Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi truyền hình để củng cố hoạt động học tập tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi truyền hình để củng cố hoạt động học tập tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi truyền hình để củng cố hoạt động học tập tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NAM ĐỊNH (TÊNTRƯỜNG CƠ QUAN, THPT ĐƠN C NGHĨA VỊ CHỦ HƯNG QUẢN) (TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN) BÁO CÁO SÁNG KIẾN (Tên sáng kiến) BÁO CÁO SÁNG KIẾN Tác giả:................................................................... SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH ĐỂ CỦNG CỐ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TÍCHTrình CỰC độ CỦA chuyên HỌC môn: SINH........................................... TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Chức vụ:................................................................. Ở TRƯỜNG THPT Nơi công tác:................................................................... Lịch sử (07)/THPT THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến:........................................................... Họ và tên: Nguyễn Thị Nga Trình độ chuyên môn: Cử nhân Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT C Nghĩa Hưng Nam Định, ngày 27 tháng 8 năm 2020 MỤC LỤC Trang I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN ... 1 1.Cơ sở lí luận 1 2. Cơ sở thực tiễn ... 1 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP . 3 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.3 1.1.Ưu điểm của công tác dạy và học tại trường THPT C Nghĩa Hưng.4 1.2.Hạn chế của công tác dạy và học tại trường THPT C Nghĩa Hưng..4 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến5 2.1. Một số khái niệm5 2.2.Vai trò của lịch sử và môn học Lịch sử..7 2.3. Các quốc gia trên thế giới đều coi trọng môn Lịch sử..11 2.4. Một số trò chơi truyền hình có thể sử dụng ..13 2.4.1. Trò chơi “ Đừng để tiền rơi” .14 2.4.2. Trò chơi “ Ai là triệu phú”.15 2.4.3. Trò chơi “ Nhanh như chớp” 16 2.4.4. Vai trò, ý nghĩa của trò chơi truyền hình .17 2.4.5. Yêu cầu khi sử dụng trò chơi truyền hình 20 3. Thực nghiệm sư phạm .22 3.1. Mục đích thực nghiệm .. .22 3.2. Đối tượng thực nghiệm ...22 3.3. Minh chứng về hiệu quả của sáng kiến..25 4. Kết luận .26 III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI ...27 1.Hiệu quả về kinh tế 27 2. Hiệu quả về xã hôi ...27 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng .28 1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN. 1.Cơ sở lí luận 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Tháng 12/2018, Bộ giáo dục và Đào tạo đã công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới, chỉ ra những khác biệt chủ yếu của chương trình giáo dục mới so với chương trình hiện hành, cụ thể như sau: Chương trình GDPT hiện hành được xây dựng theo định hướng nội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn. Vì vậy, học sinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rất hạn chế. Do đó, Chương trình GDPT mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng. Với bộ môn Lịch sử THPT, cần chú trọng vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy học, đa dạng hóa hình thức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh. Đây là một trong những nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện nhằm nâng cao hoạt động học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên. 1.2. Đặc điểm, mục tiêu của môn học Lịch sử ở trường THPT. Lịch sử cấp THPT là một môn học bắt buộc, được dạy học ở cả 3 lớp (10, 11, 12), là môn học tiếp nối môn Lịch sử ở cấp THCS, đồng thời góp phần quan trọng cho học sinh trong