Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong bài giảng Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1954-1965

doc 33 trang sk12 24/01/2025 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong bài giảng Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1954-1965", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong bài giảng Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1954-1965

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong bài giảng Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1954-1965
 Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong bài giảng Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai 
đoạn 1954-1965
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Trong dạy học lịch sử hiện nay, việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương (LSĐP) trong 
dạy học lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở 
trường phổ thông nói chung, mục tiêu của bộ môn Lịch sử nói riêng. Thông qua việc sử 
dụng tài liệu LSĐP hoạt động của nhà trường có điều kiện để gắn liền với xã hội, lý luận đi 
đôi với thực hành.
 Sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học còn bồi dưỡng cho các em học sinh (HS) 
những kỹ năng cần thiết trong việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà thực tiễn đang 
đòi hỏi, góp phần rèn luyện và phát triển năng lực học tập, tư duy sáng tạo của HS.
 Lịch sử Việt Nam (LSVN) giai đoạn 1954 - 1965, có nhiều sự kiện liên quan đến 
từng địa phương, có những sự kiện sẽ diễn ra ngay chính địa phương nơi các em sinh 
sống. Do đó, sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử là cần thiết, giúp HS có sự hình 
dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện 
tượng lịch sử. Các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm 
lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Mặt khác, tài liệu LSĐP 
còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS. Mỗi sự kiện LSĐP đều gắn 
liền với từng tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, từ đó gợi cho các em niềm 
tự hào, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước. 
 Qua thực tiễn giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông trong thời gian qua, tôi nhận 
thấy rằng: mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học bộ 
môn Lịch sử vẫn còn nhiều hạn chế, ví dụ như: tài liệu LSĐP sưu tầm lưu giữ trong các 
nhà trường phổ thông còn ít; giáo viên (GV) chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, 
công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng... Nếu có sử dụng cũng chỉ 
dừng ở mức độ minh họa, làm rõ thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức 
cần phải có trong mỗi bài giảng. Thậm chí, các tiết LSĐP được quy định trong chương 
trình thường nằm ở những tiết cuối năm học nên còn bị xem nhẹ, bỏ qua hay giảng dạy 
mang tính chất hình thức; có GV còn sử dụng các giờ học LSĐP để dạy bù, ôn tập. 
Việc sử dụng tài liệu LSĐP chưa nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Lịch sử, chưa 
tạo ra mối gắn kết tình cảm, xác định trách nhiệm của HS đối với quê hương mình.
 Trang 1 Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong bài giảng Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai 
đoạn 1954-1965
 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lí luận: 
 1.1. Mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương
 Quan hệ giữa LSĐP và LSDT là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm 
trong cặp phạm trù “cái chung” (lịch sử dân tộc) và “cái riêng” (lịch sử địa phương). 
Chúng ta đều biết LSĐP là một bộ phận cấu thành có liên quan mật thiết với LSDT. Tri 
thức LSĐP là biểu hiện cụ thể sinh động, đa dạng của tri thức LSDT. Lịch sử của mỗi địa 
phương đều phong phú và có nét độc đáo nhưng đều nằm trong tính thống nhất với lịch 
sử của cả nước. Do đó, nghiên cứu LSĐP sẽ góp phần bổ sung nguồn sử liệu cho việc 
xây dựng LSDT, làm rõ mối quan hệ hữu cơ giữa các địa phương trong mỗi quốc gia. 
Nói như vậy không có nghĩa là một công trình nghiên cứu LSDT là kết quả của phép tính 
cộng đơn giản các cuốn LSĐP. LSDT được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức 
LSĐP đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao.
 Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính địa phương, bởi nó 
gắn liền với một vị trí không gian cụ thể ở một hoặc một số địa phương nhất định. Tuy 
nhiên, những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất qui mô, mức độ ảnh hưởng khác nhau. 
Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng đến một phạm vi nhỏ hẹp của 
một địa phương.
 Nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ ảnh hưởng vượt ra ngoài giới 
hạn địa phương, mang ý nghĩa rộng đối với quốc gia, gắn liền với lịch sử cả nước. Ví 
như, sự kiện quân và dân ta giải phóng tỉnh Ninh Thuận vào ngày 16/4/1975. Bởi, Ninh 
Thuận được giải phóng, thì “lá chắn Phan Rang” tuyến phòng thủ Sài Gòn từ xa của 
địch hoàn toàn bị ta vỡ. Mất Phan Rang, khoảng cách bảo vệ Sài Gòn bị thu hẹp dần, tinh 
thần chiến đấu của ngụy quân, ngụy quyền giảm sút, khả năng phòng thủ ở các vị trí trên 
đường số 1 bị yếu hẳn. Giải phóng được Ninh Thuận đã mở đường để đại quân ta tiến về 
Sài Gòn theo đường số 1, giải phóng Bình Thuận, Bình Tuy và tiến sát Xuân Lộc, uy 
hiếp cánh cửa phía đông của Sài Gòn; thậm chí, có những sự kiện hiện tượng lịch sử xảy 
ra có ảnh hưởng đến lịch sử của nhiều quốc gia. Không chỉ đối với các nhà sử học nói 
chung, mỗi người ở những mức độ khác nhau đều có nhu cầu tìm hiểu về LSĐP của mình 
 Trang 3 Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong bài giảng Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai 
đoạn 1954-1965
 Sử dụng tài liệu LSĐP giúp học sinh hiểu rõ hơn về LSDT, làm cho HS hứng thú 
hơn đối với việc học tập bộ môn Lịch sử. Bởi vì, LSĐP là hình ảnh thu nhỏ, là sự minh 
họa cho LSDT. Lịch sử địa phương không chỉ đóng góp sử liệu quý giá cho việc xây 
dựng LSDT mà còn cụ thể hóa một số điểm cơ bản của LSDT.
