Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm Geogebra trong dạy Toán tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 trường THPT Võ Thành Trinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm Geogebra trong dạy Toán tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 trường THPT Võ Thành Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm Geogebra trong dạy Toán tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 trường THPT Võ Thành Trinh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THPT Võ Thành Trinh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Giang, ngày 14 tháng 02 năm 2019 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I. Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Trang Nam, nữ: Nữ - Ngày tháng năm sinh: 26/10/1986. - Nơi thường trú: Xã Khánh Hòa Huyện Châu Phú Tỉnh An Giang. - Đơn vị công tác: Trường Trung học phổ thông Võ Thành Trinh. - Chức vụ hiện nay: Giáo viên. - Trình độ chuyên môn: Cử nhân Toán. - Lĩnh vực công tác: Dạy Toán, kiêm nhiệm. II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu, của giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong tổ và trong nhà trường. - Đa số học sinh có ý thức học tập tốt, được sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh trong suốt quá trình học tập. - Hệ thống cơ sở vật chất đủ điều kiện để phục vụ cho việc dạy ứng dụng công nghệ thông tin. 2. Khó khăn: - Trình độ học sinh ở các lớp chưa đều, còn khá nhiều học sinh yếu. 1 Trong lĩnh vực giáo dục nói chung, sự xuất hiện của nhiều phần mềm ứng dụng giúp khả năng tư duy của người dạy và người học đạt đến trình độ cao nhất có thể, những phần mềm hỗ trợ việc dạy và học môn Toán cũng xuất hiện không ít, và trong đó một công cụ mới và đắt lực mà chúng tôi nhận thấy hiện nay chính là phần mềm Geogebra, có thể nói đây là trợ thủ đắc lực cho giáo viên trong việc giảng dạy một số nội dung có liên quan đến “hình học động”, những hình ảnh mà trước đây thế hệ chúng tôi chỉ có thể nhìn thấy trong tưởng tượng của mỗi cá nhân, chưa được đồng bộ một cách chính xác mà chỉ có thể hiểu theo cách riêng cuả mỗi người. Đến thời điểm hiện tại, giáo dục của nước ta không ngừng đổi mới từ phương pháp giảng dạy đến hình thức thi cử, đòi hỏi người học phải tiếp thu kiến thức nhanh chóng và chính xác, những nội dung liên quan đến “hình học động” cần có một sự mô tả rõ ràng từ phía giáo viên để người học có thể hình thành kiến thức một cách chân thực nhất từ những hình ảnh đó. Và đáp ứng những nhu cầu đó, một số chuyên gia về lĩnh vực phần mềm đã cho ra đời công cụ Geogebra giúp hỗ trợ giảng dạy môn Toán hiệu quả nhất. Việc khai thác và sử dụng các phương tiện dạy học luôn là một việc vô cùng quan trọng đối với giáo viên, nó làm tăng đáng kể hiệu quả giảng dạy. Phương tiện dạy học, từ những tài liệu in ấn và những đồ dùng dạy học đơn giản cho đến những phương tiện kỹ thuật hiện đại như thiết bị nghe, nhìn, công nghệ thông tin và truyền thông. Giúp thiết lập những tình huống chứa đựng ý đồ sư phạm, tổ chức hoạt động học tập giảng dạy và giao lưu giữa giáo viên và học sinh. Đặc biệt là việc ứng dụng phần mềm dạy học đang được sử dụng rộng rãi vào quá trình giáo dục ở nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng thu được kết quả cao. Với mục tiêu cho người học nhìn ảnh những hình ảnh trực quan sinh động mà trước đây chưa từng thấy, nhằm phát huy tối đa khả năng tư duy của người học chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Sử dụng phần mềm Geogebra trong dạy Toán tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 trường THPT Võ Thành Trinh”. 