Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong đoạn trích “Việt Bắc” nhằm phát huy năng lực học sinh

docx 44 trang sk12 06/10/2024 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong đoạn trích “Việt Bắc” nhằm phát huy năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong đoạn trích “Việt Bắc” nhằm phát huy năng lực học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong đoạn trích “Việt Bắc” nhằm phát huy năng lực học sinh
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
 Xã hội ngày càng phát triển thì việc hình thành các kỹ năng, năng lực để 
đáp ứng những yêu cầu phát triển đó càng trở nên quan trọng và cần thiết, nó trở 
thành một trong những vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội nói chung và trong 
hệ thống giáo dục nước nhà nói riêng. Sứ mệnh người thầy không đơn giản chỉ 
là truyền đạt kiến thức mà phải phát huy được năng lực, đánh thức khả năng tìm 
tòi, sáng tạo của học sinh. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ 
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, 
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền 
thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, 
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ 
năng, phát triển năng lực.
 Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức 
kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, nhằm đáp ứng 
hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng 
lực thể hiện sự vận dụng kết hợp nhiều yếu tố (phẩm chất, kiến thức và kỹ năng) 
được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại 
công việc nào đó. Năng lực có các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi 
công dân đều cần phải có đó là các năng lực chung cốt lõi. Năng lực cốt lõi bao 
gồm những năng lực cơ bản: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng 
lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, 
năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng 
lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.
 Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, nó mang đặc thù riêng của môn 
học, do đó các năng lực chuyên biệt: năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập 
văn bản - năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ là những năng lực đóng 
vai trò quan trọng trong việc xác định các nội dung dạy học của môn học.
 1 Giờ dạy học Ngữ văn theo lối mòn thường tạo cảm giác nặng nề, nhàm 
chán. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh 
vào một giờ học Ngữ văn không chỉ mang lại bầu không khí mới, sự sôi nổi cho 
giờ học mà còn giúp cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn, đạt hiệu quả cao. Học 
sinh hoàn toàn chủ động và thể hiện sự sáng tạo của mình, không bị gò ép trong 
khuôn khổ và hứng thú với bài học.
 Thực tế dạy học của dự án đã chứng minh, học sinh đã có tư duy sáng tạo, 
đã biết vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau và kiến thức trong đời 
sống xã hội để giải quyết những vấn đề trong tác phẩm văn học, trong học tập 
cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
 Từ cách dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh, gắn văn học với 
thực tiễn đời sống, vận dụng vào cuộc sống một cách tự nhiên chứ không gượng 
ép khô khan. Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học trong bài để giải quyết các 
tình huống thực tiễn.
 Những tiền đề lý luận và thực tiễn nói trên chính là lý do để tôi chọn đề tài:
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong đoạn trích “ Việt Bắc” nhằm phát 
huy năng lực học sinh.
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
 Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong đoạn trích “ Việt Bắc” nhằm 
phát huy năng lực học sinh.
3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Nguyễn Thị Anh
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường PT DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc.
 - Số điện thoại: 0986056782; Email: nguyenanhdtnt@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Anh
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: áp dụng trong giảng dạy Ngữ văn cho học sinh 
khối 12 ở trường Trung học phổ thông.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 17 tháng 
10 năm 2020.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 3 mới song chỉ dừng lại ở hình thức, chưa đi sâu vào thực chất nhằm giúp khai 
thác kiến thức một cách có chiều sâu; việc hiểu hết bản chất của nhóm năng lực 
chung và năng lực chuyên biệt ở môn Ngữ văn ở một vài giáo viên vẫn còn hạn 
chế.
 + Về phía học sinh: Là con em các dân tộc thiểu số lại ở nội trú nên việc 
tiếp cận và tìm tòi những thông tin thời sự phục vụ cho bài học còn hạn chế. Một 
số học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực trong việc tìm 
tòi nghiên cứu bài học nên chưa đảm bảo các năng lực cần thiết.
2. Định hướng chung.
 Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý 
tích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết 
vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn 
hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập 
trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý 
nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những 
tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ 
đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
 Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học các 
môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:
 - Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành 
và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm 
thông tin), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo 
của tư duy.
