Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy thực hành Địa lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên

pdf 17 trang sk12 15/04/2025 280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy thực hành Địa lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy thực hành Địa lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy thực hành Địa lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
 SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN 
 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
 TRONG DẠY THỰC HÀNH ĐẠI LÝ 
Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN 
 1 B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I- CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH. 
 1. Xác định đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi thực hiện: 
 Nghiên cứu nội dung của các bài thực hành yêu cầu về nhận xét bảng số 
liệu, vẽ biểu đồ và nhận xét, sử dụng atlat để nhận xét, giải thích một hiện tượng địa 
lý (chương trình địa lí lớp 12 cơ bản); các phương tiện dạy học cần thiết, tình hình 
học viên các lớp 12 về năng lực, tinh thần, thái độ học tập, đồ dùng học tập; 
nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng thiết bị kĩ thuật hiện đại và 
máy vi tính trong dạy học địa lí ở trường trung học phổ thông – trung tâm GDTX.. 
 Với đề tài này, tôi đã chọn lớp 12 mà tôi đang trực tiếp giảng dạy để thực 
nghiệm. Tôi chia lớp thành hai nhóm: nhóm 1 (nhóm đối chứng) và nhóm 2 (nhóm 
thực nghiệm), trong đó chất lượng của các nhóm là tương đương, phần lớn là học 
sinh có học lực trung bình và yếu. 
 2. Xác định bài dạy và mục tiêu của bài: 
 Mục tiêu của bài dạy chính là cái đích của bài học cần đạt tới một cách cụ 
thể, mục tiêu phải định rõ được các công việc và mức độ hoàn thành của học sinh về 
kiến thưc, kĩ năng, thái độ. Để xác định được mục tiêu, cần phải đọc kĩ sách giáo 
khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của bài và cái đích cần 
đạt tới của mỗi nội dung theo yêu cầu của bài thực hành. 
 Trong số các bài thực hành, tôi xin chọn và trình bày 1 bài tiêu biểu, gồm 
cả ba nội dung thực hành: vẽ biểu đồ, rút ra nhận xét và phân tích bảng số liệu rút ra 
nhận xét, sử dụng atlat địa lý để giải thích một hiện tượng cụ thể. 
 Bài 29 (Chương trình chuẩn) – (Bài 26 – Hướng dẫn dạy học địa lý lớp 12 
Giáo dục thường xuyên). 
Thực hành: 
 Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. 
Mục tiêu của bài thực hành này là: 
- Rèn luyện cho học viên các kĩ năng: 
+ Biết lựa chọn loại biểu đồ phù hợp, tính toán (xử lý số liệu) và vẽ biểu đồ. 
+ Phân tích bảng số liệu để rút ra những nhận xét cần thiết rồi giải thích vê sự 
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. 
- Kiến thức: 
+ Củng số kiến thức đã học về ngành công nghiệp Việt nam. 
+ Bổ sung kiến thức về cơ cấu và sự chuyên dịch cơ cấu ngành công nghiệp. 
 3. Lựa chọn kiến thức và kĩ năng cơ bản của bài học: 
 Việc lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài học là rất cần thiết đối với 
tất cả giáo viên khi thiết kế bài dạy. Yêu cầu lựa chọn kiến thức, kĩ năng cơ bản vừa 
phải đảm bảo tính khoa học lại phải vừa sức đối với học viên, đảm bảo cho học viên 
lĩnh hội kiến thức vững chắc và phát triển toàn diện. 
 Bài thực hành: “Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu 
công nghiệp” gồm có ba bài tập với những kiến thức và kĩ năng cụ thể như sau: 
 3 + Hình 1. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế 
– (tự vẽ). 
+ Hình 2. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ - (tự 
vẽ). 
+ Hình 3. Bản đồ: Công nghiệp chung - (Hình 26.2. Sách giáo khoa địa lý 12 NXB 
giáo dục năm 2008) 
- Máy tính và máy chiếu 
 5. Xác định các hình thức tổ chức dạy học: 
 Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, điều kiện và 
phương tiện, đối tượng dạy học mà lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. Các hình 
thức tổ chức này được phối hợp chặt chẽ trong tiết dạy, phù hợp với từng nội dung 
của bài học. 