3.1.2. Cơ sở lí luận Hiện nay, các em học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức đặc biệt là môn Toán, chỉ tính riêng chương trình Giải Tích 12 cơ bản, học sinh phải trải qua việc vẽ đồ thị của các hàm số từ đơn giản đến phức tạp, hình ảnh về sự tương 3 Cơ sở thực tiễn: Ngoài những lí luận nêu trên, với điều kiện học tập và cơ sở vật chất hiện nay của nhà trường, chúng tôi hoàn toàn có thể thực hiện giảng dạy bằng công nghệ thông tin một cách dễ dàng. Hầu hết các phòng học của nhà trường đều trang bị tivi để giáo viên trình chiếu các hình ảnh bằng các phần mềm hỗ trợ, có thể thực hiện dạy ứng dụng công nghệ thông tin mọi lúc khi cần thiết, đó là điều tuyệt vời để giáo viên và học sinh cùng nhau học tập và liên tục cập nhật những ứng dụng mới có liên quan đến giáo dục để phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy cũng như việc phát triển những tài năng tương lai của đất nước. 3.1.3. Mục đích nghiên cứu - Xây dựng công cụ hỗ trợ giảng dạy các bài toán về “hình học động” tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời đáp ứng cho kì thi Trung học phổ thông quốc gia. - Làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến kiến thức học sinh đang được học. - Xây dựng hình ảnh trực quan sinh động trong việc tiếp thu kiến thức mới cho học sinh. - Làm tăng hứng thú học tập cho học sinh thông qua các mô hình có màu sắc đẹp mắt, có thể nhìn thấy một số đối tượng chuyển động như điểm, đường thẳng, hoặc mặt phẳng, việc tạo thành các khối tròn xoay trong bài toán về thể tích - Học sinh tự mình thấy được những hình ảnh trừu tượng, từ đó giúp các em tự tin hơn trong việc tiếp thu kiến thức hình không gian. - Rèn luyện khả năng tư duy và năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn. - Tạo động lực để các em học sinh tự tin khi giải toán, nâng cao chất lượng dạy và học. - Đáp ứng nhu cầu học tập trong giai đoạn mới. - Tạo ra nền tản kiến thức bền vững cho các em trong việc phát triển tư duy về Toán học. 3.1.4. Phương pháp nghiên cứu a. Nghiên cứu lí luận Nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo Toán, sách hướng dẫn sử dụng phần mềm Geogebra, cách thiết kế công cụ giảng dạy trên phần mềm Geogebra quá trình chỉnh lí sách giáo khoa Toán phổ thông qua các giai đoạn, nghiên cứu các 5 tiếp. Vì thế, GeoGebra có thể xử lý biến số, vectơ và điểm, tìm đạo hàm và tích phân của hàm số và đưa ra những lệnh như Nghiệm hay Cực trị. GeoGebra là phần mềm miễn phí. Trong tương lai, đây là phần mềm sẽ được sử dụng trong nhiều trường phổ thông của Việt Nam, thay thế các phần mềm thương mại như Geometry Cabri, Geometer's Skethpad. Hơn nữa, nó dễ dàng được sử dụng cho các ứng dụng web (như các GeoGebra Applets) mà không cần quan tâm đến vấn đề bản quyền. Một giao diện điển hình của Geogebra Mặc dù thoạt nhìn, đây có vẻ là một ứng dụng phức tạp nhưng lợi thế của nó so với các ứng dụng tương tự khác đó là: cung cấp nhiều đối tượng được liên kết chặt chẽ. Mục đích của việc thiết kế ra GeoGebra đó là hỗ trợ kết nối hình học, đại số và các yếu tố toán học khác theo một cách tương tác và chặt chẽ hơn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các điểm, vectơ, đường thẳng, hình tam giác, hình nón, vv. Bên cạnh đó, GeoGebra còn cho phép người dùng trực tiếp nhập và thao tác các phương trình toán học và tọa độ. Với tất cả những đặc điểm trên, GeoGebra hiện đang là một trong những phần mềm toán học được yêu thích nhất trên thế giới và đã nhận được nhiều giải thưởng quý giá. Nó đã mang lại những cải tiến và tiến bộ vượt bậc trong quá trình giảng dạy và học tập của học viên trên toàn thế giới. 7 Thời gian thực hiện sáng kiến: năm học 2018 -2019 trên lớp 12C2 trường