 - Có thể lựa chọn một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương 
pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương 
pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc: Học sinh tự mình hoàn thành 
nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
 - Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với hình thức dạy học. Tùy 
theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ 
chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; trong lớp học, ngoài lớp học Cần
 5 sắc của bất kì tác phẩm văn học cùng thể loại với các tác phẩm đã được học trong 
chương trình.
 - Trên thực tế, học sinh chỉ mới nắm bắt được nội dung kiến thức của các 
tác phẩm dưới sự hướng dẫn và truyền thụ của giáo viên. Đối với những tác 
phẩm chưa được học (Dù cùng thể loại, chủ đề với các tác phẩm đã học) các em 
không thể tự mình khai thác.
 - Nguyên nhân: Trong quá trình giảng dạy văn bản, giáo viên chỉ mới chú 
trọng về mặt kiến thức, chưa cung cấp và hướng dẫn cho học sinh phương pháp 
tìm hiểu khai thác văn bản.
 - Phương pháp hình thành và phát triển năng lực: Trong các tiết dạy văn 
bản, bên cạnh kiến thức, kĩ năng còn phải chỉ ra và hướng dẫn cho học sinh 
phương pháp đọc hiểu văn bản theo thể loại, chủ đề.
 Ví dụ: - Hình thành và phát triển năng lực đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại:
 - Hình thành năng lực đọc – hiểu thơ trữ tình hiện đại:
3.2. Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ
 - Đây là khả năng phát hiện ra cái đẹp trong tác phẩm văn học, cảm nhận, 
xúc động trước cái đẹp đó bằng những rung cảm chân thành, từ đó hình thành 
thế giới nội tâm phong phú.
 - Để hình thành và phát triển năng lực này cho học sinh, trước hết trong quá 
trình dạy giáo viên phải biết giảng điểm. Sẽ điểm vào những chi tiết trọng tâm, 
những tín hiệu nghệ thuật, những điều học sinh hiểu hời hợt hoặc không ngờ để 
gây ấn tượng mạnh mẽ, bừng dậy trong nhận thức, trong tâm hồn các em sự 
ngạc nhiên, hứng thú từ đó phấn khởi, tự tin đi tìm, khám phá những điều mới 
lạ khác trong tác phẩm.
 - Trên thực tế, mỗi giờ văn thường chật vật về thời gian. Nguyên nhân là do 
giáo viên muốn hướng dẫn học tìm hiểu hết các nội dung kiến thức trong văn bản. 
Điều đó không sai nhưng tạo nên sự ôm đồm, dàn trải, thiếu trọng tâm, bài dạy 
không có điểm nhấn. Cần phải giảng điểm - tức là những kiến thức mà học sinh 
có thể đã biết qua việc soạn bài, qua thảo luận nhóm thì không đi sâu giảng lại,
 7 3.4. Năng lực thực hành ứng dụng
 - Đây là khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải 
quyết nhiệm vụ học tập, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết các vấn đề 
trong thực tiễn.
 - Để hình thành và phát triển năng lực này cho học sinh, cần phát triển 
được ý tưởng sáng tạo: Vẽ tranh minh họa, hát, ngâm thơ, đóng kịch.
 - Từ các bài học, giáo viên giúp cho học sinh nhận ra được tác dụng của 
những tri thức đó đối với cá nhân mình, đối với cuộc sống.
4. Thực nghiệm
* Đối tượng: Học sinh trường Phổ Thông DTNT cấp 2-3 Vĩnh Phúc.
 - Lớp: 12A1
 - Số lượng: 26 học sinh.
* Thời lượng: 01 tiết học (tiết 21) với thời gian 45 phút.
 9 2. Năng lực riêng:
 - Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức,
 - Năng lực đọc - hiểu, giải mã văn bản,
 - Năng lực sáng tạo, năng lực tạo lập văn bản,
 - Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống
 - Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
 - Năng lực thưởng thức Văn học/cảm thụ thẩm mỹ
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học
III. Chuẩn bị của học sinh
 Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài; Soạn bài theo hệ 
thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài; Tìm hiểu kiến thức và làm bài tập cô 
giáo yêu cầu khi về nhà. Các sản phẩm chuẩn bị được giao (thực hiện hoạt động 
cá nhân và hoạt động nhóm trong dạy học dự án)
IV. Hướng dẫn tổ chức hoạt động của học sinh
1. Hướng dẫn chung
 - Giáo viên dùng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để giúp học 
sinh nắm được vấn đề trọng tâm của bài học.