 Đối với bài thực hành này, tôi chọn hình thức tổ chức chủ yếu là dạy học 
trong phòng theo đơn vị lớp. 
 6. Xác định các phƣơng pháp dạy học: 
 Phương pháp dạy học có một vị trí quan trọng trong thiết kế bài dạy học, vì nó 
quyết định đến việc thực hiện mục tiêu và chất lượng dạy học. Việc xác định 
phương pháp cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung dạy học, khả năng nhận thức, đặc 
điểm đối tượng học viên, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học. 
 Phương pháp thích hợp để dạy bài thực hành này là: Phương pháp đàm thoại 
 7. Thiết kế các hoạt động dạy học: 
 Căn cứ vào các đơn vị kiến thức cụ thể, phương tiện dạy học hiện có để 
thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp. Vì vậy, bài thực hành này, tôi chọn hai hình 
thức tổ chức hoạt động cho học viên, đó là hoạt động cá nhân/lớp và hoạt động 
nhóm. 
II- CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 
 1. Thiết kế bài dạy và chuẩn bị đồ dùng dạy học: 
 Dựa trên cơ sở các mục tiêu đã xác định, các phương pháp đã lựa chọn, 
giáo viên thực hiện việc thiết kế bài dạy và chuẩn bị các phương tiện cần thiết theo 
kế hoạch. 
 Các nội dung về mục tiêu, phương pháp, phương tiện đã được nêu ở phần 
trên, trong khuôn khổ đề tài này, tôi không giới thiệu toàn bộ phần thiết kế bài giảng 
mà chỉ giới thiệu về các phương tiện cần thiết mình đã chuẩn bị và các biện pháp cụ 
thể trong việc tổ chức thực hiện một số hoạt động dạy học nhằm giúp học viên biết 
cách và làm được bài thực hành theo yêu cầu. 
 Đồ dùng dạy học trong bài 29 (thực hành) gồm: 
 - Bảng số liệu: 
 + Bảng 1. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (Giá 
thực tế - đơn vị: tỉ đồng) - (Bảng 29.1. Sách giáo khoa địa lý 12 NXB giáo dục năm 
2008). 
 5 - Giáo viên hỏi học viên: bảng số liệu là giá trị tuyệt đối hay giá trị tương đối, có 
phải xử lý số liệu không(phải xử lý- tính tỉ lệ %). 
Bước 2. Xử lý số liệu: 
- Tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (chuyển từ 
đơn vị tỉ đồng thành đơn vị %). 
- Yêu cầu học viên nêu cách tính. 
 Giáo viên gợi ý: tính cơ cấu nghĩa là tính tỉ lệ % của các thành phần so với 
tổng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm. 
- Học viên nêu cách tính cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp phân theo thành 
phần kinh tế. 
- GV chuẩn kiến thức : chiếu lên màn hình cách tính: 
 Tỉ lệ % của thành phần = (Số liệu của thành phần : Số liệu tổng số) X 
100%. 
- GV yêu cầu học viên tính tổng số của từng năm và chuẩn kết quả: chiếu lên màn hình 
bảng số liệu 1 trong đó có bổ sung thêm hàng „tổng số” ở cuối bảng, là kết quả vừa tính.. 
 Bảng 1. Giá trị sản xuất phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế) 
 (Đơn vị: tỉ đồng) 
 Năm 
 1996 2005 
Thành phần kinh tế 
Nhà nước 74 161 249 085 
Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể) 35 682 308 854 
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 39 589 433 110 
Tổng số 149 432 991 049 
- Dựa và công thức trên, cho học sinh thay số, tính thử một thành phần cụ thể để làm ví dụ 
(tính tỉ lệ % của thành phần kinh tế Nhà nước so với tổng số năm 1996). 
- Học viên thay số, tính và báo cáo kết quả. 
- Giáo viên chiếu lên màn hình phép tính và kết quả để chuẩn xác. 
 Tỉ lệ % Nhà nước năm 1996 = (74161 : 149 432 ) x 100 = 49,6 % 
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm tính toán, sau 2 
phút, học viên báo cáo kết quả. 
- Giáo viên chiếu bảng (trống số liệu) lên màn hình. 
