Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 tại trường Phổ thông DTNT THPT An Giang bằng các phương pháp dạy học tích cực
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 tại trường Phổ thông DTNT THPT An Giang bằng các phương pháp dạy học tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 tại trường Phổ thông DTNT THPT An Giang bằng các phương pháp dạy học tích cực

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PT DTNT THPT AN GIANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Châu Đốc, ngày 6 tháng 3 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kĩ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ tên: Nguyễn Văn Thọ; Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 10/10/1986 - Nơi thường trú: Lương An Trà – Tri Tôn – An Giang - Đơn vị công tác: Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang - Chức vụ hiện nay: Giáo viên - Lĩnh vực công tác: Giảng dạy bộ môn Lịch sử - Bí thư Đoàn trường II- Sơ lược tình hình đơn vị: - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang thuộc loại trường chuyên biệt của tỉnh An Giang. Trường được thành lập theo Quyết định số 2179/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh An Giang trên cơ sở tách cấp trung học phổ thông từ Trường THPT Dân tộc nội trú An Giang (được thành lập từ năm 1992, tọa lạc tại ấp An Lộc, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Từ tháng 3 năm 2016 trường dời về cơ sở mới tọa lạc tại khóm Châu Thới I, phường Châu Phú B, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Trường có 14 lớp học với tổng số học sinh 453 em. Chất lượng giáo dục liên tục tăng và đạt mức độ cao (7 năm liền tỷ lệ tốt nghiệp THPT 100%, từ năm 2012 đến năm 2018, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học hàng năm dao động từ 60% đến 80%). Xếp loại hạnh kiểm hàng năm đạt từ 95% loại tốt trở lên, xếp loại học lực hàng năm đạt loại Giỏi từ 18 đến 25%, loại Khá từ 55 đến 65%, loại Trung bình từ 15 đến 18%, loại Yếu dưới 1%, không có loại Kém. Nhiệm vụ chính của trường là đào tạo lực lượng cán bộ nguồn trong đồng bào dân tộc thiểu số có đủ trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức, có thể sẵn sàng phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Thuận lợi: Cơ sở vật chất hiện tại của trường được trang bị tương đối đầy đủ; Ban giám hiệu nhà trường quan tâm sâu sát về chuyên môn, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận đoàn thể, tổ chuyên môn trong quản lý học sinh. Phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học hành của con em mình - Khó khăn: Học sinh là người dân tộc Khmer với vốn tiếng Việt còn hạn chế nên tiếp thu kiến thức chậm, thiếu những kĩ năng sống cần thiết; một bộ phận gia đình phụ huynh học sinh đi làm ăn xa nên còn khoán trắng việc giáo dục cho nhà trường Trang 1 học lịch sử với quá nhiều sự kiện, các mốc thời gian, hay các nhân vật lịch sử đã dẫn đến tình trạng học sinh nhầm lẫn kiến thức, học trước quên sau. - Phần lớn học sinh trường dân tộc nội trú là người dân tộc Khmer với vốn tiếng Việt còn hạn chế nên việc đọc, hiểu và tiếp thu kiến thức lịch sử còn rất chậm. Các em chưa có ý thức chủ động tìm hiểu kiến thức trước khi đến lớp nên trong quá trình học tập các em rất thụ động, khi giáo viên đặt câu hỏi các em còn e dè, ngại phát biểu. - Khi giáo viên kiểm tra lại bài cũ, các em học sinh thường không đáp ứng được yêu cầu (các em thường không thuộc hoặc chỉ thuộc ở mức độ đối phó, qua