 - Về mặt nhận thức:
 Trong dạy học lịch sử Việt Nam, nguồn tài liệu LSĐP có vị trí, vai trò đáng kể đối 
với việc nhận thức của HS về sự phát triển toàn diện, đa dạng LSDT. Sự kiện LSDT nào 
cũng diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian và không gian nhất định, trong đó có 
những sự kiện LSĐP trở thành sự kiện LSDT, như phong trào “Đồng khởi” nổ ra ở Bác 
Ái (2/1959)...; cũng có những sự kiện tuy chưa trở thành những sự kiện lớn của LSDT 
nhưng có tác động, ảnh hưởng nhất định đến LSDT, những sự kiện mà trong đó sự đóng 
góp của nhân dân địa phương góp phần không nhỏ đối với LSDT. 
 Do đặc trưng của bộ môn Lịch sử, để có thể giúp HS khôi phục quá khứ LSDT một 
cách tương đối đầy đủ, toàn diện đòi hỏi GV phải cân nhắc khi lựa chọn các tài liệu trong 
đó có tài liệu LSĐP, nhằm bảo đảm tính khách quan cụ thể, chân thực, sinh động trong 
mỗi giờ lên lớp. Chẳng hạn, để giúp HS có được biểu tượng về anh hùng Pinăng Tắc, ta 
có thể sử dụng tư liệu về tiểu sử anh hùng Pinăng Tắc sau đây: 
 “Pinăng Tắc sinh năm 1902, tại thôn Suối Lỗ, xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh 
Ninh Thuận, là người dân tộc Raglai. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo nhưng ông 
sớm giác ngộ và tham gia cách mạng năm 1945.
 Năm 1954, đế quốc Mĩ thực hiện chính sách xâm lược nước ta, tại Ninh Thuận địch 
dùng vũ lực đàn áp buộc đồng bào các vùng Phước Kháng, Phước Chiến về khu tập 
trung ở Đồng Dày, Bà Râu, Cà Rôm. Pinăng Tắc đã lãnh đạo nhân dân Phước Thành 
phá bỏ ấp chiến lược Bà Râu.
 Lợi dụng địa thế thiên nhiên hiểm trở, Pinăng Tắc đã chỉ huy quân du kích xã 
Phước Bình chặt cây, làm bẫy đá phục kích quân địch. Ngày 10/8/1961, Pinăng Tắc đã 
chỉ huy đoàn quân du kích phục kích giặc Mĩ trên đường đi tuần tiễu, chờ cho chúng đến 
gần chỗ đặt bẫy đá, quân du kích đồng loạt cho sập bẫy, đá trên núi cao đổ xuống, chúng 
hoảng hốt bỏ chạy thì bị tên ná bắn ra, đạp phải chông, mắc bẫy gài sẵn khiến cho cả 
trăm tên giặc phải bỏ mạng. Chiến thắng vang dội đã làm nức lòng quân dân Ninh 
 Trang 5 Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong bài giảng Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai 
đoạn 1954-1965
 Về mặt kỹ năng:
 Cũng như các bộ môn khác ở nhà trường phổ thông, học tập lịch sử là một quá trình 
nhận thức, mỗi cá nhân phải chủ động thực hiện cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn, điều 
chỉnh của thầy giáo. Học tập lịch sử, HS không chỉ dừng ở việc ghi nhớ các sự kiện, điều 
quan trọng là phải hiểu bản chất sự kiện, quá trình lịch sử, rút ra quy luật, tìm kiếm bài 
học từ quá khứ phục vụ cho hiện tại. Vì vậy, dạy học lịch sử cần phát huy tính tích cực, 
sáng tạo từ phía HS.
 Để giúp HS có nhận thức đúng về lịch sử, GV phải tuân thủ con đường hình thành 
tri thức lịch sử cho HS, từ sự kiện cụ thể để tạo biểu tượng lịch sử chính xác, phong phú. 