 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế 
 (Đơn vị: %) 
 Năm 
 1996 2005 
Thành phần kinh tế 
Nhà nước 
 7 - Cho học viên thay số, tính và báo cáo kết quả, giáo viên chuẩn xác kết quả và 
 991049
chiếu lên màn hình kết quả đúng: r = 6,6 = 2,8 lần r1996. 
 2005 149432
 - Giáo viên chiếu kết quả so sánh kích thước biểu đồ dưới hình thức một bảng số 
liệu – cách này dễ hiểu hơn đối với học viên GDTX: 
 So sánh kích thước biểu đồ 
 Năm 1996 2005 
 S 1 (đvdt) 6,6 (đvdt) 
 r 1 (đvbk) 2,8 (đvbk) 
Bước 4. Vẽ biểu đồ: GV yêu cầu học viên: 
 - Nêu quy trình vẽ và đặc điểm của biểu đồ cần vẽ. 
 - GV hướng dẫn cách vẽ (vẽ một hình làm mẫu), tiếp đó giáo viên chiếu biểu 
đồ mẫu đã hoàn thiện (Hình 1) lên màn hình.. 
 - Giáo viên yêu cầu học viên về nhà vẽ tiếp để hoàn thiện yêu cầu bài thực 
hành.. 
 25.1 
 43.7 
 26.5 
 49.6 
 31.2 
 23.9 
 Năm 1996 Năm 2005 
 Nhà nước Ngoài Nhà nước Có vốn đầu tư nước 
 ngoài 
Hình 1. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh 
 tế ở nƣớc ta, năm 1996 và 2005 
 - GV nhắc học viên lưu ý những sai sót thường gặp trong biểu đồ hình tròn 
như chia phần trong hình không đúng tỉ lệ, đảo thứ tự vị trí các phần so với đề ra, 
hay sót đơn vị  
Bước 5. Nhận xét: 
 9 5.4 3,5 
 8.8 
 11.2 17.1 19.7 
 6.9 
 4,.6 
 3.2 
 2,.4 
 5.3 
 49.6 55.6 4,7 
 1.3 0,7 
 1996 
 2005 
 Đồng bằng sông Hồng Tây Nguyên 
 Trung du và miền núi Bắc bộ Đông Nam Bộ 
 Bắc Trung Bộ Đồng bằng sông Cửu Long 
 Duyên hải Nam Trung Bộ Không xác định 
 Hình 2. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp 
 phân theo vùng lãnh thổ. (Đơn vị: %) 
- Yêu cầu học viên đọc kỹ đầu bài. Giáo viên gợi ý cách nhận xét. 
 + Nhận xét chung về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng trong 
hai năm 1996 và 2005. Giáo viên yêu cầu học viên nhận xét tỉ trọng của từng khu 
vực trong năm 1996 khu vực nào chiếm tỉ trọng cao, khu vực nào chiếm tỉ trọng 
thấp; năm 2005 cũng nhận xét tương tự. 
 + Nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng của từng vùng từ năm 1996 đến năm 2005. 
Vùng nào tăng tỉ trọng, vùng giảm tỉ trọng? (Dẫn chứng). 
 Bước 2. 
- Gọi học viên trình bày ý kiến nhận xét, các học viên khác bổ sung, thảo luận. Giáo 
viên nhận xét và bổ sung kiến thức. 
- Giáo viên chuẩn kiến thức, chiếu lên màn hình phần nhận xét chuẩn: 
 Nhận xét: 
- Từ năm 1996 đến năm 2005 cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ 
ở nước ta có sự chuyển dịch: 
 + Những vùng có tỉ trọng tăng là Đồng bằng sông Hồng (tăng thêm 2%), Đông 
nam bộ (tăng thêm 6,2%). Như vậy Đông nam bộ có tỉ trọng tăng nhanh nhất. 
 + Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng (gồm vùng), trong đó giảm nhanh nhất là 
Đồng bằng sông cửu long ( giảm 1,4%). 
- Sự chuyển dịch trên sẽ tạo nên sự phân hoá sâu sắc hơn giữa các vùng. Vì vậy, 
chúng ta cần có nhiều biện pháp để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở những 
vùng còn nhiều khó khăn. 
 11 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_tien_nham_nang_cao_hieu.pdf