loa), điểm kiểm tra 15 phút lần đầu của học kì I thường thấp với nhiều bài có điểm dưới trung bình. Từ thực trạng trên, tôi quyết định áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào chương trình lịch sử 12 ở các lớp tôi được phân công giảng dạy. Có thể nói, qua gần 03 năm áp dụng, phương pháp này không chỉ góp phần từng bước cải thiện được sự hứng thú của học sinh đối với môn học mà còn tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của học sinh về vị trí, vai trò của môn học. Tất cả những điều đó thực sự là niềm an ủi, là nguồn động viên rất lớn đối với một giáo viên trẻ như tôi, giúp tôi có thêm động lực để tiếp tục thực hiện ý tưởng của mình. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Trong thời đại ngày nay khi công nghệ thông ngày càng phát triển mạnh thì việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng là vấn đề cấp bách và là một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên. Trong quá trình đó các nhà giáo dục, các thầy cô giáo đã không ngừng trăn trở, tìm tòi những cách dạy mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Hiệu quả học tập của học sinh là điều mong muốn của tất cả các thầy cô giáo. Để đạt được kết quả như mong muốn thì trước hết giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy và học sinh cũng phải đổi mới phương pháp học tập của mình. Phương châm đổi mới hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri thức. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong dạy và học Lịch sử đang còn là vấn đề thu hút sự chú ý của toàn xã hội. Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử trong trường phổ thông. Đặc biệt trong thời gian qua, Sở giáo dục và đào tạo An Giang đã có nhiều định hướng đổi mới trong công tác quản lý chuyên môn. Hội đồng bộ môn lịch sử tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ động sắp xếp lại nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp dạy học tích cực chủ động thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Trên thực tế đã xuất hiện nhiều quan niệm, phương pháp dạy và học đáp ứng phần nào những đòi hỏi đó. Tuy nhiên, khoa học luôn đòi hỏi tìm ra những biện pháp, con đường mới để áp dụng vào thực tiễn cho hiệu quả. Vì thế việc tìm ra con đường nhằm nâng cao việc dạy và học lịch sử là điều hết sức quan trong cần thiết trong giai đoạn Trang 3 Đồng thời, nó còn tạo nên không khí thi đua lành mạnh cho học sinh trong quá trình học tập. Tóm lại, việc thiết kế và sử dụng trò chơi lịch sử có thể xem là việc giáo viên hướng dẫn cho học sinh học tập lịch sử dưới hình thức trò chơi. Việc thiết kế và sử dụng các trò chơi đa dạng, dựa trên tài liệu giáo khoa vừa giúp học sinh nhận thức được lịch sử trong sự phong phú và sinh động, vừa tạo điều kiện cho học sinh ôn tập nhiều lần, dưới nhiều dạng khác nhau về những điều đã học; vừa có thể làm cho các em hiểu rộng hơn các tài liệu giáo khoa Qua đó, sẽ kích thích ở các em niềm say mê, hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập. 3.1.2. Các nguyên tắc chung trong thiết kế trò chơi lịch sử. Việc thiết kế và sử dụng trò chơi lịch sử, trước hết, cần tuân theo những nguyên tắc chung sau: - Phải đảm bảo tính mục đích: Khi sáng tạo một trò chơi phải giải đáp được câu hỏi: Trò chơi này dùng để làm gì; giải quyết nhiệm vụ gì; nằm ở phần nào của chương trình. - Phải đảm bảo tính giáo dục: Trò chơi phải góp phần hình thành các phẩm chất cơ bản nhất ở học sinh như: lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, tình tương thân, tương ái, tính thận trọng, chính xác, tinh thần trách nhiệm - Phải đảm bảo tính phát triển: phát triển trí tuệ, phát triển tâm hồn và ý thức của học sinh. - Phải đảm bảo tính hệ thống: Mỗi trò chơi phải đảm bảo sự đồng bộ với nội dung, phương pháp giáo dục của giáo viên, phải có mối liên hệ hữu cơ với các trò chơi trước và sau đó, phải liên hệ chặt chẽ với chương trình và bảo đảm thời gian theo quy định. - Phải đảm bảo tính thực tiễn, gắn bó với đời sống: Trò chơi phải gần gũi với hoạt động sống hàng ngày của học sinh, phải phát triển được những kinh nghiệm đã có và hướng tới những hoạt động tương lai của các em. 3.1.3. Quy trình thiết kế trò chơi lịch sử Một trò chơi lịch sử muốn thiết kế và sử dụng có hiệu quả trong dạy học, đòi hỏi giáo viên phải nắm được quy trình của việc thiết kế trò chơi, gồm: - Xác định mục đích của việc thiết kế trò chơi. - Lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp để thiết kế. - Nắm nguyên tắc thiết kế (tính mục đích, tính giáo dục, tính hệ thống, tính vừa sức) - Biết cách thiết kế phù hợp với nội dung chương trình, phù hợp với đối tượng, nêu yêu cầu đối với người điều khiển, người chơi, tiến trình tổ chức trò chơi, - Tiến hành tổ chức thử nghiệm trên nhiều nhóm đối tượng để xem xét tính khả thi. - Sử dụng khi tiến hành bài học trên lớp cũng như trong hoạt động ngoại khóa. Cơ sở của trò chơi lịch sử phải phù hợp đối tượng, hấp dẫn để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Do đó, giáo viên cũng cần lưu ý một số điểm sau: Trang 5 Bước ba: Giáo viên cho học sinh tự lựa chọn ô chữ hàng ngang tùy thích, sau đó giáo viên đọc câu hỏi và học sinh trả lời. Bước bốn: Sau khi học sinh lần lượt tìm ra các ô chữ hàng ngang, các chữ cái ở ô hàng dọc sẽ xuất hiện trong các ô tô đậm; giáo viên cho học sinh đọc chính xác từ chìa khóa của ô hàng dọc và yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết của mình về từ chìa khóa đó. Bước năm: Giáo viên nhận xét mức độ tham gia của lớp đồng thời tuyên dương những học sinh tham gia nhiệt tình và làm tốt phần thi. Giáo viên có thể khuyến khích điểm cho học sinh làm tốt, Cách thứ hai: Tổ chức hoạt động nhóm. Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (4 đội chơi), công bố luật chơi và cách tính điểm (mỗi câu trả lời chính xác ở ô chữ hàng ngang ghi được 10 điểm, giải được từ chìa khóa ghi được 30 điểm). Bước 2: Tùy điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên dùng bảng phụ (đã chuẩn bị sẵn ô chữ) treo lên bảng hoặc có thể dùng máy chiếu để trình chiếu (nếu giáo viên ứng dụng CNTT). Hoặc có thể phô tô ô chữ cho từng nhóm học sinh. Nếu phô tô thì giáo viên quy định thời gian thực hiện và tổng kết sau khi các nhóm hoàn thành. Bước 3: Giáo viên mời đại diện các nhóm lần lượt lựa chọn câu hỏi và thảo luận theo nhóm, trả lời kết quả hàng ngang đã lựa chọn (nếu đáp án chính xác sẽ ghi được 10 điểm. Nếu đáp án chưa chính xác, đội nào có tín hiệu trả lời trước sẽ giành quyền trả lời và điểm số sẽ thuộc về đội đó nếu trả lời chính xác). Bước 4: Sau khi các nhóm đã tìm ra các ô chữ hàng ngang, giáo viên yêu cầu các nhóm tìm ra từ chìa khóa (tức ô chữ hàng dọc) * Lưu ý: Khi học sinh trả lời các từ hàng ngang thì các chữ cái trong từ chìa khóa sẽ lần lượt xuất hiện trong các ô tô đậm (giáo viên nên xáo trộn các chữ cái) để học sinh khó phát hiện, tạo sự gây cấn đồng thời nhằm phát triển khả năng suy luận lôgic của