 - Học sinh hình thành kỹ năng đọc - hiểu văn bản.
2. Hướng dẫn cụ thể cho từng hoạt động
2.1. Hoạt động khởi động
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm bằng các bức tranh đã chuẩn bị sẵn
 + Ý tưởng thiết kế hoạt động: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh vào bài
học.
 + Nội dung hoạt động: Cho học sinh trả lời câu hỏi sau khi xem tranh và
các câu hỏi gợi dẫn.
 + Phương pháp tổ chức dạy học: Giáo viên nêu câu hỏi và gợi mở sau khi 
học sinh trả lời.
 + Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, tranh
 + Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
 11 Là một tỉnh thuộc vùng Đông bắc bộ Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 162km- 
 Nơi có hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam?
Là một tỉnh miền núi ở vùng Đông bắc Việt Nam với địa hình đồi núi chiếm 
 hơn 80% diện tích cả tỉnh, nơi có đỉnh Mẫu Sơn với độ cao 1541m?
 13 Là một tỉnh thuộc vùng Đông bắc bộ, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 75km, 
 nổi tiếng với đặc sản chè Tân Cương?
 Học sinh: Suy nghĩ, trả lời (Giáo viên: Quan sát, hỗ trợ học sinh). 
 Giáo viên nhận xét, đưa ra đáp án đúng:
 + Cao Bằng.
 + Bắc Kạn.
 + Lạng Sơn.
 + Hà Giang.
 + Tuyên Quang.
 + Thái Nguyên.
 Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về đặc điểm địa hình 06 tỉnh mà chúng ta 
vừa tìm hiểu?
 Học sinh: Suy nghĩ, trả lời (Giáo viên: Quan sát, hỗ trợ học sinh).
 + Giáo viên nhận xét, đưa ra đáp án đúng:
 Đặc điểm chung của 06 tỉnh nói trên là địa hình rừng núi âm u, có mạng 
lưới sông suối dày đặc. Là căn cứ kháng chiến- khu giải phóng Việt Bắc .
 + Giáo viên dẫn dắt vào bài:
 15 Bước 2: Báo cáo kết quả
 Học sinh: Trình bày, báo cáo kết quả 
 Giáo viên: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
 Học sinh nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
 * Giáo viên nhận xét chung, chuẩn hóa kiến thức :
 - Tên gọi Việt Bắc có từ năm 1940 sau khởi nghĩa Bắc Sơn.
 - Khu giải phóng Việt Bắc gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, 
Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
 - Địa hình rừng núi âm u, có mạng lưới sông suối dày đặc. Là căn cứ kháng 
chiến, quê hương cách mạng.
 - Các học sinh khác nhận xét về câu trả lời.
 + Sản phẩm: Học sinh nắm được những đặc điểm lớn về khu căn cứ địa 
Việt Bắc bao gồm: Tên gọi, vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, vai trò to lớn của 
Việt Bắc đối với cách mạng Việt Nam.
 * Giáo viên nhận xét chung, chuẩn hóa kiến thức về hoàn cảnh sáng tác 
của bài thơ “ Việt Bắc”.
 - Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954), hiệp định Giơnevơ về 
Đông Dương được ký kết, hòa bình được lặp lại, một trang sử mới của đất nước 
và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra.
 - Tháng 10 - 1954, Trung ương Đảng và chính phủ rời căn cứ địa cách 
mạng Việt Bắc về Hà Nội.
 - Nhân sự kiện lịch sử trọng đại này, Tố Hữu đã cho ra đời bài thơ Việt Bắc. 
Bài thơ đã có vinh dự được lấy làm tên chung cho cả tập thơ “Việt Bắc” một 
đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ ca Việt Nam 
thời kỳ kháng chiến chồng Pháp.
 Sản phẩm mong đợi: Học sinh nêu được hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của 
bài thơ.
 * Giáo viên nhận xét chung, chuẩn hóa kiến thức kết cấu và sắc thái tâm 
trạng của bài thơ?
 17

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_t.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong đoạn trích “Việt Bắc” nhằm phát huy.pdf