nam, đa số các tác giả đều hiểu thống nhất hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Hứng thú tương đối bền vững, nó nói lên xu hướng lâu dài và tương đối bền vững của nhân cách đối với một đối tượng, một lĩnh vực, một hoạt động nhất định. Có hứng thú sẽ đem lại khoái cảm cho cá nhân làm cho hoạt động của mỗi cá nhân có ý nghĩa, hiệu quả hơn. 2. Tầm quan trọng của hứng thú trong học tập và cuộc sống Trong cuộc sống và hoạt động sản xuất vật chất thường ngày, hứng thú tạo nên những yếu tố tác động, kích thích những hoạt động của đời sống con người, từ đó đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình. Trong cuộc sống thường ngày nhu cầu con người luôn hình thành và phát triển, vì thế nếu tạo được hứng thú là nhân tố tích cực làm cho quá trình chiếm lĩnh nhu cầu ngày càng dễ dàng và tác động tích cực đến hoạt động sống của mỗi chủ thể. Nhu cầu và hứng thú có mối quan hệ tương hỗ, bổ trợ, tác động qua lại lẫn nhau, nhu cầu chính là tiền đề, cơ sở để mỗi chủ thể, cá nhân tạo nên hứng thú, từ đó hình thành nên động cơ tích cực, tác động đến đối tượng để thỏa mãn nhu cầu đó. Quá trình này luôn luôn hình thành và phát triển đến những mức độ cao hơn trong cuộc sống thường ngày. - 5 - thú trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động của bản thân học sinh. Khi hoạt động nhận thức của học sinh dựa trên cơ sở hứng thú, nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái và dễ dàng vượt qua khó khăn trở ngại, là cơ sở dẫn đến thành công. Lúc đó, học sinh sẽ không cần đến sự động viên bên ngoài mà làm việc với sức mạnh của sự say mê bên trong. Vì vậy, hứng thú học tập được hiểu là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm, mang lại sự khoái cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống của mỗi cá nhân. Đối với từng môn học cụ thể, hứng thú được biểu hiện và có những nét đặc thù có tính chất khác nhau. Tuy nhiên, dù được hiểu dưới khía cạnh nào và dưới góc độ của môn học nào thì trong hoạt động học tập nếu chủ thể có hứng thú tức là có sự quan tâm đặc biệt, sự cuốn hút, say mê, thích thú, hứng khởi, giảm sự căng thẳng, nhàm chán để từ đó mang lại kết quả cao. Hứng thú học tập trong bộ môn GDCD 12 là thái độ lựa chọn đặc biệt của người học đối với kết quả, quá trình của sự lĩnh hội và vận dụng những tri thức cũng như kỹ năng của môn học GDCD, do thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của môn học đối với bản thân. Thái độ lựa chọn đặc biệt của người học đối với kết quả, quá trình của sự lĩnh hội và vận dụng những tri thức môn GDCD 12 được biểu hiện: Thông qua thái độ chăm chú nghe giảng, ghi chép bài một cách đầy đủ, học sinh tập trung chú ý cao khi nghe giáo viên giảng, tham gia phát biểu xây dựng bài một cách tích cực, làm bài tập đầy đủ, học bài củ trước khi đến lớp, đi học chuyên cần, đúng giờ, không cúp tiết, đọc thêm tài liệu GDCD, nắm bắt những thông tin của xã hội một cách đều đặn và kịp thời, nêu thắc mắc về các vấn đề khó hiểu, quyết tâm vượt qua khó khăn - 7 - sức quan trọng, góp phần thành công cho quá trình giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Qua đó thấy được những thuận lợi cơ bản, góp phần tạo nên sự thành công hết sức quan trọng trong công tác giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân trong trường hiện nay. 2. Khó khăn Bộ môn giáo dục công dân trong suy nghĩ của không ít giáo viên và học sinh là bộ môn học phụ, vì thế nó tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của các em học sinh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự hứng thú, yêu thích bộ môn. Mặt khác nội dung tích hợp phòng chống tham nhũng lại là một trong những nội dung rất khó đối với không những học sinh mà cả chính bản thân giáo viên, người trực tiếp giảng dạy và truyền đạt kiến thức. Chính vì thế tạo nên những “rào cản” cho chính người học và cả người dạy. Bên cạnh đó, tài liệu phục vụ công tác giảng dạy dành cho bộ môn Giáo dục công dân không phải là nhiều. Ngoài những tài liệu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức ra thì rất khó tìm được một số tài liệu hay phục vụ cho công tác giảng dạy. Đây cũng chính là một trong những khó khăn tác động không nhỏ đến nội dung và chất lượng tiết dạy của giáo viên. Trong những năm trở lại đây, bộ môn Giáo dục công dân ngoài vị trí vai trò và nhiệm vụ của chính bản thân bộ môn, thì còn phải đảm nhận thêm vị trí tích hợp của một số nội dung khác. Điều này tác động rất lớn đến chính nội dung của môn học và tạo cho giáo viên sự phân chia, cân - 9 - b. Môn học phụ nên vai trò của nó không quan trọng. c. Môn học có vai trò quan trọng trong chương trình. Kết quả: A B C 28% 54% 18% Câu hỏi 3: Về nhà em có hay học bài củ và đọc trước bài mới môn Giáo dục công dân 12 không ? a. Rất ít. b. Thỉnh thoảng. c. Thường xuyên . Kết quả: A B C 50% 36% 14% Qua kết quả điều tra 10/12 lớp 12 với gần 400 học sinh về vấn đề hứng thú học tập nội dung tích hợp phòng chống tham nhũng trong môn Giáo dục công dân ở nhà trường hiện