các em. Nếu sau khi giải hết các ô chữ hàng ngang mà học sinh không tìm ra được từ chìa khóa, giáo viên phải đưa ra câu hỏi gợi ý. Ví dụ: khi tiến hành củng cố bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX (Lịch sử 12 ), giáo viên tạo ô chữ như sau: Ô chữ gồm 7 ô hàng ngang và một ô chữ hàng dọc (7 chữ cái) 1 2 3 4 5 6 7 Trang 7 b. Trò chơi “Các văn bản sai sót” - Chuẩn bị: giáo viên sử dụng những câu nói nổi tiếng và những đoạn trích tài liệu quan trọng trong sách giáo khoa để tạo ra “các văn bản sai sót”. Sao in các “văn bản sai sót” này thành một số bản bằng với số học sinh. - Cách tiến hành: giáo viên nêu thể lệ của trò chơi, trình chiếu văn bản và gọi học sinh điều chỉnh. Khi học sinh trả lời đúng giáo viên có thể lấy đó làm điểm kiểm tra miệng, hoặc cộng điểm thưởng... Để thu hút sự chú ý của học sinh, khi nêu thể lệ trò chơi, giáo viên có thể giới thiệu có đôi chút vui nhộn rằng “các văn bản sai sót” là kết quả làm việc của một anh chàng thợ in nhưng lại tỏ ra lơ đễnh, thiếu kỷ luật và tự rèn luyện kém trong việc xếp chữ, nên giờ đây những học sinh tham gia trò chơi phải sửa chữa và khôi phục những chỗ in sai trong văn bản lịch sử. - Ý nghĩa: Đây là trò chơi có thể tạo hứng thú cho học sinh bởi vì để giải quyết yêu cầu của trò chơi này đòi hỏi các em phải hiểu nội dung các văn bản cụ thể; phải đối chiếu, suy nghĩ, chứ không đơn thuần là nhớ lại. Mặt khác, tiến trình cuộc chơi có thể tạo nên sự hào hứng ở các em. Ví dụ: Sau khi dạy xong bài 18 (SGK Lịch sử 12 - Chương trình Chuẩn), mục I: “Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ”, giáo viên có thể tạo ra các “văn bản sai sót” để kiểm tra: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn độc lập, chúng ta phải nhượng bộ. Nhưng chúng ta càng nhượng bộ thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm chiếm nước ta một lần nữa”. Học sinh phải thay cụm từ in nghiêng trong đoạn văn trên bằng các cụm từ chính xác nhất. c. Trò chơi “Cái còn lại bỏ đi” - Chuẩn bị : giáo viên chuẩn bị khoảng các “bộ niên đại”, mỗi bộ có 4 số (có thể nhiều hơn tùy thực tế kiến thức). Trong đó, 3 số có quan hệ logic với nhau, số thứ tư là một số nào đó, không có quan hệ với các số kia. Các bộ số cần được cấu tạo sao cho việc tìm niên đại bỏ đi không phải dễ dàng, đơn giản, không thể xác định một cách hoàn toàn máy móc mà phải suy nghĩ. - Cách tiến hành: giáo viên yêu cầu học sinh của các nhóm phải xác định một niên đại bỏ đi trong bộ số đó và giải thích được mối quan hệ của 3 niên đại còn lại. Ai làm được nhanh nhất và giải thích được mối quan hệ của 3 niên đại còn lại thì được 1 điểm. Khi chơi, giáo viên trình chiếu từng bộ niên đại để học sinh suy luận trả lời. - Ý nghĩa: Trò chơi này giúp học sinh xác định quan hệ logic giữa các biến cố, hiện tượng khác nhau, tìm ra từ nhiều biến cố đã cho sẵn một biến cố có những dấu hiệu khác. Học sinh còn rèn luyện được kỹ năng xác định nhanh biến cố cụ thể qua niên đại. Mặt khác, trò chơi này còn rèn luyện sự nhanh trí, sự nhạy bén của tư duy. Ví dụ: từ những sự kiện LS của bài 18: “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)”, Khi chơi, giáo viên trình chiếu từng bộ niên đại để học sinh suy luận trả lời. Có thể xây dựng các “bộ niên đại” sau: Bộ số 1: 6/1/1946 - 19/12/1946 - 2/3/1946 - 22/5/1946 Trang 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_day_ho.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử lớp 12 tại trường Phổ thông DT.pdf