định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, nội dung tri thức lịch sử rất phong phú, đặc biệt là với lớp 12, các nội dung, sự kiện lại có mối quan hệ mật thiết, chằng chéo và phức tạp, cùng với “ tính quá khứ” gây khó khăn trong việc giảng dạy. Nếu không sử dụng các phương pháp dạy học tích 3 giáo viên, còn người học tự giác, tích cực, chủ động biết tự tổ chức điều khiển hoạt động học tập của mình. Đặc thù học tập môn lịch sử của bậc trung học phổ thông là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới từ cổ đến trung, từ cận đại đến hiện đại . Khi học lịch sử thì yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Vì thế bộ môn Lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em. Để học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu, trong giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT giáo viên phải phát huy được tính tích cực của học sinh. Muốn vậy, giáo viên phải tạo được hứng thú học tập của các em, để các em dễ dàng tiếp thu kiến thức mà không bị gò ép. Trong nội dung bài học có tiểu mục có nội dung dễ nhận biết, nhưng có tiểu mục có nội dung trừu tượng khó nhận biết, mà để phát huy tính tư duy của học sinh thì giáo viên là người hướng dẫn, giúp đỡ các em khai thác kiến thức, không nên tự giải thích, thuyết trình kiến thức cho các em. Để làm được việc này thì nên cho các em thảo luận nhóm , các nhóm đọc sách giáo khoa cùng bàn bạc - phân tích - mổ xẻ - so sánh một nội dung ở tiểu mục giáo viên cho câu hỏi thảo luận rồi các em đánh giá, nhận xét và đưa ra câu trả lời cho nội dung trong đó. Với tình huống này các em trong nhóm sẽ tự giải quyết được vấn đề. Các em sẽ tự tin mạnh dạn, thêm yêu mến bộ môn và ham học hỏi nhiều hơn. Các em còn có được sự đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong học tập theo hướng tích cực. Giáo viên hạn chế được phương pháp diễn giải thuyết trình, mang tính áp đặt kiến thức. Sử dụng các trò chơi nói chung, trò chơi truyền hình nói riêng trong dạy học lịch sử đóng vai trò quan trọng. 5 Đa số các học sinh vẫn còn thói quen học vẹt, không nắm sâu được kiến thức vì vậy sẽ mau quên kiến thức cũ, hoặc có nhớ thì cũng không thực sự chính xác các sự kiện lịch sử. Từ thực trạng trên, trong quá trình giảng dạy tại trường THPT C Nghĩa Hưng, tôi luôn tìm tòi các biện pháp để kích thích sự ham học của các em nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Kết hợp với phương tiện dạy học ngày càng hiện đại, một số lớp trong trường đã được các bậc phụ huynh đầu tư ti vi kết nối internet cho các con. Tôi mạnh dạn đưa ra và áp dụng sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đó là “Sử dụng trò chơi truyền hình để củng cố hoạt động học tập tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở Trường THPT” 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1. Một số khái niệm Có nhiều định nghĩa khác nhau về “ trò chơi” và “ trò chơi truyền hình”. Theo tác giả Hà Nhật Thăng- NXB Hà Nội, đưa ra khái niệm: “ Trò chơi là hoạt động vui chơi mang một chủ đề, mang một nội dung nhất định và có những quy định mà người tham gia phải tuân thủ”. Theo từ điển tâm lí học: “ trò chơi là một loại hình hoạt động trong các tình huống có điều kiện mà hoạt động đó hướng tới sự tái tạo và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội được ấn định trong các phương thức tồn tại của các hành động vật chất, trong các đối tượng của khoa học và văn hóa. Qua trò chơi, với tư cách là dạng hoạt động thực tiễn xã hội, các tiêu chuẩn của cuộc sống và hoạt động của con người được tái tạo, việc tuân thủ các tiêu chuẩn đó đảm bảo việc nhận thức và lĩnh hội hiện thực vật chất và xã hội đảm bảo sự phát triển trí tuệ, tình cảm và đạo đức của nhân cách”. Khái niệm “ truyền hình” theo Từ điển Tiếng Việt là quá trình truyền hình ảnh, âm thanh bằng sóng điện vô tuyến. Vậy hiểu thế nào về “trò chơi truyền hình”? 