THPT Võ Thành Trinh. d. Bi n pháp tổ chức Đặt vấn đề ở mỗi bài giảng về sự hình thành những hình ảnh có thể xuất hiện trong từng bài học cụ thể. Khảo sát sự hình thành ý tưởng về những hình ảnh mà học sinh phải học trong từng bài, từng chương. Thực nghiệm, cho học sinh quan sát hình ảnh “hình học động” bằng phần mềm geogebra tạo ra hứng thú học tập và chính xác hoá ý tưởng hình ảnh trong suy nghĩ của các em. Cụ thể: Hỗ trợ dạy học định lý toán học Quy trình dạy học định lý toán học với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra gồm các bước như sau: Tiếp cận định lý: Trước hết, giáo viên gợi động cơ, sự tò mò, động viên và thu hút học sinh. Thiết lập mục đích dạy học, gợi lại kiến thức cũ liên quan đến nội dung dạy học. Tiếp theo, giáo viên đưa ra các ví dụ ở dạng động, trực quan và yêu cầu học sinh quan sát các ví dụ và thực hiện các hoạt động sau: + Quan sát, đo đạc, thử nghiệm trên các ví dụ hoặc phản ví dụ. + Phân tích, so sánh, phân loại, tìm tòi, tìm kiếm và đưa ra các dự đoán về hướng giải quyết bài toán. Phát hi n a định lý, tạo đ ng cơ chứng minh: Nếu học sinh sử dụng phần mềm để tạo ra đối tượng và sau đó cho đối tượng thay đổi mà vẫn giữ nguyên các giả thiết ban đầu thì có thể sẽ phát hiện được những bất biến chứa ẩn trong đối tượng trên cơ sở quan sát trực quan. Đây chính là quá trình học sinh thể hiện năng lực quan sát để tìm và dự đoán. Mặt khác, học sinh có thể sử dụng các công cụ của phần mềm GeoGebra để kiểm tra ngay dự đoán đó. Đây chính là quá trình trợ giúp học sinh phát hiện ra định lý. Việc phát hiện ra định lý có thể hoặc học sinh tự mình khám phá và phát hiện ra định lý hoặc học sinh phát hiện ra định lý thông qua một số bước kiểm nghiệm theo sự định hướng của giáo viên. 9 tương giao giữa các đồ thị, giữa đường thẳng và đường cong hoặc giữa các đồ thị của các hàm số có chứa dấu giá trị tuyệt đối. Nó hạn chế rất nhiều về mặt kỹ thuật vẽ hình và thời lượng giảng dạy. Để giải quyết những khó khăn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện ý tưởng giảng dạy như sau: Trước hết, giáo viên cần hướng dẫn chi tiết cách vẽ các loại đồ thị theo phương pháp tự luận trước đây, sau khi học sinh đã nắm vững các ý tưởng và thực hành vẽ được các loại đồ thị cơ bản, giáo viên mới đưa vào giảng dạy sự tương giao đồ thị hàm số bằng phần mềm Geogebra nhằm tiết kiệm thời lượng và tạo hứng thú học tập giải toán nhanh chóng cho học sinh. Các dạng toán thường gặp về sự tương giao nhất thiết phải có hình ảnh minh hoạ trực quan để học sinh thấy và tư duy hình ảnh chính xác. Bài toán 1: Sự tương giao giữa hàm số bậc ba y ax32 bx cx d C và một đường thẳng y mx n d . Để minh hoạ rõ nét mối quan hệ giữa hai đồ thị hàm số và biện luận số nghiệm của phương trình ax32 bx cx d mx n , ta lần lượt thao tác trên công cụ Geogebra đã được thiết kế sẵn như sau: Hộp nhập dữ liệu cho hàm số Thanh trượt Hộp nhập dữ liệu cho hàm số 11 Hộp nhập dữ liệu cho hàm số Hộp nhập dữ Thanh trượt liệu cho hàm số Hộp ẩn hiện Hộp ẩn hiện ax b Bài toán 3. Sự tương giao của hàm nhất biến f x ad bc 0 và cx d đường thẳng g x mx n. Tương tự như hai bài toán trên, ta thao tác tương tự cho hàm nhất biến , đối với hàm này có xuất hiện thêm hai đối tượng mới là hai đường tiệm cận, tuy nhiên, ta chỉ cần nhập các hệ số tương ứng a,b,c,d đồ thị sẽ tự động hiển thị hai đường tiệm cận, các thao tác còn lại hoàn toàn tương tự như hai bài toán trên. Công cụ này hỗ trợ rất hiệu quả và tiết kiệm thời gian đối với việc vẽ đồ thị của các hàm nhất biến hoặc các hàm nhất biến chứa dấu giá trị tuyệt đối. 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phan_mem_geogebra_trong_day_to.pdf