Đây là cơ sở để hình thành khái niệm, nêu quy luật, rút ra bài học lịch sử. Muốn tạo biểu 
tượng vững chắc cho HS, ngoài sách giáo khoa (SGK), lời nói của GV, cần phải có 
nguồn tài liệu trực quan, tài liệu tham khảo như tài liệu LSĐP. Muốn hiểu sâu sắc lịch sử, 
không thể chỉ dừng ở khâu tạo biểu tượng, sự phản ánh sự kiện lịch sử một cách vụn vặt, 
cảm tính mà cần phải sử dụng tư duy trừu tượng để nhận thức lý tính nhằm tìm ra mối 
dây liên hệ bản chất, xuyên suốt các sự kiện, giúp HS đi từ biết đến hiểu và hiểu sâu sắc 
hơn. Trong quá trình hình thành tri thức lịch sử cho HS, nếu sự kiện được xem là cơ sở 
của nhận thức lịch sử thì tài liệu nói chung (trong đó có tài liệu LSĐP) là cơ sở để hình 
thành các sự kiện lịch sử. Muốn đạt đến trình độ tư duy lý luận, nhất thiết phải phát huy 
tư duy thông qua các thao tác tư duy tương ứng, như so sánh, tổng hợp, phân tích, đối 
chiếu...Ví như, khi giảng các sự kiện liên quan đến phong trào “Đồng khởi” (1959 - 
1960), GV có thể yêu cầu học sinh nắm rõ sự tác động của Nghị quyết 15 của Ban Chấp 
hành Trung ương Đảng đối với phong trào đấu tranh của cách mạng miền Nam. Sau đó 
bằng các thao tác sư phạm cần thiết để huy động tư duy của HS ở mức cao hơn đó là so 
sánh sự tác động của Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với một 
số địa phương cụ thể, để các em giải thích được: Vì sao phong trào này lại nổ ra khắp 
miền Nam nhưng chỉ giành thắng lợi ở một số địa phương tiêu biểu?
 Sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSVN là điều cần thiết nhưng để có được 
những đoạn tư liệu hay, góp phần đắc lực trong việc thực hiện mục tiêu dạy học, đòi hỏi 
GV phải có sự lựa chọn chính xác, cơ bản, có tác dụng giáo dưỡng, giáo dục, phát triển 
 Trang 7 Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong bài giảng Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai 
đoạn 1954-1965
năm 1975, sáp nhập các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh 
Thuận Lâm. Thực hiện Nghị quyết số 19 ngày 20 - 12 - 1975 của Bộ Chính trị về việc 
điều chỉnh việc hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam, tháng 2-1976, Chính phủ Cách mạng 
lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra Nghị định về việc giải thể khu hợp nhất 
tỉnh ở miền Nam Việt Nam. Theo Nghị định này các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận và 
Bình Tuy sáp nhập thành tỉnh Thuận Hải.
 Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 10, tháng 4 - 1992, Thuận 
Hải lại tách ra thành hai tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận. Tỉnh Ninh Thuận có 3 huyện: 
Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải và thị xã Phan Rang - Tháp Chàm. Năm 2000, huyện 
Bác Ái được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Ninh Sơn. Năm 2005, huyện Thuận 
Bắc được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Ninh Hải. Đầu năm 2007, thị xã Phan 
Rang - Tháp Chàm được nâng lên thành phố trực thuộc tỉnh.
 Trong Cách mạng tháng Tám, Ninh Thuận giành được chính quyền vào ngày 21 
tháng 8 năm 1945. Đây cũng là một trong ba tỉnh khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi 
sớm nhất miền Nam (sau Quảng Nam và Khánh Hoà). Nhân dân các dân tộc tỉnh Ninh 
Thuận có quyền tự hào về điều đó.
 Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc (1945 - 1975), nét đặc thù của tỉnh 
Ninh Thuận là ngoài sự đóng góp về sức người, sức của của người Kinh thì ở đây còn có 
sự đóng góp to lớn của đồng bào Chăm, đồng bào Raglai...
 Sau hơn 35 năm giải phóng, đặc biệt là kể từ khi chia tách từ tỉnh Thuận Hải (1992), 
tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều bước tiến vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng 
làm biến đổi sâu sắc trong đời sống xã hội, tạo ra thế và lực cho Ninh Thuận trên chặng 
đường phát triển.
 2.2. Tình hình sử dụng lịch sử Ninh Thuận trong dạy học lịch sử dân tộc (1954 - 
1965) ở trường Trung học phổ thông
 Để có những nhận xét khách quan về việc sử dụng tài liệu lịch sử Ninh Thuận trong 
dạy học LSVN giai đoạn 1954-1965 có thực sự mang lại hiệu quả thiết thực đối với học 
sinh, giúp học sinh nhận thấy lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có sự gắn kết và gần 
gũi, giúp học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức bài học, tạo hứng thú trong mỗi giờ dạy 
 Trang 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tai_lieu_lich_su_dia_phuong_va.doc