7 Mặc dù chứa đựng nhiều sự kiện bi tráng nhưng bản thân Lịch sử không có lỗi, bởi đó là sự vận hành khách quan, có những sự kiện oai hùng, nhưng cũng có những bi thương, vì đó là không thể khác. Lịch sử là sự trung thực của những sự thật khách quan và không ai có thể chọn lịch sử, mà nhờ lịch sử nên con người và thời đại được định hình. Bác Hồ của chúng ta đã chỉ rõ “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Theo đó, “Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời”. Lịch sử và cuộc sống là một quá trình phát triển biện chứng mà hôm nay phải là sự kế thừa và phát triển của hôm qua và chuẩn bị cho hôm sau. Về phương diện này, lịch sử là cả một kho tàng kinh nghiệm vô cùng phong phú mà con người cần nhận thức để rút ra những bài học. “Ôn cố tri tân” là một nhu cầu của con người đã trưởng thành và có ý thức được cuộc sống và vận mệnh của mình, luôn muốn vươn lên để nhận thức và cải tạo thế giới. Vì thế, có thể khẳng định rằng, có lịch sử mới có tương lai. Học lịch sử để dạy các em biết, tổ tiên ông cha ta đã lập quốc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc như thế nào, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Do đấy, đối với chúng ta, nếu không quan tâm đến lịch sử là có tội với tổ tiên. Theo đó, từ nhận thức dựng lại quá khứ tiến lên nhận thức bản chất của lịch sử, để từ đó khám phá ra những đặc điểm và quy luật phát triển của lịch sử, cung cấp những cơ sở khoa học để hoạch định con đường phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc cũng như của mỗi cộng đồng cư dân trên mọi lĩnh vực. Lịch sử không diễn ra theo một con đường giản đơn và thẳng tắp mà thường gập ghềnh, quanh co, phức tạp. 9 Những tri thức lịch sử trang bị cho chúng ta những kiến thức tinh hoa của văn hóa nhân loại, của dân tộc để học hỏi, giao lưu, hội nhập. Xu hướng toàn cầu hóa hiện nay đã làm cho các quốc gia dân tộc không phân biệt thể chế chính trị xích lại gần nhau. Vì thế, muốn hội nhập phải nói rõ lịch sử dân tộc mình cho thế giới hiểu đúng. Đồng thời, nước ta là nước đang phát triển, cần phải học hỏi kinh nghiệm của các nước khác. Vì vậy, việc tìm hiểu lịch sử nước ngoài, nhất là lịch sử các nước láng giềng trong khu vực, các nước lớn có quan hệ mật thiết với chúng ta để hiểu họ và học hỏi tinh hoa văn hóa của họ là điều không thể thiếu. Kiến thức lịch sử có tác dụng to lớn trong giáo dục các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ truyền thống, bản sắc dân tộc để không bị hòa tan khi hội nhập với thế giới, khu vực. Lịch sử là bản thân những hoạt động xã hội loài người, dân tộc trên tất cả các lĩnh vực với những biểu hiện muôn màu, muôn vẻ, mà nhờ đó con người có thể đúc kết được các kinh nghiệm làm gương cho đời sau. Những bài học kinh nghiệm của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc còn có ý nghĩa sâu sắc trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay. Vì vậy, muốn phát triển đất nước trong điều kiện hiện nay, phải hiểu sâu sắc các bài học kinh nghiệm của quá khứ và phải biết sử dụng những hiểu biết về lịch sử vào thực tiễn sinh động phong phú, đa dạng. Xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc đã cho thấy, Việt Nam là một nước nhỏ, nghèo, lại luôn bị nước lớn chèn ép tìm cách vừa dụ dỗ vừa đe dọa để thôn tính đất nước. Thực tế, lịch sử dựng nước và giữ nước cũng dạy cho chúng ta bài học là ở bất kỳ hoàn cảnh nào, giải quyết nhiệm vụ gì thì yếu tố nhân dân và xây dựng khối đoàn kết toàn dân cũng phải được coi trọng hàng đầu.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tro_choi_truyen_hinh_de_cung_c.doc