nay cho thấy đây là một thực trạng đáng buồn về hứng thú đối với môn học. Qua đó đặt ra vấn đề cần nâng cao ý thức học tập và hứng thú cho học sinh đối với bộ môn giáo dục công dân lớp 12 hiện nay. - 11 - phòng và an ninh, chính sách đối ngoại, chính sách dân số và giải quyết việc làm, chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tính khái quát trừu tượng của hệ thống tri thức môn GDCD còn thể hiện thông qua hệ thống khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật hết sức đặc thù của triết học, kinh tế - chính trị, pháp luật như: cách thức vận động phát triển của sự vật, thực tiễn và vai trò của thực tiễn, phương thức sản xuất, lương tâm, nghĩa vụ Nội dung tri thức môn GDCD mang tính hệ thống, logic. Chương trình GDCD từ lớp 10 đến lớp 12 là một hệ thống với năm phần. Phần thứ nhất – Hình thành TGQ, PPL khoa học cho công dân; Phần thứ hai – Công dân với đạo đức; Phần thứ ba – công dân với kinh tế; Phần thứ tư – Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội; Phần thứ 5 – công dân với pháp luật. Đây là năm phương diện cơ bản tạo ra những hiểu biết cần thiết nhất cho một công dân tương lai về các lĩnh vực TGQ, PPL khoa học, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật thể chế chính trị, lĩnh vực kinh tế - xã hội, từ đó học sinh THPT nâng cao ý thức trách nhiệm công dân. Năm phần này là một chỉnh thể không thể thiếu hoặc xem nhẹ một lĩnh vực nào trong việc hình thành những hiểu biết của công dân. Giữa các phần đều có mối quan hệ biện chứng với nhau. Phần thứ nhất: Hình thành TGQ, PPL khoa học cho công dân làm cơ sở lý luận cho các phần còn lại. Phần thứ 3: Công dân với kinh tế là cơ sở kinh tế cho việc xem xét các phần khác. Các phần: Công dân với đạo đức, Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội, Công dân với pháp luật là những phẩm chất đạo đức, chính trị, hiểu biết, ý thức và hành vi pháp luật cần phải có của một công dân, chúng có liên quan mật thiết với nhau. Mỗi một phần trong toàn bộ - 13 - Thứ hai vị trí và vai trò của bộ môn GDCD hiện nay chưa được coi trọng điều nay có tác động lớn đến thái độ học tập của học sinh và tâm lý giảng dạy của giáo viên. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú học tập môn GDCD. Bởi xuất phát từ nhận thức sai lệch của học sinh về môn này sẽ làm cho các em không chú trọng, đầu tư học tập mà chỉ là học cho qua, học bài kiểu đối phó. Bên cạnh đó giáo viên cũng chưa chú trọng đầu tư nhiều cho mỗi giờ giảng. Thứ ba bộ môn GDCD đã phải “gánh” thêm quá nhiều nội dung tích hợp khác, như: Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục phòng chống tham nhũng Vì thế, nhiều giáo viên cho biết việc giảng dạy nhiều lúc rất nặng tính hình thức. Mỗi tuần, chỉ có một tiết GDCD trong khi chương trình lồng ghép thì dạy khi bài nào đó có nội dung tương tự hoặc liên quan. Qua những nguyên nhân cơ bản như trên đã tác động rất lớn đến hoạt động giảng dạy và học tập của học sinh. Giáo viên có tâm lý “dạy cho xong nghĩa vụ” và chưa đầu tư nhiều cho chuyên môn điều này tác động rất lớn đến hứng thú học tập của học sinh. Dẫn đến học sinh xuất hiện tâm lý học tập đối phó, không thích học và mang tính ép buộc. Từ đó nó lại tiếp tục tác động đến giáo viên khi thấy tâm lý học sinh không hứng thú học, cứ như vậy giữa giáo viên và học sinh tự tạo ra những rào cản, càng làm cho việc học tập và giảng dạy bộ môn GDCD ngày càng mất dần vị trí và vai trò của nó. - 15 - Trong mỗi giờ học môn GDCD học sinh phải được cuốn hút, lôi cuốn vào các hoạt động tổ chức của giáo viên và cũng chính những nội dung đó mỗi học sinh đều làm chủ các hoạt động một cách tích cực. Từ đó tạo cơ hội cho học sinh tự thể hiện những năng lực, khả năng của bản thân mình, khai thác tối đa kinh nghiệm sống của học sinh, từ đó giúp các em thể hiện rõ và thẳng thắn quan niệm sống của mình như thế nào thông qua nội dung bài học. Chính vì vậy mỗi giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD 12 muốn thu hút, tạo hứng thú tích cực cho học sinh cần nhận thức được rằng không có một phương pháp nào là tối ưu, mà cần vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp trong từng bài học, từng đối tượng học sinh của từng lớp. Trong những phương pháp mà giáo viên sử dụng trong bài giảng, giáo viên cần phải xác định được rằng đâu là phương pháp chiếm ưu thế và tạo nên được sự cuốn hút, thích thú của học sinh vào bài giảng thì giáo viên cần tập trung, nghiên cứu, đầu tư và vận dụng một cách hiệu quả nhất so với các phương pháp đang sử dụng khác. Đây chính là điểm nhấn rất quan trọng trong việc sử dụng phương pháp vào từng bài dạy của bộ môn GDCD. Ví dụ Khi giảng dạy Bài 2: Thực hiện pháp luật của lớp 12 cần xác định được những nội dung cơ bản về kiến thức, về kỹ năng về thái độ để từ đó xác định được phương pháp đúng, phù hợp Về kiến thức: - Người có hành vi tham nhũng là người vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước. - 17 -
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_tap_va_giang_day_noi.doc